Thị trường thẻ Việt Nam hiện tại có thể chia làm 3 nhóm ngân hàng: Nhóm dẫn đầu thị trường, nhóm đang phát triển và thách thức thị trường và nhóm thứ ba là nhóm gia nhập muộn hoặc đang gia nhập thị trường. Techcombank đang nằm trong nhóm thứ hai – Nhóm đang phát triển và thách thức thị trường. Nhiệm vụ của Techcombank là phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường phù hợp, củng cố thị phần hiện tại của mình, tấn công vào những đoạn mà nhóm dẫn đầu đang bỏ qua hoặc còn sơ hở, đồng thời phải ngăn chặn sự xâm nhập của các đối thủ ở nhóm mới gia nhập thị trường. Qua đó, Techcombank đã từng bước định hướng hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng như sau:
Thứ nhất, đầu tư tích cực hơn nữa trong việc phát triển năng lực công nghệ Ngân hàng. Triển khai có hiệu quả các phần mềm Ngân hàng đã được áp dụng sao cho có thể phát huy tối đa những tác động tích cực mà nó mang lại. Xây dựng hạ tầng công nghệ thanh toán qua Ngân hàng đủ mạnh, phục vụ tốt nhất cho sự phát triển kinh tế đất nước đủ năng lực hội nhập với khu vực và thế giới.
Thứ hai, chuẩn bị đầy đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật trực tiếp, có bản lĩnh chính trị vững vàng cũng như chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng giỏi để bổ sung cho lực lượng hiện nay.
Thứ ba, cơ sở pháp lý phải đầy đủ, đảm bảo lợi ích quốc gia đồng thời tuân thủ các chuẩn mực khu vực, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những hoạt động Ngân hàng liên quan tới hoạt động thanh toán mà điển hình là họat động thanh toán qua Ngân hàng.
Theo xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và lĩnh vực thẻ nói riêng, trong thời gian tới, Techcombank sẽ nghiên cứu tìm kiếm đối tác và xây dựng hệ thống sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp hơn với đặc trưng nhu cầu của đối tượng khách hàng tiềm năng.
Khi nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới thì Techcombank cũng đưa ra giải pháp đồng bộ xúc tiến khách hàng. Vì hiện nay dịch vụ thẻ còn tương đối mới mẻ chưa được nhiều người dân biết tới nên cần có sự tuyên truyền khuyếch trương quảng cáo mạnh mẽ.
3.1.3.2. Kế hoạch phát hành thẻ:
Kế hoạch phát triển hệ thống thẻ bao gồm phát hành các loại thẻ thanh toán (debit nội địa, debit quốc tế, tín dụng nội địa, tín dụng quốc tế), lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ POS và lắp đặt máy ATM là một trong những hoạt động trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Techcombank năm 2010 và chiến lược tới 2011. Mục tiêu: triển khai rộng khắp mạng lưới POS thêm 600 chiếc tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn nâng tổng số POS đến cuối năm 2011 lên 2500 chiếc.
Tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm 150-200 máy ATM nâng tổng số lên 1200 máy. Tập trung vào các khu vực dân cư đông đúc, các khu công nghiệp và phấn đấu phát hành 1.5 triệu thẻ các loại. Chú trọng gia tăng các nguồn thu từ dịch vụ phát hành và chấp nhận thẻ.
Do vậy, việc phát triển hệ thống thẻ là trách nhiệm lập kế hoạch phát triển hệ thống thẻ năm 2010 trên cơ sở chiến lược đề ra. Kế hoạch phát triển thẻ cần tính đến đặc thù các địa bàn, khả năng các chi nhánh. Trên cơ sở dó các sổ kế hoạch từng địa bàn khác nhau lập kế hoạch phát triển hệ thống thẻ cho riêng mình (số lượng thẻ, POS). Cụ thể hoá kế hoạch phát triển hệ thống thẻ Techcombank năm 2011 như sau:
- Căn cứ và chiến lược kinh doanh 2011-2014, số lượng thẻ phát hành trong năm 2011 phấn đấu đạt 500.000 thẻ. Trên cơ sở các loại hình thẻ đã và sẽ có của Techcombank (debit nội địa, debit quốc tế, tín dụng nội địa, tín dụng quốc tế), các đơn vị lập kế hoạch phát hành thẻ của riêng đơn vị theo cơ cấu này.
