2. Giới thuyết khái niệm về tự sự học 1. Lược sử quan niệm về tự sự học
1.2. Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm
1.2.3. Cách kể độc đáo với những chi tiết lạ, tượng trưng
Những người đàn bà tắm là một cuốn tiểu thuyết có kết cấu mở bởi vậy nó gợi ra rất nhiều ý nghĩa. Có được điều đó là nhờ vào tác giả đã khéo léo chọn lọc các chi tiết trong quá trình kể chuyện.
Những người đàn bà tắm là một khúc hoan ca giản dị. Suy cho cùng những sự kiện làm biến đổi cuộc đời ta thường gắn liền với những cái ngẫu nhiên giản dị. Ký ức khi đã trưởng thành thường cũng chỉ xúc động vì những điều giản dị. Và bên cạnh phản ánh những vấn đề nóng bỏng của xã hội thì Những người đàn bà tắm là một câu chuyện Tình yêu giản dị
Đến với tác phẩm, thấm thía một chân lý đơn giản rằng “Sự chết không phải đối nghịch của sự sống, mà là một phần của sự sống”. Sống, tức là nuôi dưỡng Chết. Đó là hai phạm trù bất diệt. Sự chết không phải là chấm dứt cũng không phải là bắt đầu. Nó ở ngay đây và được chính sự sống nuôi dưỡng và ta cũng hiểu được tại sao những nhân vật trong trắng, thuần khiết (Doãn Tiểu Thuyên), xinh đẹp, cô đơn (Đường Phi), xa rời cuộc sống.
Bạn tìm đến Những người đàn bà tắm vì cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết diễm tình bi lụy, tang thương thì nhất định bạn sẽ thất vọng. Nhưng nếu bạn muốn khám phá ra những điều mới lạ về một giai đoạn lịch sử, về sự trưởng thành của một thế hệ thanh niên, về những chân lý được khám phá qua đau thương và cái chết thì tác phẩm này là sự lựa chọn chính xác nhất của bạn. Những người đàn bà tắm không “ướt át” nhưng chắc chắn không
“khô khan” bởi Thiết Ngưng đã sử dụng rất nhiều những chi tiết ảo, tượng trưng hay những đoạn văn đậm chất thơ nhưng không kém phần ám ảnh.
1.2.3.1. Những chi tiết ảo, tượng trưng...
Đọc Những người đàn bà tắm, nhiều lúc cảm thấy “lạnh người” bởi cách sử dụng chi tiết của tác giả. Chi tiết đó hư hư thật thật, ẩn dụ mơ hồ, hiển hiện đó bỗng chốc lại bay đi. Nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời nhân vật. Có khi nhân cách, tâm hồn nhân vật được phản ánh qua hình ảnh đó. “Vành môi của Đường Phi” là minh chứng xác thực nhất.
Vành môi Đường Phi – Dòng nước mát gột rửa tâm hồn
Phi là một cô gái đẹp, cái đẹp khiến cho hai người bạn thân là Khiêu và Mạnh Do Do cũng phải ghen tị “Đôi lông mày đen, cặp môi đỏ và mái tóc màu hạt dẻ uốn lượn trước trán...Đôi mắt hơi xếch trông Phi vừa trang nghiêm vừa có vể đồi trụy...Trước khi gặp Phi, chưa một người con gái nào làm Khiêu xúc động đến thế” [5, 111,112]. Phi cô đơn và chịu sự ghẻ lạnh của người khác ngay từ khi mới lọt lòng. Phi không có cha, mẹ chết trong một lần bị đấu tố, phê phán vì tội danh chửa hoang. Phi được cậu ruột là bác sĩ Đường đem về nuôi. Sự hao khuyết về tình cảm hình thành trong Phi tính cách bất cần, nổi loạn “cần phải sống cho đến phút cuối cùng”. Phi căm ghét hay nói đúng hơn là Phi coi thường xã hội cô đang sống. Cái xã hội đã cướp đi những người thân yêu nhất của cô. Phi đến với đàn ông, “lăn xả” vào họ.
