2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng công thương Chương Dương
2.2.1 Phân tích thực trạng của hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ
2.2.1.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn được coi là một trong những hoạt động quan trọng của bất kỳ một ngân hàng nào. Đặc biệt, nguồn vốn huy động từ dân cư cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong những năm vừa qua, Ngân hàng công thương Chương Dương không ngừng phát huy các sản phẩm đã có mà còn đưa ra những loại hình sản phẩm mới để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với yêu cầu của mình. Ví dụ như, đối với sản phẩm tiền gửi tiết kiệm truyền thống (tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm VNĐ) Ngân hàng đã luôn luôn thay đổi lãi suất, đa dạng về kỳ hạn, giá phí cạnh tranh…Ngoài ra, Ngân hàng còn đưa ra các sản phẩm gắn với cơ cấu giải thưởng hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền. Gần đây thị trường tiền tệ có nhiều biến động, đồng đôla của Mỹ mất giá so với đồng tiền của các nước. Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã giảm mức lãi suất từ 5% xuống còn 3,2 đến 3,5% đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng giảm lãi suất của ngân hàng và cuộc chạy đua quyết liệt về lãi suất giữa các ngân hàng trong nước.
Trước tình hình đó Ngân hàng công thương đã linh hoạt thay đổi mức lãi suất cho phù hợp. Lãi suất không kỳ hạn là 0,25%/tháng, lãi suất kỳ hạn 1tháng là 0,75%/tháng, lãi suất kỳ hạn 6tháng là 0,87%/tháng và lãi suất kỳ hạn 12tháng là 0,92%/tháng. Ngân hàng công thương đã cải thiện chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động nhằm đảm bảo sự an toàn vốn và góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.
Bảng 6- Tình hình huy động vốn bằng VNĐ
VNĐ : đơn vị tính tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 % 06/05 2007 % 07/06 Huy động từ nền kinh tế 23375,45 30484,914 23,32 34764,328 12,3 Doanh nghiệp 18631,991 23479,019 20,64 28300,545 17,04 Khách hàng cá nhân 4743,459 7005,895 32,29 6463,783 - 8,38 + TG KKH, CKH < 12t 2837,416 4152,863 31,67 4668,749 11,05 + TG CKH > 12t 1906,043 2853,032 33,19 1795,034 58.94 (Nguồn: Phòng tổng hợp, NHCTCD) Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Huy động vốn từ nền kinh tế nhìn chung qua các năm 2005, 2006, 2007 tăng đáng kể. Cụ thể, các doanh nghiệp gửi vào ngân hàng năm 2005 là 18631,991 tỷ đồng, năm 2006 đạt 23479,019 tỷ đồng tăng 4847,028 tỷ tức là tăng 20,64% so với năm 2005 và đến năm 2007 đạt được 28300,545 tỷ đồng tăng 4821,536 tỷ tăng 17,04%. Ta có thể thấy rằng lượng tiền gửi của doanh nghiệp giữa năm 2006 và 2007 thấp hơn so với 2005 và 2006. Có thể hiểu được điều này là do thị trường tiền tệ có nhiều biến động dẫn đến lãi suất tiền gửi cũng biến động do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc gửi tiền của các doanh nghiệp.
Đối với nguồn vốn huy động được từ khách hàng là cá nhân thì trong năm 2005 và 2006 tăng nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống. Năm 2006 đạt 7005,895 tỷ đến 2007 là 6463,783 tỷ giảm 8,38% so với 2006. Cụ thể, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12tháng như sau: Năm 2005 đạt 2837,416 tỷ, năm 2006 đạt 4152,863 tỷ tăng 31,67% và đến năm 2007 tăng nhẹ, đạt 4668,749 tỷ tăng 11,05%. Đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12tháng thì năm 2007 giảm xuống chỉ huy động được 1795,034 tỷ trong khi đó năm 2006 đạt 2853,032 tỷ. Ta có thể thấy rằng năm 2007 mặc dù nguồn vốn huy động tăng nhưng tăng không mạnh, chủ yếu là thu hút từ doanh nghiệp còn với khách hàng cá nhân thì lại giảm. Điều đó cho thấy rằng có sự cạnh tranh gay gắt từ
phía các ngân hàng thương mại khác, mức lãi suất huy động từ khách hàng cá nhân ở các ngân hàng khác có thể cao hơn.