- Tích cực triển khai mạnh mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ POS với mật độ cao tại các khu dân cư đông đúc, các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng ... phấn đấu lắp đặt tổng cộng 2500 POS và 1200 ATM trong năm 2011
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh doanh thẻ năm 2011
Địa bàn Thẻ POS (điểm) ATM (máy)
Hà Nội 200.000 150 50
Đà Nẵng 50.000 70 30
Hải Phòng 50.000 80 30
Tp HCM 150.000 150 50
Các tỉnh khác 50.000 150 40
Tổng số: 500.000 600 200
Nguồn: Kế hoạch kinh doanh năm 2011 của Techcombank 3.1.4.Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam.
Với những đặc điểm và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng chắc chắn gặp không ít khó khăn trong phát triển phát hành thẻ, ví dụ như việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực trạng đó cũng cho thấy thị trường thẻ Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, và đó là cơ hội để các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ của mình. Tiềm năng của thị trường được thể hiện ở khả năng thâm nhập của thẻ trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.
Theo thống kê, dân thành thị hiện nay chiếm 30% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Tại những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số dân đông đúc, tổng cộng khoảng 8 - 9 triệu người, mức thu nhập bình quân khá cao từ 4 – 5 triệu đồng/người/tháng, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ có hạn mức thấp. Chỉ cần khuyến khích được 10% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ là các ngân hàng có thể phát hành được 2 triệu thẻ. Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/tháng tính trên 2 triệu thẻ, các ngân hàng có doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa từ 1.000 đến 2.000 tỷ đồng/tháng. Khai thác được việc sử dụng số thẻ đó, các ngân hàng sẽ có một dịch vụ phát hành thẻ tương đối lớn và hiệu quả.
Với mức thu nhập ổn định và đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu tham quan đi lại của người dân cũng tăng lên. Thêm vào đó, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực phát triển, hoàn thiện các điểm du lịch trong nước, hợp tác với các nước khác như Trung Quốc và các nước ASEAN đẩy mạnh du lịch nước ngoài, cùng với sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục cho phép tham quan, đi lại giữa các nước trong khu vực thời gian qua dẫn đến nhu cầu du lịch trong và ngoài nước của người dân có xu hướng gia tăng. Kết quả là nhu cầu sử dụng thẻ cũng được tăng lên vì tính an toàn, tiện lợi của nó trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, du học nước ngoài không còn là một vấn đề khó khăn cho các gia đình Việt Nam nữa, khả năng tự chu cấp học phí cho con em mình đi du học của phần lớn các gia đình là điều có thể thực hiện. Nhóm khách hàng này từ trước đến nay vẫn là một đối tượng chính của công tác phát hành thẻ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du học nước ngoài, đối tượng này vẫn là nhóm khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng phát hành thẻ hướng tới.
Còn một yếu tố nữa làm tăng nhu cầu sử dụng thẻ của công chúng trong tương lai. Đó là việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT), một hình thức giao dịch mua bán hàng qua mạng trong đó thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán chủ yếu. Internet và TMĐT đã chính thức được công nhận tại Việt Nam từ năm 1999 và cho đến nay đã phát triển rất mạnh mẽ. Theo tính toán của VDC- nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất Việt Nam, trong khoảng thời gian trước mắt, riêng doanh số thanh toán cho dịch vụ trên internet vào khoảng 70 tỷ VND/năm. Khi TMĐT phát triển mạnh hơn, sẽ có nhiều loại hàng hoá dịch vụ tham gia vào thị trường này tăng nhanh doanh số thanh toán thẻ cho các ngân hàng. Gần đây, một số đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ ở Việt Nam đã xây dựng những gian hàng trên mạng để bán hàng hoá, dịch vụ. Có thể nói triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới là rất cao. Đây không chỉ là thuận lợi mà còn là cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại Việt Nam còn đang có một điều kiện thuận lợi là hiện nay các ngân hàng nước ngoài chưa được phép phát hành thẻ tại Việt Nam . Các ngân hàng thương mại Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để phát triển và mở rộng dịch vụ thẻ, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi họ được tham gia vào dịch vụ này.
Cơ hội thị trường có nhiều nhưng trong hoạt động phát hành thẻ, TCB phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía những ngân hàng phát hành khác. Vì vậy, để tăng thị phần, tăng tính cạnh tranh của hoạt động này đòi hỏi TCB phải có những chính sách thích hợp.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Xuất phát từ định hướng phát triển dịch vụ thẻ nêu trên của Techcombank, để thực hiện được những mục tiêu đề ra thì Techcombank cần phải thực hiện cải thiện từng bước, không thể tiến hành đồng thời cùng lúc. Do vậy, một hệ thống giải pháp hợp lý là chiếc chìa khoá dẫn đến sự thành công của Techcombank:
3.2.1. Hoàn thiện công nghệ, kỹ thuật phục vụ kinh doanh thẻ
Là một sản phẩm công nghệ cao nên nền tảng hệ thống công nghệ tiên tiến, tiêu chuẩn quốc tế, hoạt động ổn định là yếu tố sống còn của dịch vụ thẻ.