Không ai từ chối Phi. Từ lão Phó thị trưởng đến anh công nhân Thích, Thôi, diễn viên múa, họa sĩ...đều ao ước có được Phi. Họ chỉ cần Phi gật đầu thì sẽ chấp nhận những điều kiện mà Phi đưa ra. Tần suất nhân vật này đến với những gã đàn ông khá nhiều trong tác phẩm nhưng không hiểu sao, người đọc vẫn không thấy “bẩn”, trái lại, thương Phi với nỗi xót xa xen lẫn sự cảm phục. Không cảm phục sao được khi Phi đánh đổi bản thân mình với lão Phó thị trưởng để bạn mình được vào làm ở Nhà xuất bản. Còn Phi, có thể có những tháng ngày tốt đẹp hơn nhưng dư luận và bản năng nổi loạn mà mạnh mẽ trên hết thảy là khao khát đến cháy bỏng được gặp người cha chưa một lần được gọi tên; để hôn lên má ông bằng “vành môi” với tất cả tình thương yêu mà Phi đã gìn giữ bao nhiêu năm qua. Mẹ và cậu là những người Phi nương tựa nhưng Phi không nhớ nhiều như nỗi nhớ dai dẳng về người cha
còn ẩn náu đâu đó. Trong cuộc sống của Phi có thể không còn tình yêu hay chỉ còn lại chút ít, chút ít nhỏ bé, Phi muốn vĩnh viễn giữ lại, giữ lại cho người đàn ông đã cho Phi sinh mệnh.
Đau đớn hơn đến khi lỡa bỏ cừi đời, Phi cũng khụng gặp được người cha thân yêu. Phi chỉ đoán lờ mờ rằng, người đàn ông có tên là Du Đại Thanh ấy “có lẽ” là cha cô. Phi chỉ lên môi mình và nói với Khiêu bằng những hơi thở yếu ớt cuối cùng “có thể Khiêu không tin, tớ qua tay rất nhiều thằng đàn ông, nhưng không một ai được đụng đến làn môi tớ, không một ai được đụng đến môi tớ, tớ không cho chúng đụng đến...Khiêu, đến đây, đằng ấy đến đây, nghe tớ nói: miệng tớ sạch sẽ, đó là phần duy nhất còn lại. Cho tớ hôn đằng ấy đi, cho tớ hôn nào” [5, 380,381].
Phi là người con gái đẹp với trăm ngàn thương tích nhưng đôi môi Phi sạch sẽ, không một người đàn ông nào được đụng đến môi Phi. Phi luôn nghĩ về người cha trong lòng, không bao giờ oán giận ông. Phi cố gắng giữ đôi môi trong sạch đẹp đẽ là để dâng hiến cho người cha, nhất định Phi rất khao khát được hôn người cha bằng cặp môi trong trắng của trẻ thơ, cảm ơn người đã cho Phi sinh mệnh... Không ai có được nghị lực như thế, trừ phi biến điều ràng buộc thành niềm tin. Trong lòng Đường Phi có một niềm tin, đó là được người cha tìm kiếm và yêu thương.
Phi đồi trụy là thế, phá phách là thế, ngang tàng là thế nhưng Phi
“Đẹp” quá! Tâm hồn Phi trong sáng, thánh thiện đến không ngờ. Phi không muốn ai thương hại, xót xa cho Phi. Phi chết trong niềm kiêu hãnh vương vấn một nỗi nuối tiếc về sự chưa viên mãn của cuộc đời. Cái chết của Phi là sự thăng hoa của nước mắt và tình thương, như dòng suối trong lành bất tận
“gột rửa” cho Khiêu những mảng đen u ám bấy lâu cắm rễ trong tâm hồn.
Với Khiêu, Đường Phi là hiện thân cho vẻ đẹp mỹ miều của bé Thuyên.
Nhìn thấy Phi, Khiêu như bắt gặp hình ảnh của bé Thuyên thuở nào. Mỗi lần ngồi trên ghế sofa, Khiêu như nghe thấy tiếng kêu não nùng từ phía dưới của bé. Phi ra đi, mang theo bí mật chưa tỏ cùng ai nhưng cô đã để lại trên má Khiêu vành môi làm nhân chứng. Cái chết của Phi như thức tỉnh Khiêu trong suốt những năm tháng đằng đẵng ru mình trong bóng tối của ân hận, giày vò
“nước mắt đầm đìa khuôn mặt Khiêu, như khoan khoái sau khi giải lao, như
sau một trăm năm không ngủ được đưa đến nơi u tối có thể an giấc. Nước mắt là nước mắt ấy không nhanh không chậm xoá đi tất cả mọi cách trở trong tâm hồn, không nhanh không chậm trào lên mắt” [5, 383].