Bảng 7- Tình hình huy động vốn bằng ngoại tệ
Ngoại tệ quy đổi VNĐ : đơn vị tính tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 % 06/05 2007 % 07/06 Huy động từ nền kinh tế 1695,504 5041,923 66,37 7285,056 30,79 Doanh nghiệp 1276,301 3225,776 60,04 5098,744 37,75 Khách hàng cá nhân 419,203 1816,147 76,92 2186,312 16,93 + TG KKH, CKH < 12t 176,759 746,775 76,33 760,951 1,86 + TG CKH > 12t 242,444 1069,372 77,33 1425,361 24,96
(Nguồn: Phòng tổng hợp, NHCTCD)
Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy: Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng qua các năm, đặc biệt năm 2006 tăng khá cao, tăng 66,37% so với 2005, trong đó hoạt động từ doanh nghiệp, khách hàng cá nhân cũng đều tăng trên 60%. Đối với huy động vốn từ doanh nghiệp năm 2005 đạt 1276,301 tỷ, năm 2006 đạt 3225,776 tỷ, tăng 60,04% so với năm 2005 và năm 2007 huy
động được 5098,744 tỷ tăng 37,75% so với 2006. Huy động từ khách hàng cá nhân có phần ít hơn. Cụ thể 2005 huy động được 419,203tỷ, năm 2006 đạt 1816,147 tỷ tăng 76,92% so với 2005. Thời gian này là thời kỳ huy động vốn bằng ngoại tệ nở rộ nhất, do xu hướng của người dân lo sợ đồng tiền trong nước trượt giá hơn so với đồng ngoại tệ nên họ thường đổi ra ngoại tệ để gửi tiết kiệm.
Năm 2007 huy động từ khách hàng cá nhân đạt 2186,312 tỷ và tăng 16,93% so với 2006. Ta có thể thấy rằng huy động vốn bằng ngoại tệ từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao khoảng trên 64% so với tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế.
Như vậy cho thấy rằng các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng phát triển, trong khi nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, đấy là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu và cũng như cơ hội cho hệ thống ngân hàng. Các doanh nghiệp sẽ mở tài khoản tại các ngân hàng để có thể giao dịch một cách dễ dàng hơn, tiện lợi hơn và an toàn hơn. Đây cũng là một thách thức khá lớn đối với toàn ngành ngân hàng đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng tốt để kịp theo đuổi với sự phát triển chung của thế giới. Còn đối với khách hàng cá nhân thì ngược lại, trong thời gian gần đây lãi suất tiền gửi VNĐ tăng, đồng đôla đang giảm giá, khách hàng cá nhân có xu hướng gửi tiền bằng VNĐ để hưởng lãi suất cao. Do đó năm 2007 lượng huy động bằng ngoại tệ tăng không cao so với các năm trước đó.
2.2.1.2 Thực trạng sử dụng vốn
Hoạt động cho vay đối với các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương chưa thực sự được quan tâm. Chi nhánh chỉ quan tâm đến với các doanh nghiệp lớn, có tầm vĩ mô cao.
Đây là cũng còn là một hạn chế cần phải có những biện pháp khắc phục ngay tại chi nhánh.
Nếu chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp lớn thì chi nhánh chỉ sẽ mất đi một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc cho vay đối với cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2005 số tiền cho các đơn vị tổ chức cá nhân vay là 974850 triệu đồng thì đến năm 2006 và 2007 đã không thấy có các khoản cho vay đối với loại khách hàng này. Chi nhánh cần phải có những chính sách để thu hút các khách hàng này.
2.2.1.3 Thực trạng dịch vụ thanh toán Dịch vụ thẻ:
Hoạt động thẻ là hoạt động mới phát triển rộ trong những năm gần đây.
Các ngân hàng đua nhau đưa ra các sản phẩm về thẻ với nhiều tính năng ưu việt khác nhau nhằm để cạnh tranh và thu hút lượng khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng mình. Khách hàng chủ yếu của dịch vụ này chủ yếu tập trung vào loại khách hàng là cá nhân. Tỷ trọng đóng góp của dịch vụ này vào dịch vụ ngân hàng bán lẻ là khá lớn.
