3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của Thành phố Hà Nội
* Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú.
Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
• Vĩ độ bắc: 20 độ 53' đến 21 độ 23'
• Kinh độ đông: 105 độ 44' đến 106 độ 02'
• Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc;
Phía Nam giáp với tỉnh Hà Nam và Hoà Bình;
Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên;
Phía Tây giáp với tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
* Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,6ºC.
Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm cú khoảng 114 ngày mưa. éặc điểm khớ hậu Hà Nội rừ nột nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng.
Nhưng nói chung sự khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội hiện nay không lớn.
* Đặc điểm địa hình:
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình cơ bản là đồng bằng. Trừ huyện Ba Vì có địa hình đồi núi, các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, thành phố Sơn Tây và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay. Còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ với gò đồi.
Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì. Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Phỏp đó bị lấp tới hơn một nửa. Cỏc hồ Giảng Vừ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt.
Ngoài các sông lớn như sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), sông Đà, sông Tích, sông Đáy còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, v.v... Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành.
* Dân số:
Số dân là: 6.4 triệu người
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.881 người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19.163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37.265 người/km2, ở ngoại thành 1.721 người/km2). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước.
* Giao thông:
Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện giao thông đều thuận tiện.
Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.
Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước.
Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu.
Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
3.1.2. Sự cần thiết đầu tư hạ tầng giao thông ở Hà Nội theo hình thức BOT, BT
3.1.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư
Theo chiến lược phát triển Giao thông vận tải thành phố Hà Nội vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 vào khoảng 287.800 tỷ đồng. Trong đó, vốn cho các dự án đường bộ khoảng 117.200 tỷ đồng, các dự án đường sắt (gồm đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị kết hợp xe buýt nhanh) khoảng 138.800 tỷ đồng, đường thủy khoảng 13.700 tỷ đồng, cảng hàng không quốc tế và sân bay khoảng 13.800 tỷ đồng, 3.800 tỷ đồng cho công tác quản lý giao thông và an toàn giao thông, còn lại khoảng 500 tỷ đồng cho công tác tăng cường thể chế chính sách. Tổng vốn đầu tư này sẽ được huy động từ các nguồn: vốn ngân sách trung ương và Hà Nội; vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); vốn huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước; vốn huy động từ khai thác quỹ đất; vốn từ nguồn người tham gia giao thông phải đóng góp; và các nguồn vốn khác.
Dự kiến, trong 5 năm tới, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển giao thông vận tải (GTVT) cho Thành phố Hà Nội cần khoảng 153.712 tỷ đồng, bao gồm các nguồn vốn Ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố, vốn xã hội hóa, vốn ODA và trái
phiếu, vốn BOT, BT... Thành phố đặt ra mục tiêu cho giai đoạn 2011-2015 là đầu tư cơ bản hạ tầng khung hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, kết nối các đô thị vệ tinh với khu vực trung tâm, góp phần dãn mật độ dân cư và phục vụ xây dựng nông thôn mới,...
Đến 2015, đảm bảo 100% các quận, huyện, thị xã có quy hoạch chi tiết mạng lưới hạ tầng giao thông, tỷ lệ đất dành cho giao thông thêm từ 0,3-0,5%/năm, phát triển thêm 50 bến xe mới,...
3.1.2.2. Thực tế đầu tư
Thực tế, sau khi hợp nhất và mở rộng địa giới hành, hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô, trong đó có hạ tầng giao thông vận tải trong thời gian qua đã có những bước phát triển đột phá theo hướng hiện đại và đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và quá trình CNH-HĐH của Thủ đô. Hàng loạt các công trình giao thông quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng như: cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy; nút Kim Liên; các đường Vành đai 3, Lê Văn Lương kéo dài, quốc lộ 32, trục phía Bắc Hà Đông...
Cầu Thanh Trì
Bên cạnh đó, nhiều công trình giao thông thuộc kết cấu hạ tầng khung khác đã khởi công xây dựng, như: cầu Nhật Tân; đường Nhật Tân-Nội Bài; đường cao
tốc Hà Nội-Lào Cai; cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên; Vành đai 1,2; Quốc lộ 1,3,6...đã gúp phần cải thiện rừ rệt năng lực của mạng lưới hạ tầng giao thụng vận tải, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân và góp phần hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế-xã hội và tốc độ đô thị hóa cao, Thủ đô Hà Nội đang phải chịu một sức ép mạnh về giao thông vận tải do nhu cầu đi lại ngày càng cao, phương tiện giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân tăng rất nhanh, trong khi mạng lưới vận tải còn thiếu rất nhiều và chưa đồng bộ. Hơn nữa, sự mất cân đối về mật độ dân cư giữa khu vực nội đô và ngoại thành dẫn đến sự tập trung tại một số khu vực, một số tuyến đường gây ùn tắc giao thông cục bộ, kéo dài tại một số khu vực, một số nút giao và tuyến đường chính của thành phố gây bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị của Thủ đô.
Nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở thành phố Hà Nội mỗi năm cần bình quân hơn 30 nghìn tỷ, trong khi đó khả năng đáp ứng của các nguồn vốn hiện có từ ngân sách, từ ODA, trái phiếu Chính phủ tổng cộng chỉ đạt ~ 42% nhu cầu, cơ cấu vốn đầu tư thống kê trong các năm qua:
- Chính phủ (ngân sách, trái phiếu…): 25% số vốn cần thiết.
- Nguồn vốn ODA: 17% số vốn cần thiết
Vốn tư nhân hiện đang tham gia rất khiêm tốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, lý do của sự thiếu vắng này này là Chính phủ có thái độ không nhất quán về đầu tư tư nhân và kỳ vọng không thực tế vào hiệu quả khu vực kinh tế này mang lại.
Do đó việc huy động nguồn vốn đầu tư thông qua hình thức BOT, BT là rất quan trọng. Hình thức BOT, BT có ý nghĩa đặc biệt trong việc vừa tháo gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước về vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, lại vừa hạn chế được các khoản vay nước ngoài. Đây là 1 trong những giải pháp chủ yếu giải bài toán thiếu vốn đầu tư (58%) cho kết cấu hạ tầng giao thông hiện nay.
3.2. Thực trạng đầu tư theo hình thức BOT, BT trong lĩnh vực xây