Thực trạng đầu tư theo hình thức BOT, BT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông tại Hà Nội

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư theo hình thức BOT BT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông ở hà nội (Trang 38 - 57)

3.2.1. Đánh giá chung

Đầu tư theo các hình thức hợp đồng BOT, BT được khuyến khích áp dụng trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Cũng như yêu cầu chung của cả nước, nhu cầu chung cho xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng của Thủ đô Hà Nội

là rất lớn, vượt quá khả năng cân đối từ nguồn ngân sách; nên việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách là hết sức cần thiết.

Với vị thế, vai trò là Thủ đô của cả nước, là địa phương có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, có giá trị sử dụng đất cao nên có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng của Thành phố; tuy nhiên, hầu hết các sự quan tâm của các nhà đầu tư đều về hình thức hợp đồng BT với mong muốn được hoàn trả vốn đầu tư từ khai thác quỹ đất để phát triển đô thị mới hoặc nhà ở kinh doanh.

Đến ngày 31/12/2010, có 45 Dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, đã lựa chọn nhà đầu tư hoặc đã được cho phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng trên 118.000 tỷ đồng, trong đó:

Về hình thức hợp đồng: Chỉ có 01 dự án BOT (Nhà máy xử lý phân loại, đóng gói rác sinh hoạt Nam Sơn) với tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng; 01 dự án đề nghị đầu tư BOT kết hợp BT (Cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Ba La – Xuân Mai) với tổng mức đầu tư 2.672 tỷ đồng; còn lại 43 dự án BT với tổng mức đầu tư hơn 115 tỷ đồng.

Về lĩnh vực đầu tư: 34 dự án đường giao thông với tổng mức đầu tư 83.922 tỷ đồng; 03 dự án xử lý nước thải có tổng mức đầu tư 8524 tỷ đồng; 01 dự án xử lý rác thải; 01 dự án đê kè kết hợp đường giao thông; 01 dự án công viên; 01 dự án cải tạo môi trường hồ; 04 dự án hạ tầng xã hội (Bảo tàng Hà Nội, Cung Trí thức, Khu liên cơ quan hành chính Thành phố và Trụ sở Hiệp hội)

3.2.2. Thực trạng đầu tư theo hình thức BOT, BT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông tại Hà Nội

* Công tác quy hoạch

Sau khi hợp nhất tỉnh Hà Tây và Thành phố Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng quy hoạch chung xây dựng Thủ đo giai đoạn đến nam 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và chỉ đạo UBND Thành phố triển khai nghiên cứu, lập các quy hoạch phát triển chuyên ngành: Giao thông vận tải, cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường… Hiện nay, các quy hoạch này đang ở giai đoạn lập và trình duyệt. Trong giai đoạn trước khi hợp nhất, các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT (toàn bộ là BT) được chuẩn bị, đề xuất và phê duyệt, đàm phán ký kết hợp đồng là phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành liên quan của tỉnh Hà Tây và Thành phố Hà Nội đã được phê duyệt. Tuy nhiên do tác động của Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ

đô đang trình duyệt, nên một số dự án BT đã chịu ảnh hưởng tác động của đồ án này (kể cả dự án khác để thu hồi vốn cho dự án BT) về quy mô, hướng tuyến và việc khai thác dự án khác để hoàn vốn.