Hiện nay Ngân hàng công thương đã không ngừng đưa ra các sản phẩm về thẻ để phục vụ mọi tầng lớp, mọi nhu cầu của khách hàng. Như thẻ C_Card: loại thẻ này có thể dùng cho tất cả quý khách hàng, có thể gửi rút tiền miễn phí, tra cứu thông tin…Các doanh nghiệp hiện nay đang có xu hướng trả tiền cho công nhân qua tài khoản đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt trước đây của một bộ phận dân chúng..
Thẻ G_Card mang tới cho khách hàng những dịch vụ sang trọng và vượt trội với hạn mức cao nhất, dịch vụ ưu đãi hoàn hảo nhất cho khách hàng cao cấp. Nắm bắt được nhu cầu thích mua sắm của phái đẹp, Ngân hàng đã cho ra một loại thẻ dành cho phái đẹp đó là thẻ Pink_Card..Gần đây ngân hàng mong muốn bày tỏ sự quan tâm tới bạn trẻ, các bạn học sinh và sinh
viên, Ngân hàng công thương đã tung ra sản phẩm thẻ S_Card với hạn mức sử dụng thấp, phí dịch vụ đặc biệt ưu đãi phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng này. Sau khi được phát hành, loại thẻ này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và doanh số phát hành thẻ tăng lên nhanh chóng.
Ngoài ra Ngân hàng còn đưa ra các loại thẻ như thẻ trả trước Cash Card, thẻ tín dụng VisaCard và MasterCard.
Hòa cùng nhịp đập với sự phát triển về dịch vụ thẻ của ngân hàng công thương, trong thời gian gần đây dịch vụ thẻ của ngân hàng công thương Chương Dương cũng khá phát triển.
Bảng 8 - Doanh số phát hành thẻ của ngân hàng công thương Chương Dương.
Đơn vị : thẻ
Thẻ 2005 2006 2007
Thẻ ghi nợ 1969 4645 8862
Thẻ tín dụng 4 22 45
(Nguồn: Phòng kế toán, NHCTCD) Nhìn chung loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng đều tăng qua các năm. Cụ thể thẻ ghi nợ năm 2005 đạt 1969 thẻ, năm 2006 đạt 4645 thẻ tăng 2676 thẻ, tức là tăng 57,6% so với năm 2006. Đến năm 2007 tăng có chậm hơn một chút so với 2006 – 2005. Năm 2007 tăng 47,6% so với 2006 tức là tăng 4217 thẻ. Điều này cũng dễ hiểu vì năm 2006 là năm mà thị trường thẻ phát triển rất mạnh, người dân đã biết được tiện ích khi dùng thẻ như có thể gửi, rút và chuyển khoản một cách dễ dàng, không mất thời gian như trước đây là phải đến ngân hàng mới thực hiện được. Do đó người dân có nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng lớn. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng thông qua thẻ để trả lương cho nhân viên của mình mà năm 2006 là năm các doanh nghiệp phát triển rất mạnh vì vậy số lượng thẻ tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2007 số thẻ vẫn tăng nhưng có phần chậm hơn vì có thể thị trường thẻ lúc này đã bão hòa và
có sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác. Tuy về tốc độ tăng trưởng thẻ năm 2007 có châm hơn năm 2006 nhưng thực chất số lượng thẻ của năm 2007 vẫn tăng nhiều hơn năm 2006.
Bảng 9- Số lượng từng loại của thẻ ghi nợ:
Đơn vị : thẻ
Thẻ 2005 2006 2007
Card thường 1737 4526 7841
Thẻ phụ 85 48 54
Thẻ vàng ( G_Card ) 117 59 133
Thẻ S 30 4 475
PinkCard 0 8 159
(Nguồn: Phòng kế toán, NHCTCD)
Số lượng thẻ thường vẫn chiếm đa phần trong tổng số thẻ và tăng đều qua các năm vì những tiện ích ưu việt, khả năng dịch vụ đa dạng và đáp ứng cao các yêu cầu của tất cả các khách hàng. Năm 2005 số thẻ thường là 1737 thẻ, đến năm 2006 là 4526 thẻ tăng 2789 thẻ tương ứng với 61,6%. Năm 2007 là 7841 thẻ tăng 42,2% so với năm 2006.
