Bảng 9:Kết cấu vốn cố định
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
Năm2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Năm2011 Giá
trị % Giá
trị % Giá
trị % Giá
trị % Giá
trị %
1. Tài sản cố định 149 7 286 6 9.841 73 4.975 56 5.157 60 - Nguyên giá 1.025 688 1.231 430 10.918 111 10.825 218 12.552 243 - Khấu hao 876 588 945 330 1.077 11 5.850 118 7.395 143 2. Chi phí trả
trước dài hạn 2.056 93 4.385 94 3.692 27 3.929 44 3.402 40 Tổng 2.205 100 4.671 100 13.533 100 8.904 100 8.559 100
Biểu đồ 4: KẾT CẤU VỐN CỐ ĐỊNH
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy vốn cố định tăng dần từ năm 2007 đến năm 2008 và năm 2009 sau đó giảm dần. Cụ thể như sau:
- Năm 2007:
• Tài sản cố định là 149 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 7%) trong đó nguyên giá là 1.025 triệu đồng (chiếm 688% trong tài sản cố định), khấu hao 876 triệu đồng (chiếm 588% trong tài sản cố định);
• Chi phí trả trước dài hạn là 2.056 triệu đồng (chiếm 93% trong tổng vốn cố định).
- Năm 2008:
• Tài sản cố định là 286 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 6%), trong đó nguyên giá là 1.231 triệu đồng (chiếm 430% trong tài sản cố định), khấu hao 945 triệu đồng (chiếm 330% trong tài sản cố định). So với năm 2007, tài sản cố định tăng 137
triệu đồng (tương ứng tăng 92%) trong đó nguyên giá tăng 206 triệu đồng (tương ứng tăng 20%), khấu hao tăng 69 triệu đồng (tương ứng tăng 8 %);
• Chi phí trả trước dài hạn là 4.385 triệu đồng (chiếm 94% trong tổng vốn cố định).
So với năm 2007, chi phí trả trước dài hạn tăng 2.329 triệu đồng (tương ứng tăng 113%).
- Năm 2009 :
• Tài sản cố định là 9.841 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 73%), trong đó nguyên giá là 10.918 triệu đồng (chiếm 111% trong tài sản cố định), khấu hao 1.077 triệu đồng (chiếm 11% trong tài sản cố định). So với năm 2008, tài sản cố định tăng 9.555triệu đồng (tương ứng tăng 3.341%) trong đó nguyên giá tăng 9.687 triệu đồng (tương ứng tăng 787%), khấu hao tăng 132 triệu đồng (tương ứng tăng 14
%);
• Chi phí trả trước dài hạn là 3.692 triệu đồng (chiếm 27% trong tổng vốn cố định).
So với năm 2008, chi phí trả trước dài hạn giảm 693 triệu đồng (tương ứng giảm 16%).
- Năm 2010
• Tài sản cố định là 4.975 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 56%), trong đó nguyên giá là 10.825 triệu đồng (chiếm 218% trong tài sản cố định), khấu hao 5.850 triệu đồng (chiếm 118% trong tài sản cố định). So với năm 2009, tài sản cố định giảm 4.866 triệu đồng (tương ứng giảm 49%) trong đó nguyên giá giảm 93 triệu đồng (tương ứng giảm 1%), khấu hao tăng 4773 triệu đồng (tương ứng tăng 443 %);
• Chi phí trả trước dài hạn là 3.929 triệu đồng (chiếm 44% trong tổng vốn cố định).
So với năm 2009, chi phí trả trước dài hạn tăng 237 triệu đồng (tương ứng tăng 6%).
- Năm 2011
• Tài sản cố định là 5.157 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 60%), trong đó nguyên giá là 12.552 triệu đồng (chiếm 243% trong tài sản cố định), khấu hao 7.395 triệu đồng (chiếm 143% trong tài sản cố định). So với năm 2010, tài sản cố định tăng 182
triệu đồng (tương ứng tăng 4%), trong đó nguyên giá tăng 1.727 triệu đồng (tương ứng giảm 16%), khấu hao tăng 1.545 triệu đồng (tương ứng tăng 26 %);
• Chi phí trả trước dài hạn là 3.402 triệu đồng (chiếm 40% trong tổng vốn cố định).
So với năm 2010, chi phí trả trước dài hạn giảm 527 triệu đồng (tương ứng giảm 13%).
Tóm lại ta thấy nguyên giá tài sản tăng đột ngột năm 2009 là do năm này công ty đầu tư mua thiết bị công nghệ mới phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty.
Năm 2011 nguyên giá ở mức cao nhất điêu này chứng tỏ công ty thường xuyên cập nhật công nghệ mới để nâng cao hiệu quả hoạt động .Tuy nhiên, tài sản cố định năm này lai giảm là do công ty khấu hao quá nhiều. Công ty cần xem xét xem mức khấu hao như thế đã là hợp lý chưa?
