Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vận tải biển vinafco (Trang 32 - 35)

2.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1. Phân tích kết cấu nguồn vốn lưu động

2.3.2. Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Công ty

Bảng 15: Khả năng đảm bảo nguồn vốn lưu động của Vinafco

Đơn vị tính: 1.000.000đ

Chỉ tiêu Năm

2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

N2011 so với N2010

± %

1. Nguồn VLĐ 28.117 36.536 42.604 56.105 85.691 29.586 53 2. Vay ngắn hạn 11.160 36.065 35.654 42.677 35.231 -7.446 -17 Chênh lệch 16.957 471 6.950 13.428 50.460 37.032 70

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy nguồn vốn lưu động tăng qua các năm còn vay ngắn hạn tăng giảm không đều.

- Năm 2007, nguồn vốn lưu động lớn hơn vay ngắn hạn 16.957 triệu đồng.

- Năm 2008, nguồn vốn lưu động lớn hơn vay ngắn hạn 471 triệu đồng. Tuy mức chênh lệch không bằng năm 2007 nhưng nguồn vốn lưu động tăng 8.419 triệu đồng (tương ứng tăng 30%) còn vay ngắn hạn tăng 24.905 triệu đồng (tương ứng tăng 223%).

- Năm 2009,mức chênh lệch nguồn vốn lưu động và vay ngắn hạn là 6.950 triệu đồng . Trong đó vay ngắn hạn đã giảm 411 triệu đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã giảm lượng tiền chiếm dụng của dơn vị khác để đảm bảo nhu cầu hoạt động kinh doanh được thương xuyên liên tục. Việc giảm vốn vay sẽ làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng lên.

- Năm 2010, mức chênh lệch này tiếp tục tăng (tăng 6.478 triệu đồng) trong đó nguồn vốn lưu động tăng 13.501 triệu đồng (tương ứng tăng 32%) đồng thời vay ngắn hạn cũng tăng 7.023 triệu đồng (tăng 20%). Như vậy trong năm 2010 khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp.

- Năm 2011, mức chênh lệch này là lớn nhất (50.460 triệu đồng), Nguồn vốn lưu động tăng 29.586 triệu đồng trong khi đó vay ngắn hạn giảm 7.446 triêu đồng.

Điều này làm khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng lên đáng kể.

Tuy công ty đã chú trọng trả nợ vay nhưng giá trị vay ngắn hạn vẫn ở mức cao, Công ty cần chú trọng giảm nợ vay hơn nữa để giảm lãi vay nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng tích lũy từ nội bộ.

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Số lần luân chuyển vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Kỳ luân chuyển bình quân = 360

Số lần luân chuyển vốn lưu động

Trong đó:

Vốn lưu động bình quân = VLĐ đầu năm + VLĐ cuối năm 2

Bảng 16: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Vinafco

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1. Doanh thu thuần

1.000.000

đ 112.215 193.236 119.358 197.119 211.191

2. Vốn LĐ bình quân

1.000.000

đ 27.482 32.327 39.570 49.355 70.898 3. Tốc độ luân chuyển

VLĐ Vòng 4 6 3 4 3

4. Kỳ luân chuyển bq

VLĐ Ngày 88 60 119 90 121

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên, ta có thể nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên thì số ngày thực hiện một vòng quay trong năm giảm xuống.

- Năm 2007, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 4 vòng, kỳ luân chuyển vốn lưu động là 88 ngày.

- Năm 2008, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 6 vòng, tăng 2 vòng so với năm 2007 hay tăng 46% do tốc độ tăng doanh thu (tăng 72%) lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Điều này cho thấy cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau 1 năm sẽ thu về 6 đồng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thì kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm (giảm 28 ngày).

- Năm 2009, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 3 vòng giảm 3 vòng so với năm 2008 hay giảm 50% do doanh thu giảm 73.878 triệu đồng (giảm 38%), vốn lưu động tăng 7.244 triệu đồng (tăng 22%). Điều này cho thấy cứ một đồng vốn lưu

động kinh doanh thì sau 1 năm sẽ thu về 3 đồng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng (tăng 59 ngày).

- Năm 2010, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 4 vòng tăng 1vòng so với năm 2009 hay tăng 32% do tốc độ tăng doanh thu (tăng 65%) lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Điều này cho thấy cứ một đồng vốn lưu động kinh doanh thì sau 1 năm sẽ thu về 4 đồng. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng thì kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm (giảm 29 ngày).

- Năm 2011, tốc độ luân chuyển vốn lưu động là 3 vòng giảm 1 vòng so với năm 2010 hay giảm 25% do tốc độ tăng doanh thu (tăng 7%) ít hơn tốc độ tăng vốn lưu động (tăng 44%). Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm thì kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng (tăng 31 ngày).

Công ty muốn đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là tăng số vòng quay vốn trong kỳ, hoặc giảm số ngày của vòng quay vốn dẫn đến kết quả là tiết kiệm được vốn. Muốn vậy, Công ty phải phối hợp nhiều biện pháp nhằm giảm lượng vốn ở cỏc khừu, cỏc giai đoạn trong quỏ trỡnh kinh doanh. Vấn đề giảm khối lượng vốn lưu động và nâng cao mức luân chuyển có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc rút ngắn thời gian luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động phản ánh sự phát triển của trình độ sản xuất, phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, chất lượng của việc tổ chức quản lý kinh doanh.

Một phần của tài liệu hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vận tải biển vinafco (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w