Huy động vốn từ tiền gửi dân cư mà chủ yếu là TGTK là nghiệp vụ truyền thống của các NHTM Việt Nam, nguồn vốn này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng. Chính vì TGTK có vị trí đặc biệt quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động nên thời gian qua, Chi nhánh NH NNO &
PTNT Láng hạ đã đưa ra các biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa nguồn vốn này.
Với đặc điểm kinh tế trên địa bàn chủ yếu là sản xuất, kinh doanh, người dân có thu
nhập cao…. nên đây trở thành điều kiện thuận lợi để chi nhánh có thể tăng khối lượng nguồn vốn huy động cao hơn.
Tuy nhiên, làm được như vậy không phải là dễ, để có thể huy động nguồn vốn này đạt hiệu quả cao thì đòi hỏi Chi nhánh phải không ngừng hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ huy động vốn như: mở thêm địa bàn huy động, đầy mạnh công tác tuyên truyền quảng cáo, các cách thức huy động vốn với các loại thời hạn và các mức lãi suất khác nhau để khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng mỗi khi đến giao dịch với ngân hàng.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn từ dân cư
ĐV: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Vốn huy động (VHĐ) 5321 7275 6463 7071
Tiền gửi dân cư 1775 2367 2075 2465
% so cùng kỳ 133% 88% 119%
Tỷ trọng/VHĐ 33% 33% 32% 35%
Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp, Chi nhánh NH NNO & PTNT Láng Hạ
Qua số liệu của 4 năm từ 2006 – 2009 cho ta thấy, nguồn vốn huy động từ dân cư đóng một vai trò rất quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh, tỷ
trọng của nguồn này luôn chiếm tới hơn 30%. Năm 2009 tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động là 35% tăng so với cùng kỳ năm 2008 . Điều này nói lên sự nỗ
lực rất lớn của CBCNV Chi nhánh, trong điều kiện kinh tế vẫn còn khó khăn do dư âm của cuộc khủng hoảng tài chính, tỉ lệ thất nghiệp còn cao, người dân thắt chặt chi tiêu để đảm bảo những nhu cầu thường ngày tối thiểu chứ chưa nói đến việc gửi tiết kiệm… nhưng Chi nhánh vẫn đảm bảo thu hút được một lượng tiền gửi từ dân cư khá
lớn, là nhân tố quan trọng giúp Chi nhánh có nguồn vốn để tiếp tục duy trì hoạt động của mình trong điều kiện khó khăn.
Nhược điểm của TGTK là có lãi suất huy động bình quân cao, kỳ hạn gửi thường ngắn (kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng) nhưng kỳ hạn trung bình lại dài, tính ổn định cao, là nguồn chính để ngân hàng cho vay trung và dài hạn và tăng hệ số sử dụng vốn.
Cũng như các ngân hàng trên địa bạn có tỷ trọng tiền gửi dân cư có xu hướng tăng về
quy mô, cơ cấu như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương… nguồn tiền gửi của dân cư tại Chi nhánh NH NNo & PTNT Láng Hạ có xu hướng tăng. Điều này đã làm tăng khả năng sử dụng vốn, khả năng dịch chuyển kỳ hạn dư nợ, kết quả kinh doanh và sức cạnh tranh của NH NNO & PTNT Việt Nam.
Tiền gửi dân cư gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn:
- Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng có thể gửi nhiều lần và
rút ra bất cứ lúc nào. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản này để chi trả cho người thụ hường về tiền hàng hóa, cung ứng lao vụ. Mục đích chính của người gửi tiền là sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện thanh toán thông qua ngân hàng và do vậy nó thường được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán.
- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng được rút ra sau một thời gian nhất định từ một vài tháng đến một vài năm. Mục đích của người gửi tiền là lấy lãi và ngân hàng có thể chủ động kế hoạch hóa việc sử dụng nguồn vốn này vì tính thời hạn của nguồn vốn.
Bảng 4: Kết cấu tiền gửi dân cư ĐV: Tỷ đồng Năm
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi dân cư 2367 2057 2465
Tiền gửi KKH 208 9% 96 5% 119 4,8%
Tiền gửi có KH 2159 91% 1961 95% 2346 95,2%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết các năm 2007, 2008 , 2009
Qua 3 năm 2007, 2008, 2009 ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số tiền gửi dân cư, tỷ trọng của nó ngày càng giảm xuống từ 9% năm 2007 chỉ còn 4,8% năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng lên và chiếm tỷ
trọng ngày càng lớn trong tổng tiền gửi dân cư, năm 2007 là 91%, năm 2008 là 95%
và đến năm 2009 con số này đã lên tới 95,2%. Điều này có lợi cho ngân hàng bởi vì
ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn.Tiền gửi có kỳ hạn được người dân ưa chuộng
đích gửi tiển để hưởng lợi nhuận, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác.
Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, tỷ trọng nguồn TGTK có kỳ hạn của Chi nhánh tăng qua các năm song cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khi đời sống, thu nhập của dân cư cao hơn, họ có điều kiện để tích luỹ và do đó nguồn tiền gửi của họ vào ngân hàng tăng lên. Nhưng đồng thời, nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mang đến những cơ hội đầu tư mới cho cả những người dân với số vốn không nhất thiết phải thật lớn. Thêm vào đó, ngày càng có thêm nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn cùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ dân cư của Chi nhánh cần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnh cho ngân hàng và giữ thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế.