Giọng điệu tự sự

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong những người đàn bà tắm (Trang 113 - 151)

2. Giới thuyết khái niệm về tự sự học 1. Lược sử quan niệm về tự sự học

3.2. Giọng điệu tự sự

Tác phẩm là sự kết hợp của nhiều điểm nhìn, nhiều người kể chuyện đã tạo ra được những sắc thái khác nhau trong việc sử dụng ngôn ngữ. Bên cạnh những yếu tố khác tạo nên giá trị nghệ thuật cho tác phẩm thì kết cấu đa giọng điệu góp phần làm cho bức tranh sống động, linh hoạt hơn.

Giọng điệu trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của giới nghiên cứu văn học hiện đại, khi càng ngày ý thức cá nhân càng trỗi dậy mạnh mẽ trong văn chương và kéo theo đó là sự khẳng định phong cách cá nhân của nhà văn. Để tác phẩm mình xuất hiện một cách đầy ấn tượng và tạo dựng cho mình một chỗ đứng riêng, vững chắc thì buộc người nghệ sĩ phải tìm cho mình những dấu ấn riêng biệt, không trùng lặp. Một trong những dấu ấn cá nhân ấy chính là tiếng nói riêng biệt, âm sắc riêng, giọng điệu riêng.

Không phải là không có lý khi Turgeniev cho rằng, với nhà văn, điều quan trọng nhất là phải tạo được tiếng nói của mình, phải tạo được nốt riêng độc đáo, tức là phải tìm ra giọng điệu riêng của mình.

Trong Cá tính sáng tạo của nhà văn, M.B. Kharapchenko có nói

Giọng điệu chủ yếu không những không loại trừ mà còn cho phép tồn tại trong tác phẩm những sắc điệu khác nhau. Những sắc điệu này diễn đạt sự phong phú của những bối cảnh cảm xúc trong việc lý giải những hiện tượng, những khía cạnh khác nhau và giống nhau của đối tượng sáng tác...Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với đối tượng sáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó.

Hiệu suất cảm xúc của lối kể chuyện được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu chủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thống nhất hoàn chỉnh” (trang 128).

Giọng điệu là yếu tố hàng đầu của phong cách nhà văn, là phương tiện biểu hiện quan trọng trong tác phẩm là yếu tố có vai trò thống nhất các yếu tố khác nhau của hình thức tác phẩm vào một chỉnh thể. Và nói như Lê Ngọc Trà, giọng điệu “vừa liên kết các yếu tố hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng, cùng một khuynh hướng, vừa là chỗ dựa chính để

các yếu tố của tác phẩm quy tụ lại và định hình, thống nhất với nhau theo một kiểu nào đó” [Dẫn theo 21, 114].

Giọng điệu là yếu tố đầu tiên hết sức quan trọng cấu thành phong cách nhà văn. Và theo Lê Ngọc Trà, phong cách nhà văn là một yếu tố cấu thành của tác phẩm nghệ thuật, của sáng tác, của nhà văn nói chung. Trong hệ thống đó trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của những phương tiện giọng điệu. Không thể đồng nhất giọng điệu với ngữ điệu vì ngữ điệu thuộc phàm trù ngôn ngữ học, nó thể hiện ở trường độ và cao độ của âm thanh và cấu trúc dùng từ, đặt câu...Song không thể tách rời giọng điệu với ngữ điệu vì giọng điệu bao gồm mặt âm thanh ngôn ngữ tác phẩm (chính là ngữ điệu) và mặt nội dung (thể hiện cảm xúc, lập trường của nhà văn).

Giọng điệu trần thuật là giọng điệu của người trần thuật hay người kể chuyện. Bất cứ người kể chuyện nào cũng đều lựa chọn cho mình giọng điệu phù hợp với đối tượng kể hay thể hiện thái độ của mình với câu chuyện được kể. Chính vì thế, giọng điệu trần thuật là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua khi nghiên cứu về người tự sự trong tác phẩm. Cùng với điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu là một trong những dấu hiệu chủ yếu để người đọc nhận ra diện mạo của người kể chuyện. Nói như M.Bakhtin “Giọng điệu là lời văn nghệ thuật biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn”.

Trong Những người đàn bà tắm, với cách kể chuyện rời rạc, lộn xộn, gián đoạn, lặp đi lặp lại, làm cho tác phẩm có một giọng điệu độc đáo, riêng biệt: bên cạnh giọng điệu trung tính khách quan là giọng điệu phản tư, hoài nghi và triết lý, chiêm nghiệm. Sự đa tầng bậc trong kết cấu, sự đa tuyến trong vấn đề tâm lý nhân vật, sự phối hợp trong vai trò trần thuật của nhiều người kể chuyện khác nhau cùng với sự di chuyển linh hoạt của các điểm nhìn trần thuật đã tạo nên kết cấu “đa thanh”, “phức điệu” cho cuốn tiểu thuyết này.

3.2.1. Giọng điệu trung tính, khách quan

Trong văn học cổ điển Trung Quốc, các tác phẩm như Thuỷ Hử, Tam quốc diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Hồng lâu mộng...nếu như người kể chuyện ở ngôi thứ ba đóng vai trò “thuyết thư”, “biết tuốt” thì ngày nay, trong tiểu

thuyết hiện đại, vấn đề người tự sự phức tạp hơn vì nhiều khi người kể chuyện giữ một điểm nhìn hạn tri trước các sự kiện, thậm chí “không đứng cao hơn nhân vật”. Điều đó tạo nên một giọng điệu khách quan, trung tính cho người kể chuyện.

Trước những biến cố sự kiện, người kể chuyện cố gắng giữ khoảng cách nhất định. Giọng điệu này thường xuất hiện theo điểm nhìn của tác giả.