* Công tác lập và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư

Việc ra soát dự án, công trình kết cấu hạ tầng giao thông nhằm lựa chọn đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT để xây dựng danh mục và công bố Danh mục dự án cần phải phù hợp với quy hoạch, chương trình, kế hoạch liên quan; đảm bảo khả năng cân đối nguồn lực để thu hồi vốn đầu tư công trình (đối với công trình đầu tư theo hình thức BT). Đối với Thành phố Hà Nội, do tính chất đặc thù (Các công trình hạ tầng giao thông của Thành phố thường không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp hoặc có tình hấp dẫn kinh doanh trực tiếp công trình thu phí sử dụng thấp) nên đề xuất đầu tư theo hợp đồng BOT là rất ít và hạn chế. Cho đến nay chỉ có một số dự án đường cao tốc hướng tâm chạy song song với các quốc lộ cũ có khả năng thu phí sửu dụng theo hình thức hợp đồng BOT do Bộ GTVT triển khai trên địa bàn như đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai Giai đoạn 1 do Tổng công ty đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam VEC thực hiện, đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng do Tổng công ty Đầu tư và phát triển Hạ tầng VIDIFI – Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện…). Chủ yếu các đề xuất là đầu tư hình thức hợp đồng BT với các đề nghị về dự án khác là các khu đô thị mới, khu nhà ở để khai thác thu hồi vốn đầu tư công trình BT. Mặt khác, hình thức đầu tư theo hợp đồng BT là hình thức đầu tư mới trong khi các quy định, hướng dẫn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ; mặt khác, có liên quan đến nhiều quy định khác như Luật xây dựng, Luật Ngân sách, Luật Đầu tư, Luật đất đai… Nhu cầu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn nhưng việc xác định khả năng cân đối để đầu tư theo hình thức hợp đồng BT là rất khó khăn. Do chưa có hướng dẫn chi tiết, nên việc xác định danh mục dự án đối với các dự án đầu tư theo hình thức BT là khó thực hiện (do liên quan đến việc khả năng cân đối, huy động nguồn lực và thực hiện dự án khác, hay là dự án hoàn vốn để Nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư công trình BT không được đề cập đến trong giai đoạn lập Danh mục Dự án.).

Việc xây dựng Danh mục dự án đã được UBND TP Hà Nội triển khai thực hiện từ năm 2008 và tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan. Danh mục có tổng cộng 45 Dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT trong đó có 34 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bao gồm cả dự án đã thực hiện kêu gọi đầu tư và dự án đang lựa chọn nhà đầu tư. Trong 34 dự án đường giao thông có 22 dự án đã thực hiện kêu gọi đầu tư với tổng vốn đầu tư là 34.608 tỷ đồng và diện tích đất để xây dựng dự án là 1029,31ha; 12 dự án đang lựa chọn nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư là

49.314 tỷ đồng. Các dự án cơ bản phù hợp với lĩnh vực Chính phủ khuyến khích đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. (xem Phụ lục 1)

* Công tác lập, thẩm định, phê duyệt Đề xuất dự án; Báo cáo nghiên cứu khả thi (Dự án đầu tư)

Theo Quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2007/NĐ-CP, sau khi phê duyệt Đề xuất dự án và lựa chọn được Nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng dự án, cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo Nhà đầu tư lập Dự án đầu tư xây dựng công trình làm cơ sở để đàm phán. Dự án đầu tư xây dựng công trình được lập, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Do chưa có hướng dẫn cụ thể về điều này, nên việc hiểu và vận dụng thi hành còn có sự chưa thống nhất ở các địa phương khác nhau khi thực hiện. Tại TP Hà Nội có 7 Dự án đầu tư được giao cho Nhà đầu tư lập dự án, tổ chức thẩm tra, thẩm định và tự ra quyết định phê duyệt Dự án đầu tư đó là các Dự án:

Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đến hết địa phận Hà Nội cũ; tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ qua sông Nhuệ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (kéo dài đến đường 70); đường trục phát triển phía Bắc Hà Đông; đướng trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ; đường trục phát triển KT-XH Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ; đường Đỗ Xã – Quan Sơn; đường từ Thành cổ Sơn Tây tới phía Bắc đền Vả. Các dự án này đều được lấy ý kiến thẩm tra về Thiết kế cơ sở và Tổng mức đầu tư của các cơ quan chức năng theo quy định. Các dự án còn lại được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 108/2009/NĐ-CP ngày 27/11/ 2009 của Chính phủ.

