Những mốc chính của khủng hoảng nợ Châu Âu

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải quyết khủng hoảng nợ công của EU bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU

II. Cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu

1. Những mốc chính của khủng hoảng nợ Châu Âu

Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, các nhà hoạch định chính sách Eurozone đã lo ngại rằng con hỗn loạn tài chính bắt đầu từ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rồi sẽ nhấn chìm những nền kinh tế lớn khác trong khu vực.

5/11/2009: Thủ tướng Hy Lạp cho biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố trước đó, gấp 4 lần mức cho phép của Eurozone và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ.

22/12/2009: Moody hạ xếp hạng nợ công Hy Lạp từ A1 xuống mức A2 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao.

14/01/2010: Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 2,8% GDP vào năm 2012.

29/01/2010: Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ EUR, trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP.

11/4/2010: Bộ trưởng tài chính các nước thuộc Eurozone chấp thuận kế hoạch 30 tỷ EUR dành cho Hy lạp. Tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần.

23/4/2010: Hy Lạp cầu cứu EU và IMF.

27/4/2010: Standard & Poor (S & P) hạ định mức tín nhiệm dài hạn và trung hạn đối với trái phiếu Hy Lạp từ mức BBB+ và A-2 lần lượt xuống còn BB+ và B. Định mức tín nhiệm nội tệ và ngoại tệ dài hạn của Bồ Đào Nha cũng bị cắt từ mức A+

xuống còn A. S&P lý giải cho quyết định của mình là sự yếu kém của hệ thống kinh tế tài chính nơi đây. Triển vọng của cả hai quốc gia này đều được đánh giá tiêu cực.

02/5/2010: Thủ tướng Hy Lạp cho biết, Chính phủ nước này đã đạt được thỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 tỷ EUR trong 3 năm tới.

4/5/2010: Hy Lạp nhận thông báo về gói cứu trợ 110 tỷ EUR từ EU và IMF.

10/5/2010: EU và IMF đã nhất trí thiết lập “Quỹ chống khủng hoảng” trị giá 750 tỷ EUR. Theo đó, các nước Châu Âu đưa ra 440 tỷ EUR khoản vay mới và bơm thêm 60 tỷ EUR cho chương trình vay đang thực hiện. IMF cũng sẽ đóng góp 250 tỷ EUR cho gói cứu trợ . Gói cứu trợ mới này có quy mô còn lớn hơn cả gói cứu trợ ngân hàng của Mỹ hai năm trước đó nhằm củng cố niềm tin của thị trường.

Để đổi lấy gói cứu trợ khẩn cấp, chính quyền Athens đã chấp nhận điều kiện phải cắt giảm chi tiêu, cụ thể lương tháng thứ 13 và 14 cùng các loại tiền thưởng khác của nhân viên Nhà nước sẽ bị cắt hoàn toàn trong khi lương sẽ không được tăng trong vòng 3 năm. Lương hưu của cả khu vực công và tư đều bị giảm mạnh, còn thuế giá trị gia tăng sẽ tăng từ 21% lên 23%. Chi phí quốc phòng và hệ thống y tế quốc gia cũng sẽ bị

cắt. Kế hoạch vô cùng khắc nghiệt này nhằm đưa mức thâm thụt ngân sách của Hy Lạp xuống dưới 3% GDP vào năm 2014.

Tây Ban Nha cũng sẽ thực hiện các biện pháp cắt giảm 6 tỷ EUR đầu tư công, cắt giảm 5% lương nhân viên Nhà nước, giảm lương hưu và đầu tư vào các chính quyền vùng. Mục tiêu nhằm giảm thâm hụt ngân sách khoảng 15 tỷ EUR trong giai đoạn 2010 - 2011.

Chính phủ Bồ Đào Nha cũng công bố sẽ cắt giảm 5% tiền lương của công chức và quan chức Nhà nước, trong đó có cả các bộ trưởng, tăng 1% nhằm đưa thuế giá trị gia tăng lên 21%. Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates cũng cam kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách từ 9,3% năm 2009 xuống còn 4,6% vào cuối năm 2011, trong khi tăng từ 1 – 1,5% mức thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao.

Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ EUR trong 3 năm. Đây là nước đầu tiên tại Eurozone được hỗ trợ.

25/5/2010: Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 tỷ EUR với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách từ mức 5,3%

GDP của năm 2009 về mức 2,7% GDP.

28/5/2010: Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động.