Những người đàn bà tắm là một quá trình tắm gội nhưng có thể xem quá trình này có hai lần thay đổi lớn là chi tiết “Vành môi Đường Phi” xuất hiện và cái chết của bé Thuyên được làm sáng tỏ. Chỉ có qua những lần này, các nhân vật, đặc biệt là Khiêu và Trần Tại mới được “hồi sinh”, được thanh thản một cuộc sống như bao người bỡnh thường khỏc trờn cừi đời này.
Không chỉ có “Vành môi Đường Phi”, trong tác phẩm còn rất nhiều chi tiết ảo được sử dụng...
Cây ngô đồng Tây; chiếc nhẫn kim cương; những giấc mơ; bộ khuy tay áo bằng vàng của ông ngoại - những chi tiết ảo, tượng trưng làm cho tác phẩm thêm sinh động
Như đã nói ở trên, Những người đàn bà tắm là hành trình của những con người đi tìm lại chính mình. Bởi vậy tính chất triết lý, suy tư bao phủ khá đậm trong tác phẩm. Người nào không kiên nhẫn, và đọc tác phẩm theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” chắc hẳn sẽ bỏ dở chừng. Nói như vậy không có nghĩa đây là tác phẩm khó đọc mà xét theo xu thế hiện nay, giới trẻ chỉ thích đọc những truyện trinh thám xen kẽ với những cuốn tiểu thuyết diễm tình thì một tác phẩm có giọng văn mới lạ, đảo lộn thời gian cốt truyện như Những người đàn bà tắm không phải là dễ dàng được chấp nhận ngay. Bởi vậy, việc sử dụng những chi tiết ảo, tượng trưng đã làm cho tác phẩm trở nên mượt mà, hấp dẫn hơn.
Nghệ thuật sử dụng chi tiết đòi hỏi tài năng của tác giả. Sử dụng làm sao để chi tiết đó có sức “gợi”, ám ảnh đến khi gấp sách lại, người ta vẫn không thôi quên được nội dung tác phẩm. Thiết Ngưng đặc biệt có tài trong lĩnh vực này. Điều đó không chỉ thể hiện trong Những người đàn bà tắm mà còn ở rất nhiều các tác phẩm khác của nhà văn.
Trong Chơi vơi trời chiều, chi tiết người đàn bà trải qua đói rét cả đời lo “tích luỹ chăn bông”, đi đâu cũng lo mua thêm chăn bông, về già chất cả một nhà chăn bông nghe như bịa, nhưng là cái bịa nói đúng bản chất sự thực.
Có thể nói những kiểu chi tiết kiểu Gogol hay Kafka như thế nâng chất
lượng truyện lên một trình độ mới. Trong Mùa hái bông, thì cái cảnh Quốc ngủ với Hĩm ngoài đồng ngô trước lúc bắn Hĩm đọc rợn cả người cũng là chi tiết đắt giá.