2.2.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định
Bảng 10: Khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định
Đơn vị tính: 1.000.000đ
Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch N2008
- N2007
N2009 -N2008
N2010 -N2009
N2011 -N2010 1. VCSH 5.162 5.049 20.414 20.527 57.677 -113 15.365 113 37.150 2. VCĐ 2.205 4.671 13.533 8.904 8.559 2.466 8.862 -4.629 -345 Chênh
lệch 2.957 378 6.881 11.623 49.118 -2.579 6.503 4.742 37.495
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy vốn chủ sở hữu tăng qua các năm còn vốn cố định tăng đột biến năm 2009 sau đó giảm dần.
- Năm 2007, vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn cố định 2.957 triệu đồng.
- Năm 2008, vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn cố định 378 triệu đồng, trong đó vốn chủ sở hữu giảm 113 triệu đồng, vốn cố định tăng 2.466 triệu đồng nhưng giá trị tài sản cố định vẫn thấp hơn vốn chủ sở hữu.
- Năm 2009, vốn chủ sở hữu và vốn cố định đều tăng đột biến (so với năm 2008 vốn chủ sở hữu tăng gấp 3 lần còn vốn cố định tăng gấp 2 lần). Vì vốn chủ sở
hữu nhiều hơn so với vốn cố định nên mức chênh lệch cũng đáng kể 6.881 triệu đồng, mức chênh lệch này gấp 17 lần so với mức chênh lệch năm 2008.
- Năm 2010, mức chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn cố định là 11.623 triệu đồng. So với năm 2009, vốn chủ sở hữu tăng 113 triệu đồng, vốn cố định giảm đột ngột (giảm 4.629 triệu đồng) cho nên mức chênh lệch tăng 4.712 triệu đồng.
- Năm 2011, vốn chủ sở hữu tăng 37.150 triệu đồng (tăng 1.8 lần) trong khi đó vốn cố định giảm 345 triệu đồng nên mức chênh lệch là 49.118 triệu đồng (tăng 37.495 triệu đồng so với năm 2010).
Do vốn sở hữu luôn lớn hơn vốn cố định (có thời kỳ lớn hơn rất nhiều đó là năm 2011) chứng tỏ Công ty luôn đảm bảo vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua việc phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cố định, một lần nữa cho thấy Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả cho nên khả năng đảm bảo về mặt tài chính cao.
2.2.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Bảng 11: Tình hình sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
N2011 so với N2010
± %
1. Nguyên giá 1.000.000đ 1.025 1.231 10.918 10.825 12.552 1.727 15,95 2. Khấu hao 1.000.000đ 876 945 1.077 5.850 7.395 1.545 26,41 3. Giá trị còn lại 1.000.000đ 149 286 9.841 4.975 5.157 182 3,66
4. Hệ số hao mòn lần 0,85 0,77 0,10 0,54 0,59 0,05 9,02
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy hệ số hao mòn là khá thấp: năm 2007 lớn nhất là 0,85 và năm 2009 nhỏ nhất là 0,10. Công ty đầu tư vào tài sản cố định khá cao và tăng đột biến là năm 2009. Tuy nhiên thì mức khấu hao lại tăng nhiều vào năm 2010 (tăng hơn 4 lần so với năm2009) làm hệ số hao mòn cũng tăng lên 4 lần và năm 2011 mức khấu hao tăng 1.727 triệu đồng so với năm 2010 làm hệ số hao mòn tiếp tục tăng.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Vinafco
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
N2011 so với N2010
± %
1. Doanh thu 1.000.000
đ 112.215 193.236 119.358 197.11
9 211.191 14.072 7 2. Lợi nhuận 1.000.000
đ
2.63
3 4.610 -9.472 13.10
3 15.851 2.748 21 3. VCĐ bq 1.000.000
đ
2.10
5 3.438 9.102 11.21
9 8.732 -2.487 -22 4. Hiệu suất
sd VCĐ Lần 53 56 13 18 24 7 38
5. Hiệu quả sd
VCĐ % 125 134 -104 117 182 65 55
Nhận xét:
Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy
a. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu phản ánh một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Tổng doanh thu năm Vốn cố định bình quân năm - Năm 2007, hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu là 53 lần.
- Năm 2008, hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu là 56 lần ( cao nhất trong 5 năm 2007-2011). Điều này là do doanh thu tăng 81.021 triệu đồng (tương ứng tăng 72%) và Vốn cố định bình quân tăng 1.333 triệu đồng (tương ứng tăng
63%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 3% (tương ứng tăng 5% so với năm 2007).