11/11/2010: Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm của Ireland đã tăng lên 8,929% - mức cao nhất kể từ khi Châu Âu đưa đồng Euro vào lưu hành năm 1999, đặt các thị trường trái phiếu Châu Âu vào tình trạng căng thẳng cực độ. Lãi suất trái phiếu của Ireland tăng cao như vậy là do giới đầu tư ngày càng lo ngại về tình trạng nợ công của nước này.

21/11/2010: Ireland chính thức cầu cứu EU và IMF.

23/11/2010: Standard & Poor’s công bố xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Ireland bị hạ 2 bậc, từ AA- xuống còn A. Trong khi đó, xếp hạng nợ ngắn hạn của nước này giảm 1 bậc, xuống mức A-1. Đáng chú ý, cả 2 mức xếp hạng này đều được đề cập với triển vọng tiêu cực, khiến giới phân tích hoài nghi về khả năng Ireland có thể tiếp tục rớt hạng trong tương lai.

28/11/2010: 16 nước trong Eurozone cấp cho Ireland 22,5 tỷ EUR. EU và IMF cũng cho vay khoản tiền tương tự (tổng cộng là 45 tỷ EUR). Lãi suất trung bình áp dụng cho các khoản vay là 5,83%.

Tháng 5/2011: Bồ Đào Nha nhận gói cứu trợ trị giá 78 tỷ EUR từ EU và IMF.

Trong đó IMF áp dụng mức lãi suất 3,25%, còn EU dao động từ 5,5 - 6%.

14/7/2011: Quốc hội Italia đã thông qua quyết định thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm 70 tỷ EUR chi tiêu ngân sách, cắt giảm ưu đãi thuế, giảm chi tiêu phúc lợi xã hội, nâng cao tuổi về hưu, cố gắng tới năm 2014 cân bằng chi tiêu.

14/7/2011: Hy Lạp nhận điểm xếp hạng tín dụng thấp kỷ lục từ Fitch ở mức CCC (cận kề phá sản). Lý giải cho quyết định hạ bậc tín nhiệm của mình, Fitch cho rằng các chương trình tài trợ mà các tổ chức tài chính quốc tế dành cho Athens chỉ đơn thuần là tài chính chứ không đưa ra được những giải pháp đầy đủ và đáng tin cậy.

Tháng 8/2011: ECB đã tung ra số tiền khá lớn để mua trái phiếu Chính phủ của Italia và Tây Ban Nha, với điều kiện các nước này phải cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ hơn.

4/10/2011: Moody’s đã hạ 3 điểm tín nhiệm của "xứ sở mỳ ống" từ A2 xuống còn Aa2.

6/10/2011: ECB quyết định chi 40 tỷ EUR để mua lại trái phiếu có đảm bảo từ các ngân hàng.

7/10/2011: Fitch đã hạ mức tín nhiệm của Italia và Tây Ban Nha trước lo ngại hai nước này khó ổn định được tài chính do khủng hoảng nợ. Cụ thể, Fitch đã hạ 2 bậc

xếp hạng tín nhiệm của Tây Ban Nha từ AA+ xuống AA- với triển vọng tiêu cực trong khi hạ 1 bậc xếp hạng của Italia xuống A+.

9/10/2011: 3 nước Pháp, Bỉ và Luxembourg đã đồng ý về kế hoạch giải cứu Dexia – ngân hàng đầu tiên trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu. Theo đó, Bỉ sẽ chi 4 tỷ EUR để mua lại Dexia Bank Belgium - chi nhánh của Dexia tại nước này - với tổng lượng tiền gửi là 80 tỷ EUR. Ngoài ra, Dexia sẽ nhận được các khoản đảm bảo trị giá 90 tỷ EUR để duy trì hoạt động vay mượn trong 10 năm tới, trong đó, Bỉ sẽ cung cấp 60,5%, Pháp 36,5% và Luxembourg 3%.

21/2/2012: Châu Âu chi 130 tỷ EUR cứu Hy Lạp – gói cứu trợ lần 2.

9/3/2012: Moody's tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, Chính phủ Athens vừa thỏa thuận xong việc hoán đổi trái phiếu với các chủ nợ tư nhân để xóa khoản nợ 107 tỷ EUR. Theo Moody's, việc trao đổi này là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp không thể trả các khoản vay tài chính.

2. Thực trạng nợ công tại một số nước: Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải quyết khủng hoảng nợ công của EU bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w