Thực trạng khu vực Eurozone trước khi khủng hoảng nợ công xảy ra

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải quyết khủng hoảng nợ công của EU bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

I. Thực trạng khu vực Eurozone trước khi khủng hoảng nợ công xảy ra

1. Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008.

Ngày 1/1/2009, khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) chính thức kết nạp thêm Slovakia, nâng tổng số nước sử dụng chung đồng tiền Euro lên con số 16, với dân số hơn 300 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 12.000 tỷ EUR. Đến nay, sau 13 năm phát triển, Eurozone đã phát triển và trải qua những thăng trầm. Đồng Euro

đã trở thành một công cụ thanh toán toàn cầu và trở thành một đối trọng với đồng Đô la của Mỹ.

Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, nền kinh tế của Eurozone đã có những thành tựu nhất định:

Tỉ lệ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực đồng Euro từ năm 1999 - 2007 ở mức trung bình 2,59%/năm, và có lúc lên cao nhất vào năm 2006: 3,5%; giá trị GDP trung bình trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2007 là khoảng 8.200 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn trên, Eurozone đã góp phần tạo thêm 15 triệu việc làm mới, khiến thương mại và du lịch trở nên dễ dàng hơn.

Việc sử dụng chung một đơn vị tiền tệ đã hình thành nên một thị trường thống nhất về vốn, sức lao động, hàng hóa và giúp cho các giao dịch trong khối diễn ra thuận tiện và dễ dàng, giúp các nước trong khu vực tận dụng được các nguồn lực sẵn có cũng như các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của khu vực Euro (1999 - 2007) Đơn vị: %

Nguồn: TradingEconomics.com; European Commission Ngoài ra, do có một NHTW cho cả khu vực, cùng với chính sách tiền tệ độc lập và không hề chịu sự tác động hay can thiệp của bất kỳ một quốc gia nào trong nội bộ khối nên kể từ khi thành lập, NHTW Châu Âu (ECB) đã giữ được tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý, góp phần giữ ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát cho các hoạt động của nền kinh tế.

Cụ thể, trong giai đoạn 1999 - 2007, giá cả ở Châu Âu tăng với tốc độ bình quân vào khoảng 2,2% mỗi năm, bất chấp giá lương thực và nhiên liệu có xu hướng leo thang liên tục trong những năm đó.

Bên cạnh đó, ECB đã duy trì một mức lãi suất ổn định, điều này đã giúp hạn chế những biến động lớn có thể gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Lãi suất bình quân ở mức 2,89% năm trước giai đoạn khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới 2008.

Nhờ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế mà mức sống của người dân trong Eurozone tăng lên, thể hiện qua sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người. Tính đến cuối năm 2007, thu nhập bình quân của cả khu vực là khoảng 22.000 USD/người; còn nếu tính theo giá sức mua tương đương thì thu nhập bình quân là khoảng 33.500 USD.

Không chỉ là biểu tượng cho sự hội nhập của Châu Âu, việc ra đời đồng Euro đã tạo ra sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới. Đó là những thay đổi trong việc thanh toán các loại dịch vụ và buôn bán quốc tế, kể cả các giao dịch trên thị trường chứng

khoán. Khi đồng Euro trở thành một phương tiện thanh toán tương đối ổn định và có sức chuyển đổi cao thì lẽ dĩ nhiên nó cũng dần trở thành một trong những kênh đầu tư an toàn. Bên cạnh đồng Đô la Mỹ dự trữ như trước đây thì NHTW các nước có thêm một sự lựa chọn nữa là đồng Euro. Trên thực tế, dự trữ ngoại hối của các quốc gia trên thế giới bằng đồng Euro có xu hướng tăng lên chứng tỏ đồng Euro đã được các công ty và Chính phủ các nước chấp nhận như một ngoại tệ mạnh. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, tỷ trọng của đồng Euro trong quỹ dự trữ của các NHTW trên thế giới vào năm 2005 đạt 24,3% (của đồng Đô la Mỹ là 66,4%) và cho tới cuối năm 2007, đã là khoảng 27,8%. Khi mới đưa vào lưu hành, giá trị 1 EUR chưa bằng 1 USD. Tuy nhiên, đồng tiền này đã từng đạt mức kỷ lục 1 EUR đổi được 1,6 USD trong năm 2008.