* Tình hình lựa chọn nhà đầu tư

Việc lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án của hầu hết các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đều được thực hiện trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, được báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép áp dụng hình thức chỉ định nhà đầu tư và được UBND Thành phố xem xét, thông qua Đề xuất dự án và chỉ định Nhà đầu tư. Có 27 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đã chỉ định nhà đầu tư; Các dự án chuẩn bị đàm phán Hợp đồng đều được thành lập nhóm công tác liên ngành riêng cho từng dự án. Thành phần nhóm công tác liên ngành chủ yếu gồm: Chuyên gia từ các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quy hoạch Kiến trúc, Tài nguyên Môi trường, Xây dựng, Giao thông Vận tải,… và đại diện của địa phương nơi dự án được triển khai.

* Công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư

Tính đến thời điểm 15/01/2010 đã có 07 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư là 18.284 tỷ đồng và diện tích đất sử dụng là 736,7ha.

Bảng 02: Danh mục các dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư T

T Giấy chứng nhận đầu

Nhà đầu tư Tên dự án Quy mô Tổng VĐT

(tỷ đồng)

Diện tích đất sử

dụng

1 Bộ KH&ĐT cấp số 27/BKH-GCNĐTTN

ngày 20/01/2009

Liên doanh Tổng Công ty ĐTPT Nhà Hà Nội và Công ty CP ĐT và XD đô thị

Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đến hết địa phận Hà Nội cũ

2,67Kmx40m 767 11,3ha

2

Bộ KH&ĐT cấp số 26/BKH-GCNĐTTN

ngày 06/01/2009

Công ty Cổ phần TASCO

Tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ qua sông Nhuệ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (kéo dài đến đường 70)

3.510mx50m 1.544 17,5ha

3 Bộ KH&ĐT cấp số 11/BKH-GCNĐTTN

ngày 18/01/2008

Công ty TM và Du lịch Nam Cường (này là Công ty CP Tập đoàn Nam Cường)

Đường trục phát triển phía Bắc

Hà Đông 5,07kmx40m 736 20,8ha

4 Bộ KH&ĐT cấp số 15/BKH-GCNĐTTN

ngày 25/04/2008

Tổng Công ty XD công trình giao thông 5 (CIENCO 5)

Đướng trục phía Nam tỉnh Hà

Tây cũ 41,5kmx40m 5.156 245,7ha

5 Bộ KH&ĐT cấp ngày

04/07/2008 Công ty TNHH Tập

Đoàn Nam Cường Đường trục phát triển KT-XH

Bắc Nam tỉnh Hà Tây cũ 63,3kmx42m 7.694 325ha 6 Bộ KH&ĐT cấp số

21/BKH-GCNĐTTN ngày 26/09/2008

Tổng Công ty ĐTPT đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO)

Đường Đỗ Xã – Quan Sơn 28,87kmx35

m 2.033 104,8ha

7

Bộ KH&ĐT cấp số 24/BKH-GCNĐTTN

ngày 10/11/2008

Công ty Cổ phần 118 (Momata)

Đường từ Thành cổ Sơn Tây

tới phía Bắc đền Vả 2,2kmx45m 354 11,6ha

Công tác thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đầu tư được thực hiện theo đúng các nội dung quy định hiện hành.

* Việc thực hiện dự án đầu tư

- Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng:

Trong các Hợp đồng Dự án, công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho Nhà đầu tư thi công thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. UBND thành phố Hà Nội đã giao cho UBND các quận có dự án triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện rất chậm. Trong số 7 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông được cấp Giấy chứng nhận đầu tư có 2 Dự án đã đươc bàn giao mặt bằng thi công đó là Dự án Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đến hết địa phận Hà Nội cũ và Dự án Tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ qua sông Nhuệ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (kéo dài đến đường 70), còn 5 dự án còn lại đều chưa được bàn giao hoặc bàn giao chưa đủ mặt bằng thi công cho các nhà đầu tư. Công tác giải phóng mặt bằng chậm đã làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của các dự án, đặc biệt là đối với loại hình đầu tư theo các hình thức BOT, BT. Việc không triển khai thi công được đã gây rất nhiều khó khăn cho Nhà đầu tư trong thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, không phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, việc chậm tiến độ thi công các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Công tác lựa chọn Nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát và xây lắp công trình:

Theo quy định pháp luật, đối với các dự án đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, BT; Nhà đầu tư được chủ động lựa chọn Nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát và xây lắp công trình để triển khai thực hiện theo đúng Dự án đầu tư đã được phê duyệt.