Số lượng thẻ G_card tăng không đều. Năm 2005 là 117 thẻ nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 59 thẻ và đến năm 2007 là 133 thẻ. G_Card là thẻ dành cho khách hàng Vip vì vậy cần phải có những biện pháp để thu hút và giữ chân các khách hàng này. Số lượng thẻ PinkCard cũng tăng đáng kể.
Nếu như năm 2005 chi nhánh không có thẻ nào thì năm 2006 là 8 thẻ và năm 2007 đạt 159 thẻ.
Về loại thẻ tín dụng quốc tế ( Visa và MasterCard ) cũng tăng trong các năm 2006 và 2007. Năm 2005 loại thẻ này ở chi nhánh có số lượng rất khiêm tốn chỉ là 4 thẻ. Đến năm 2006 đạt 22 thẻ tăng 18 thẻ và tăng 81,8% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 45 thẻ, tăng 51,1% so với 2006. Vì loại thẻ sử dụng được cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam nên chủ yếu tập trung vào các khách hàng là lãnh đạo các bộ, ngành, thương nhân, các sinh viên đi học xa nhà và học ở nước ngoài cũng như khách hàng thường xuyên đi công tác và du lịch ở nước ngoài. Số lượng khách hàng này hiện nay vẫn còn hạn chế, không nhiều nên số lượng thẻ được phát hành tại chi nhánh vẫn còn ít. Trong
môt vài năm tói khi mà nền kinh tế phát triển, đời sống nâng cao chắc chắn sẽ ngày càng nhiều các giao dịch, mua bán với nước ngoài và loại thẻ này sẽ trở nên rất thông dụng.
Hiện nay chưa có khách hàng tìm đến chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương với mục đích sử dụng thẻ trả trước. Thẻ trả trước là hệ thống thẻ vô danh, chủ thẻ khônng cần có tài khoản tại ngân hàng và có rất nhiều mệnh giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Loại hình dịch vụ thẻ này còn khá mới lạ, chưa thực sự thu hút được khách hàng và có thể nhu cầu sử dụng dịch vụ thẻ này của khách hàng là chưa thực sự cần thiết.
Sự phát triển của các loại hình dịch vụ thẻ cũng kéo theo sự tăng trưởng của hệ thống máy ATM với mục đích phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Năm 2005, số lượng máy ATM mà chi nhánh quản lý chỉ là 6 máy thì đến năm 2006 đã tăng lên 9 máy và đến năm 2007 con số này đã là 11 máy. Điều này càng khẳng định một điều là số lượng thẻ của chi nhánh ngày càng tăng một cách nhanh chóng và các giao dịch ngày càng nhiều.
2.2.1.4 Thực trạng dịch vụ chi trả kiều hối
Về dịch vụ chi trả kiều hối, với sự giúp đỡ của ngân hàng công thương trong thời gian gần đây, chi nhánh ngân hàng công thương đã hiện đại hóa trang thiết bị làm việc, cho phép nối mạng chi nhánh với các quầy giao dịch theo một tiêu chuẩn thống nhất. Chi nhánh cho phép khách hàng có tiết kiệm ngoại tệ được phép rút tiền và thanh toán thẻ tại nhiều ngân hàng và ở nhiều địa bàn trong và ngoài nước hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong dịch vụ nhận kiều hối đồng thời góp phần hạn chế giao dịch bằng tiền mặt. Chính vì những ưu đãi này mà trong thời gian gần đây lượng tiền kiều hối chuyển qua chi nhánh đã tăng một cách đáng kể.