2. Trong và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 2008 thực sự là một thách thức với Eurozone nói riêng và Liên minh Châu Âu (EU) nói chung.

Kinh tế EU liên tục phải đối mặt với nhiều khó khăn như tốc độ lạm phát tăng nhanh, tỷ lệ lạm phát cao, khiến cho việc lựa chọn đối sách của khu vực EU trở nên phức tạp. Như nhận định của Ủy ban Châu Âu (EC), khủng hoảng tài chính đã gây ra những tác động nặng nề, đã quét sạch những thành tựu mà EU đạt được trong thập kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp của EU trở lại mức của những năm 1930, 23 triệu người hay 10% dân số độ tuổi lao động bị thất nghiệp. Kinh tế các nước Eurozone lần đầu tiên kể từ ngày được thành lập năm 1999, đã rơi vào giai đoạn suy thoái, do tăng trưởng âm (GDP đều giảm 0,2%) trong hai quý liên tiếp (quý 3 và quý 4 năm 2008).

Lạm phát ở Eurozone tăng lên mức kỷ lục vào tháng 6/2008 với 4%, vượt cả mức dự đoán xấu nhất là 3,9% và gấp đôi so với mục tiêu 2% mà ECB đặt ra.

Sang đến đầu năm 2009, tăng trưởng kinh tế các nước Eurozone tiếp tục sụt giảm 0,5%. Cụ thể, mảng dịch vụ và chế tạo tại 16 nước Eurozone đều sụt giảm kỷ lục. 4 quý liên tiếp trong năm này đều tăng trưởng kinh tế âm. Tỷ lệ thất nghiệp ở EU lên cao nhất trong 10 năm qua ở châu lục này. Trong đó, hơn 15 triệu người đã thất nghiệp ở khu vực đồng Euro, tương đương với mức tăng 9,5% vào tháng 5/2009 so với mức 9,3% hồi tháng 4/2009. Nếu nhìn con số theo một năm thì tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực

16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung này là 7,5% hồi tháng 4/2008, một con số đã được cho là khá cao.

Bước sang năm 2010, tình hình khu vực cũng chưa có dấu hiện khả quan. Tháng 5/2010, tỷ lệ thất nghiệp tại 27 nước EU vẫn ở mức cao nhất trong thập kỷ là 9,6%, còn trong Eurozone là 10%, trong đó, Áo có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất là 4%, Hà Lan 4,3

%, cao nhất là tại Latvia 20% và Tây Ban Nha là trên 20%.

Xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng là những động lực chính thúc đẩy kinh tế EU tăng trưởng. Khủng hoảng tài chính làm thương mại toàn cầu suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới kim ngạch xuất khẩu của khu vực.

Theo “Báo cáo ổn định tài chính” của ECB tháng 12/2009 đã nâng dự tính về khoản lỗ và sự giảm giá của chứng khoán các ngân hàng thuộc 16 nước trong Eurozone phải chịu do khủng hoảng từ 65 tỷ EUR lên 286 tỷ EUR.

Cùng với suy giảm kinh tế, thất nghiệp gia tăng, việc áp dụng các gói giải cứu như hạ lãi suất, cắt giảm thuế, bơm tiền ồ ạt cho hệ thống ngân hàng tài chính đã làm nảy sinh vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng ở một loạt quốc gia, vượt xa giới hạn cho phép của Liên minh là thâm hụt không quá 3% GDP, nợ công không quá 60%

GDP.

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải quyết khủng hoảng nợ công của EU bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w