Trong các loại trang sức nam giới, Khiêu thích nhất là khuy tay áo, nó gợi cảm giác mẫu mực cổ điển. Điều này có thể ảnh hưởng bởi mẹ Khiêu - Chương Vũ – đã cất giữ một “bộ khuy tay áo” của ông ngoại, bằng vàng 18K mặt kim cương của người yêu ông ngoại học ở Anh về tặng. Từ bộ khuy tay áo nạm kim cương cổ xưa đã đánh thức nỗi khao khát bí ẩn đầu tiên đối với người khác giới, Khiêu nhiều lần bắt mẹ kể về người yêu của ông ngoại, với nỗi niềm của thế hệ sau, với sự cảm thông của người thuộc thế hệ sau, với tấm lòng khâm phục của người thuộc thế hệ sau - chỉ có những người thuộc thế hệ sau mới có tình cảm đối với nỗi đau và sự phức tạp của gia đình. Chương Vũ không thích “bộ khuy áo” ấy, có lẽ đó là cách thể hiện tấm lòng thành với mẹ mình. Chị giữ lại “bộ khuy áo” ấy có thể do thích mặt kim cương hơn là ghét tình địch của mẹ. Bộ khuy áo bằng vàng là minh chứng cho những mối tình dở dang, sóng gió từ ông ngoại đến Chương Vũ rồi tới Khiêu. Từ “bộ khuy áo” đó, Khiêu có thói quen cứ nhìn bất cứ người đàn ông nào, đập vào mắt cô đầu tiên là khuy áo. Khiêu thích nhất là “bộ khuy áo” vì nó gợi cảm giác mẫu mực, cổ điển. Trên chuyến bay đi Austin, Khiêu cũng chỉ chú ý đến khuy tay áo hình bầu dục của một người đàn ông Mỹ. Hay khi khi đang lưỡng lự trước quyết định gặp Phó thị trưởng Du Đại Thanh ở thang máy, Khiêu chú ý đến cúc áo thứ hai của một nhân viên văn phòng và nghĩ, nếu anh này ra trước thì Khiêu sẽ không găp ông Thanh. Còn nếu ra sau thì Khiêu sẽ gặp ông ta vậy.
Kết quả anh này ấn nút tầng bảy, còn Khiêu lên tầng ba.
“Bộ khuy áo” - Nó như một thứ bùa mê gắn với tâm linh của Khiêu.
Khi quan hệ giữa Khiêu và Phương Kăng bắt đầu sóng gió, Khiêu có ý định lấy bộ khuy áo của ông ngoại để tặng cho anh ta vì Khiêu nghĩ “Khiêu một lòng làm vợ Phương Kăng, vô cùng khâm phục và khát khao mong muốn noi gương người tình của ông ngoại thời xa xưa.” [5, 330].
Phương Kăng là người con trai đầu tiên mà Khiêu dâng hiến, nhưng Phương Kăng đã phũ phàng bỏ Khiêu sau khi cô đưa anh ta trở lại làm người đàn ông theo đúng nghĩa. Trước sự níu kéo, đau khổ của Khiêu, Phi đã đến
gặp Phương Kăng để tìm hiểu sự tình. Anh ta phủ nhận và nhờ Phi mang về tặng Khiêu một “chiếc nhẫn bạch kim màu hồng ngọc”. Nhìn thấy nó, Khiêu thanh thản đến lạ kỳ, cô cầm chiếc nhẫn và tung lên cây ngô đồng Tây mặc sự tiếc nuối, thèm khát của Đường Phi. Khiêu ngộ ra “cái nhẫn này có lúc như một dấu chấm câu, có lúc lại như huyệt không đáy”, “nó như giọt máu tươi chói lòa giữa trời xanh”, “trên thế gian này những gì mua được bằng tiền đều rẻ cả”. Cái cây đeo nhẫn không phải là con gái thì là ai cơ chứ, chiếc nhẫn đương nhiên được đeo trên cành cây. Có lẽ chúng ta chưa ai quan sát kỹ cây trong vườn hoa hoặc trên đường phố, dáng thanh cao và mộc mạc của cây che đậy biết bao điều bí ẩn. Cây đang vươn cao tay và chứa đựng chiếc nhẫn bạch kim hồng ngọc không thích hợp với nó. Chúng ta đâu biết trên cây có bao nhiêu chiếc nhẫn (là bấy nhiêu cuộc tình dở dang), có thể cây là tay, nếu mặt đất là con gái thì cây trên núi và cây trên đồng là những cánh tay con gái. Cứ để nhẫn trên cành cây, nhẫn tiếp xúc với cành cây có ý nghĩa hơn là da thịt con người. Cả Khiêu và Phi “cùng thấy chiếc nhẫn biến mất trong vòm lá ngô đồng Tây, với con người trên mặt đất, điều ấy có thể là rất tuyệt, vẫn nói “rất tuyệt” đấy thôi. Với cái nhẫn trên không trung lại như lời mời chào, như lời mời của cây với cái nhẫn khi đang bay lượn cô độc trên không chưa biết rơi vào đâu” [5, 259].
Khiêu dành tình cảm cho Phương Kăng, dâng hiến cho Phương Kăng.