Mặt khác trong những năm gần đây, việc xuất khẩu lao động ngày càng nhiều và được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện. Bên cạnh đó, lượng kiều
hối do các doanh nhân và việt kiều gửi về ngày càng nhiều. Năm 2007 lượng kiều hối được chuyển về là 310 món tương đương với 1,131triệu USD tăng đáng kể so với năm 2006 là 194 món 0,6067 triệu USD. Tuy nhiên, lượng kiều hối chuyển về không đồng đều theo thời gian. Ngoài ra chi nhánh còn có phương thức chuyển tiền nhanh nhờ thiết lập quan hệ đại lý với các tổ chức chuyển tiền nhanh ở quốc tế và một số tổ chức có đại lý khắp nơi trên thế giới. Khách hàng nhận kiều hối thường mở tài khoản ngoại tệ tại chi nhánh để nhận tiền, sau đó khách hàng có thể rút tiền mặt hoặc gửi tiết kiệm tùy ý vì vậy để tiếp tục thu hút kiều hối một cách có hiệu quả, chính sách kiều hối thời gian tới cần phải theo hướng cho phép người thụ hưởng nhận bằng ngoại tệ và phát triển các dịch vụ đi kèm như dịch vụ tiết kiệm ngoại tệ…
2.2.2 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng công thương Chương Dương
* Ưu điểm:
- Ngân hàng công thương là ngân hàng thương mại lớn đã đi tiên phong triển khai thành công nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ mới. Cách đây hơn một thập niên, ngân hàng công thương là ngân hàng đầu tiên đoạn tuyệt phương thức chuyển tiền liên hàng thư cổ truyền đã ngự trị suốt mấy mươi năm sang công nghệ mới. Là một trong những ngân hàng sớm triển khai các sản phẩm ngân hàng quốc tế như tiết kiệm điện tử, thẻ ATM, công nghệ thẻ chip…
- Hòa đồng với sự phát triển chung của cả hệ thống, ngân hàng công thương Chương Dương cũng từng bước phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Chi nhánh đã tập trung vào đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại, đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Home Banking, SMS Banking giúp cho khách hàng có thể liên lạc với ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện để
thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng tại bất kỳ thời điểm nào và ở bất cứ nơi đâu. Tuy mới xuất hiện nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử đã gây được sự chú ý lớn của khách hàng do tính tiện dụng, nhanh chóng, khả năng phục vụ mọi nơi, mọi lúc và vô cùng thuận tiện. Thực tế đã chứng minh cho sự phát triển này, số lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông, năm 2007 tại chi nhánh đã có 8907 thẻ tín dụng, nâng tổng số thẻ tín dụng đang sử dụng đến nay là 15209 thẻ số lượng tài khoản cá nhân tăng mạnh.
- Ngân hàng công thương Chương Dương đã mở thêm nhiều đại lý, phòng giao dịch trên địa bàn thành phố với chất lượng phục vụ ngày càng hoàn thiện, theo bốn tiêu chí: nhanh, chính xác, tiện ích, và an toàn nhằm mục đích ngày càng thu hút và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.
- Theo các chuyên gia ngân hàng đều thừa nhận thị trường ngân hàng bán lẻ mang lại nguồn thu cao, chắc chắn và ít rủi ro. Đúng như vậy, trong thời gian qua nhờ phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng công thương Chương Dương đã thu hút được một lượng lợi nhuận không nhỏ, đóng góp vào sự phát triển chung của cả chi nhánh cùng với các sản phẩm mới là các tiện ích mà ngân hàng đem lại như: gửi tiền một nơi rút tiền nhiều chỗ, kéo dài thời gian giao dịch ngoài giờ, mô hình giao dịch một cửa…
- Ngân hàng đã mở nhiều đợt khuyến mại cho các khách hàng sử dụng các sản phẩm của ngân hàng với giá trị giải thưởng lớn, lãi suất hấp dẫn nhằm tạo ra một luồng sóng thu hút khách hàng mới và có hiệu quả như chương trình: “Gửi kỳ phiếu – Trúng Mescedes và Camry” . Kết hợp với các hình thức huy động vốn được đa dạng hóa linh hoạt hơn như tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm rút lãi và gốc linh hoạt…
- Các món chuyển tiền kiều hối qua chi nhánh ngày càng nhiều. Trong năm 2007 là 310 món với số tiền lên đến 1,131 triệu USD góp phần tạo nguồn ngoại tệ đáng kể cho ngân hàng đồng thời gia tăng thu nhập từ phí thanh toán.