Qua kiểm tra các dự án đã và đang thực hiện, về cơ bản các Nhà đầu tư đã tuân thủ đầy đủ quy trình lựa chọn Nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát và xây lắp công trình theo quy định của pháp luật. Các Nhà thầu được lựa chọn đều có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của Dự án.

- Công tác thanh tra, kiểm tra các dự án:

Các dự án theo hình thức hợp đồng mới được triển khai từ cuối năm 2007 và hầu hết đang triển khai thực hiện; nên chưa có dự án nào được tiến hành thanh tra;

ngoại trừ một số dự án do Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường làm nhà đầu tư đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thanh tra trong năm 2009.

* Chuyển giao công trình

Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có dự án đầu tư theo hình thức BOT đã nhận chuyển giao; Còn có 02 dự án đầu tư theo hình thức BT đã hoàn thành, tiếp nhận và đưa vào khai thác sử dụng vào đầu tháng 10/2010 nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội gồm: Đường trục phía Bắc Hà Đông và Đường Lê Văn Lương kéo dài. Hiện 2 dự án trên đang làm các thủ tục để kiểm toán và quyết toán công trình. Ngoài ra, đã hoàn thành một đoạn khoảng 700m của đường nối đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương và kéo dài đến đường 70.

3.2.3. Phân tích thực trạng đầu tư theo BOT, BT thông qua một số dự án điển hình

3.2.3.1. Dự án Tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đến hết địa phận Hà Nội cũ Tuyến đường Lê Văn Lương được đánh giá là một trong những trục giao thông mới quan trọng của Thủ đô. Thiết kế theo tiêu chuẩn hiện đại, mặt cắt 40 m, 6 làn xe, bố trí 3 hàng cây (dải phân cách và 2 bên vỉa hè) và 3 hàng điện cao áp. Vỉa hè rộng 10m, lùi vào thêm 10 m nữa là các công trình cao tầng hai bên đường nhằm tối đa hóa bề mặt thương mại, tạo sức sống cho đô thị hiện đại trong tương lai. Đường Lê Văn Lương kéo dài được đưa vào sử dụng làm giảm tải cho đường Nguyễn Trãi và quốc lộ 6, góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật, làm cơ sở phát triển đô thị về phía Tây Nam của Thành phố Hà Nội.

Để xây dựng một tuyến đường trong thời gian ngắn kịp chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, sau khi cân nhắc, UBND TP Hà Nội đã quyết định giao Liên danh Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị làm chủ đầu tư xây dựng gói thầu tiếp theo của đường Lê Văn Lương kéo dài này theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT). Tổng giá trị đầu tư 2,7 km đường là 767 tỷ đồng, Liên danh bỏ vốn xây dựng đoạn đường và hoàn vốn bằng việc khai thác đầu tư khu đô thị mới Phùng Khoang.

Bằng kinh nghiệm là tổng thầu đoạn đường Lê Văn Lương dài 5,1Km trên địa phận Hà Tây cũ, trước sức ép về thời hạn thi công đoạn đường này chỉ có 1 năm trong điều kiện vừa thi công, vừa GPMB, vừa bị ảnh hưởng bởi trận lụt lịch sử tại Hà Nội cuối năm 2008, nhưng Liên danh 2 Công ty đã vận dụng các biện pháp thi công để hoàn thành đúng tiến độ đề ra.

Sau sự kiện thông xe đường Lê Văn Lương kéo dài vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thị trường nhà đất dọc hai bên tuyến đường kết nối liên thông giữa trung tâm thành phố Hà Nội với quận Hà Đông này đang “ấm dần”. Trên

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_đầu tư theo hình thức BOT BT trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông ở hà nội (Trang 38 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w