TCB cần đầu tư hơn nữa vào hệ thống đường truyền, tốt nhất nên có đường truyền riêng cho hệ thống ATM đảm bảo không bị xảy ra tình trạng nghẽn mạch như hiện nay và máy ATM hoạt động ổn định không xảy ra những trường hợp đáng tiếc như trích tiền trong tài khoản khách hàng rồi nhưng khách hàng vẫn chưa nhận được tiền… Tuy nhiên hiện tại thì ngân hàng cần tích cực chủ động phối hợp với ngành bưu chính viễn thông để đảm bảo không bị gián đoạn, nghẽn mạch đường truyền của hệ thống ATM vào thời gian cao điểm.
Cần thực hiện dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng định kỳ cho các thiết bị chuyên dụng thẻ.
Cần có sự phối hợp và thông tin qua lại giữa kỹ thuật và nghiệp vụ để xử lý các sự cố. Đối với các cán bộ làm kỹ thuật cần phải có sự đào tạo những kiến thức về các nghiệp vụ liên quan tới lĩnh vực kinh doanh thẻ để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc xử lý các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình hoạt động hay triển khai các sản phẩm dịch vụ thẻ mới.
3.2.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh thẻ theo đúng hướng thị trường
Nếu như vấn đề về công nghệ là yếu tố để quyết định sự tồn tại của ngành thẻ, thì chiến lược kinh doanh lại là yếu tố quan trọng đối với TCB để có thể phát triển được lĩnh vực thẻ nhiều tiềm năng và lợi nhuận này. Chính vì thế, không chỉ có đầu tư công nghệ, các nhà hoạch định của TCB cần chú ý đặc biệt tới chiến lược kinh doanh, nếu muốn phát triển dịch vụ thẻ thì cần phải có những bước đột phá, đi tắt đón đầu. Chỉ có như vậy mới có thể giành được các thị phần, giữ vững được số
lượng khách hàng trung thành, thu hút được các khách hàng mới cũng như lôi kéo được các khách hàng của các ngân hàng khác sử dụng dịch vụ thẻ của mình.
Chiến lược kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc dẫn đường cho những bước đi của hoạt động kinh doanh thẻ tại TCB. Một chiến lược kinh doanh hoàn hảo là chiếc cầu nối giữa “nỗ lực” và “thành công”. Chiến lược kinh doanh ấy cần bao gồm các bộ phận: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược giao tiếp khuyếch trương, thường xuyên tổ chức họp bàn để đưa ra các dự án xây dựng hệ thống nghiệp vụ thẻ ngân hàng có khả năng đáp ứng môi trường kinh doanh đang biến động từng ngày. Hệ thống nghiệp vụ thẻ này phải được phát triển dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng vốn của Techcombank. Xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả là đã tạo được sự thành công một nửa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày một gia tăng của khách hàng.
3.2.3. Xây dựng thương hiệu mạnh
Thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng về ngân hàng. Thế nào là một thương hiệu ngân hàng mạnh? Đó là khi khách hàng có thể không biết ý nghĩa của tên gọi, biểu tượng của ngân hàng nhưng khi họ có nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thì ngay lập tức họ sẽ nhớ và đi tới ngân hàng đó. Như vậy xây dựng thương hiệu mạnh là cần phải tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong trí nhớ của khách hàng. Mặc dù xây dựng thương hiệu là một quá trình lâu dài và tốn khá nhiều chi phí, nhưng khi xây dựng thương hiệu thành công sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngân hàng như:
Tạo ra một lượng khách hàng trung thành, họ có thể chấp nhận trả cao hơn so với thương hiệu khác và sẵn lòng giới thiệu cho người khác về thương hiệu mà họ trung thành.
Gia tăng hình ảnh về quy mô và nâng cao hình ảnh về chất lượng.
Hiện nay hầu hết các Ngân hàng thương mại kể cả ngân hàng cổ phần và ngoài quốc doanh đều nhận thức rừ hơn về xõy dựng thương hiệu. Vỡ vậy TCB, đặc biệt là trung tâm thẻ càng cần phải tích cực hơn nữa trong việc xây dựng thương hiệu thẻ của ngân hàng mình.
3.2.4. Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát hành thẻ