Vậy Khiêu có yêu anh ta không? Có lẽ là có nhưng tình yêu đó không đủ lớn để Khiêu theo đuổi Phương Kăng đến cùng. Một cô gái vào tuổi trưởng thành, trước ánh sáng hào hoa của thần tượng thường dễ lay động. Cô làm tất cả vì anh ta cũng là cho mình, cho ước mơ được làm vui lòng thần tượng mà biết bao người con gái thèm khát không có được. Sau những đổ vỡ xảy ra, Khiêu nhận ra bản chất thật của Phương Kăng. Là người sống thiên về lý trí, Khiêu dũng mãnh vượt qua nỗi đau, và ngộ ra rằng “Cái na ná Tình yêu thì có trăm nghìn. Nhưng đích thực Tình yêu duy chỉ có một” và Trần Tại chính là “một nửa” đích thực của đời Khiêu.
Bên cạnh đó, việc “những giấc mơ” xuất hiện đã phủ lên màu sắc lung linh, huyền bí cho tác phẩm. Đó là “những giấc mơ” của Khiêu về Trần Tại, về Phàm. Giấc mơ phản ánh hiện thực cuộc sống. Giấc mơ là sự giải tỏa ức
chế tâm lý khi mà cuộc sống hiện thực không được như mong muốn. Phàm nói về cuộc sống ở Mỹ, Khiêu nằm mơ thấy Phàm kêu cứu, một nỗi xót xa dâng ngập lòng Khiêu. Cô không biết làm gì để “giải thoát” cho em. Khiêu cảm thấy bất lực. Ở bên Trần Tại, Khiêu được hạnh phúc, được thỏa mãn.
Anh đi xa, sự hẫng hụt, trống vắng bắt đầu hành hạ Khiêu. Và chỉ có trong giấc mơ, được ân ái cùng anh, Khiêu mới lấy lại được cân bằng. Giấc mơ là cầu nối hiệu quả nhất xé bỏ mọi rào cản về không gian và thời gian, những quy tắc ràng buộc để con người có thể làm gì mình muốn mà không bị ai phán xét, trách móc. Đó là thủ pháp nghệ thuật mà Thiết Ngưng đã sử dụng một cách tinh tế, hiệu quả trong tác phẩm.
Bên cạnh việc sử dụng những chi tiết ảo, tượng trưng, nhà văn còn rất tinh tế khi đặt mỗi chương bằng tựa đề có tính ẩn dụ mang đậm chất thơ.
1.2.3.2 Mỗi chương mang một tựa đề đậm chất thơ nhưng không kém phần ám ảnh.
Văn học nghệ thuật là tiếng nói tri âm, nghệ thuật sinh ra từ niềm khát vọng bộc lộ, giãi bày, chia sẻ của con người. Động lực thúc đẩy trực tiếp nhà văn là nhu cầu tình cảm, tinh thần. Nhà văn Nga V.Raxphuchin đã bộc lộ
“Nếu tôi viết là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người, tôi cảm thấy sự thiếu thốn nào đó. Phải tin rằng văn học cần phải cố gắng phô diễn cái gì đòi được viết ra, đặc biệt là các hiện tượng mà chỉ văn học mới có thể khai thỏc và núi rừ”. Cỏi nỗi đau ấy, cảm giỏc về một sự thiếu thốn nào ấy đó thụi thúc nhà văn phải tìm hình thức bộc lộ mà văn học là hình thức bộc lộ sâu sắc và đầy đủ nhất. Những rung động của nhà văn thật đa dạng và phong phú. Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, niềm yêu thương và hờn giận. Những rung động là tình trạng đặc biệt của tâm hồn là khi tâm hồn dậy sóng chứ không phải là phút giây bình yên, bình lặng.
Những người đàn bà tắm là tiếng nói khát khao vươn mình lên những cái ích kỷ, nhỏ nhen toan tính, là cuộc “tắm gội” mong muốn hồi sinh sau những chua cay, mất mát. Một quá trình “lột xác”, một “cuộc trưởng thành”
của nhân vật về tâm hồn và nhân cách. Được “mang tiếng” là nhà văn nói thẳng, viết thẳng nhưng Thiết Ngưng đã khéo léo khi sử dụng tựa đề của mỗi