- Năm 2009, hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu là 13 lần đã giảm 43 lần so với năm 2008, tương đương với tỷ lệ giảm là 77%. Nếu hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là không đổi và bằng 56 lần thì để đạt mức doanh thu như năm 2009, Công ty cần sử dụng:
119.358
= 2.131triệu đồng vốn cố định 56
Nguyên nhân hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu năm 2009 thấp hơn năm 2008 là do trong năm 2009 doanh thu giảm 73.878 triệu đồng ( tương ứng với giảm 38 %), vốn cố định bình quân tăng 5.664 triệu đồng (tương ứng tăng 165 %) làm cho hiệu quả sử dụng vốn suy giảm.
- Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn cố định theo doanh thu là 18 lần.Tuy hơn năm 2009 nhưng vẫn ở mức thấp so với những năm trước đó. Điều này là do doanh thu tăng 77.761 triệu đồng (tương ứng tăng 65%) và vốn cố định bình quân tăng 2.117 triệu đồng (tương ứng tăng 23%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 4% (tương ứng tăng 34% so với năm 2009).
- Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn cố địnhtheo doanh thu là 24 lần. Điều này là do doanh thu tăng 14.072 triệu đồng (tương ứng tăng 7%) và vốn cố định bình quân giảm 2.478 triệu đồng (tương ứng giảm 22%). Mức giảm của vốn cố định không bằng mức tăng doanh thu nên hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 7% (tương ứng tăng 38% so với năm 2010).
b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận phản ánh một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận năm Vốn cố định bình quân năm - Năm 2007, hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận 125% .
- Năm 2008, hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận 134%. Điều này là do lợi nhuận tăng 1.977triệu đồng (tương ứng tăng 75%) và Vốn cố định bình quân tăng 1.333 triệu đồng (tương ứng tăng 63%) làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng 9% (tương ứng tăng 7% so với năm 2007).
- Năm 2009, hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận là -104% đã giảm 238% so với năm 2008, tương đương với tỷ lệ giảm là 178%. Nếu hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 là không đổi và bằng 134% thì để đạt mức lợi nhuận như năm 2009, Công ty cần sử dụng:
-9.472
= -71triệu đồng vốn cố định 134
Nguyên nhân hiệu quả sử dụng vốn theo lợi nhuận năm 2009 thấp hơn năm 2008 (thậm chí là âm) là do trong năm 2009 lợi nhuận giảm 14.082 triệu đồng ( tương ứng với giảm 305 %), vốn cố định bình quân tăng 5.664 triệu đồng (tương ứng tăng 165 %) làm cho hiệu quả sử dụng vốn suy giảm.
- Năm 2010, hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận 117%. Điều này là do lợi nhuận tăng 22.575 triệu đồng và vốn cố định bình quân tăng 2.117 triệu đồng (tương ứng tăng 23%) làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 221% .
- Năm 2011, hiệu quả sử dụng vốn cố định theo lợi nhuận 182% (cao nhất trong 5 năm 2007-2011). Điều này là do lợi nhuận tăng 2.748 triệu đồng (tương ứng tăng 7%) và vốn cố định bình quân giảm 2.478 triệu đồng (tương ứng giảm 22%) nên hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 65% (tương ứng tăng 55% so với năm 2010).
2.2.5. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Vinafco
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
N2011 so với N2010
± %
1. Doanh thu 1.000.000đ 112.215 193.236 119.358 197.119 211.191 14.072 7
2. Lợi nhuận 1.000.000đ 2.633 4.610 -9.472 13.103 15.851 2.748 21
3. TSCĐ 1.000.000đ 149 286 9.841 4.975 5.157 182 4
4. Hiệu suất sd
TSCĐ Lần 753 676 12 40 41 1 3
5. Hiệu quả sd
TSCĐ % 18 16 -1 3 3 0 17
Nhận xét:
Tài sản cố định là một bộ phận cấu thành nên vốn cố định và chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng giá trị tài sản. Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy:
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty cho biết cứ 1 đồng tài sản cố định thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu Giá trị tài sản cố định
Năm 2007, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là cao nhất 753 lần, tiếp đó là năm 2008 (676 lần), sau đó giảm đột ngột vào năm 2009 (giảm 664 so với năm 2008).
Điều này là do doanh thu giảm 73.878 triệu đồng(tương ứng với 38%) trong khi tài sản cố định tăng 9.555 triệu đồng(tương ứng với 3.341%). Những năm sau đó ( năm 2010, năm 2011) hiệu suất sử dụng tài sản cố định tuy có tăng nhưng vẫn không bằng năm 2007 và 2008.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định thể hiện cứ 1 đồng tài sản cố định thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định = Lợi nhuận Giá trị tài sản cố định
Mặc dù lợi nhuận và tài sản cố định năm 2011 là cao nhất nhưng năm 2007 có hiệu quả sử dụng tài sản cố định là cao nhất (18 lần), năm thấp nhất là năm 2009 (-1 lần).
2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động