Người kể chuyện giấu mặt và che giấu cảm xúc chủ quan, tìm mọi cách trung hoà những sắc thái biểu cảm cốt tạo ra sự tồn tại trong vẻ khách quan nhất có thể được của câu chuyện được kể. Nhiều lúc người kể chuyện mang đến cho chúng ta bức tranh sự kiện mà không bình luận hay diễn giải gì thêm. Nhưng qua đó người đọc có thể nắm bắt được vấn đề bởi sự kiện đó được tái hiện theo đúng nghĩa của nọ. Chẳng hạn như cuộc đối thoại giữa vợ chồng ChươngVũ. Người kể chuyện đã thuật lại câu chuyện đó một cách tự nhiên và bình thản:

Một buổi sáng, bà Vũ hâm sữa để tràn ra ngoài, bà vội bưng xoong sữa xuống khỏi bếp gar và nói với ông Tầm sữa đã hâm nóng.

Sữa vẫn chưa nóng đâu, bà phải hâm lại.

Sữa đã tràn ra ngoài rồi mà chưa nóng ư?

Đó là hiện tưọng giả, bà biết hiện tượng giả là thế nào không? Sữa tràn ra ngoài không phải sữa đã sôi.

Ối dào, thế ông nói sữa không trào ra ngoài mới là sữa sôi à?

Sữa phải sôi hẳn lên như nước mới là thật sôi. Đã trào ra cả ngoai mà ông vẫn bảo chưa sôi?

Chưa thể gọi là sôi được, rất có thể còn một bộ phận nào đó vẫn nguội.

Nguội thì có sao đâu, sữa tiệt trùng ở nhiệt độ cao vẫn có thể uống được nguội kia mà.

Bà định nói sữa này uống nguội được để chứng minh việc đun trào ra ngoài là đúng đấy phỏng? Tôi thật lạ là tại sao cả đời bà không thể nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, cho dù đó chỉ là khuyết điểm nhỏ nhặt.

Hơn nữa, đã có lần tôi nhặt được cả ngọn cỏ trong cái gọi là sữa “tiệt trùng ở nhiệt độ cao” của Phúc An đấy, bà biết ngọn cỏ chứ?

Bà Vũ lẩm bẩm, hôm ấy ông đeo kính lão uống sữa...” [5, 460,461].

Có thể nói, trong cuộc sống gia đình, bà Vũ và ông Tầm mặc dù không “đao to búa lớn” nhưng giữa họ dường như có một khoảng cách không thể lấp kín. Cả hai người chưa bao giờ thẳng thắn nói với nhau về sự ra đời của bé Thuyên nên lúc nào cũng ái ngại, dè chừng. Người này cảm thấy có lỗi với người kia, trách móc người kia rốt cuộc họ tìm những cái vặt vãnh nhất để giày vò nhau, để chứng minh rằng mình luôn luôn đúng. Nỗi đau đó như nấm mồ chôn chặt không thể tỏ cùng ai. Nhiệm vụ chính của

anh ta” là thuật lại câu chuyện một cách đầy đủ và chi tiết. “Anh ta” từ chối tham gia bình luận hay bày tỏ cảm xúc của bản thân, ngầm ý như muốn nói rằng đó không nằm trong quyền hạn của tôi, không phải là việc của tôi.

Với vai trò là người trung gian đứng ra để khơi gợi và dẫn dắt câu chuyện, người kể chuyện luôn giữ được giọng điệu điềm đạm và bình thản.

Trong Những người đàn bà tắm, người kể chuyện linh hoạt, có khi là người trong cuộc nhưng cũng có khi lại đứng ở ngoài quan sát nên giọng điệu cũng theo đó mà đa dạng, phong phú. Không chỉ khi các nhân vật đối thoại với nhau, người kể chuyện mới đứng ngoài cuộc mà đôi lúc được giao nhiệm vụ “thuyết trình” về một vấn đề nào đó, “anh ta” cũng không “thiên vị” mà vẫn giữ nguyên giọng điệu khách quan, trung tính của mình. Với tính chất này, người kể chuyện được gọi là “trung thành” khi “anh ta” không can thiệp quá sâu vào vấn đề nào đó không thuộc phạm vi, quyền hạn của mình.

Có sao nói vậy là đặc điểm nổi bật của loại giọng điệu này. Chính vì thế giọng điệu đôi khi hơi lạnh lùng, khô khan, không pha chút cảm xúc “Tết năm đó, gã đội trưởng giày trắng từ nông thôn về ăn Tết ở Phúc An. Vào một đêm đã khuya, hắn cùng bọn đàn em chui vào mấy dãy nhà tập thể của bệnh viện thay nhau hãm hiếp bà y tá khoa nội, người “nữ gián điệp” đã khai ra mật hiệu “tấm lưới người cá từ đâu tới”...Hắn còn cho cả mấy thằng đàn em thay nhau làm nhục bà, hắn kề dao vào cổ người đàn bà này, trong bóng đêm, bọn chúng thay nhau thở dốc trên người bà” [5, 164].

Với nhà văn Thiết Ngưng, cuộc sống là sự pha tạp của “đa vị”, “đa sắc”. “Nhân vô thập toàn”, nhân vật của nhà văn là những con người đáng thương, tội nghiệp. Ai cũng có lỗi, cũng mất mát về mặt tình cảm nhưng tựu chung họ là những con người đáng được thông cảm bởi trên con đường hoàn thiện nhân cách có ai không vấp váp một đôi lần? Có đau khổ, có có hạnh

phúc, có xót xa, có rạo rực, có nhẹ nhàng, xoa dịu và cũng có lạnh lùng, khô khan. Chính vì sự tồn tại của nhiều trạng thái tình cảm nên trong Những người đàn bà tắm tồn tại nhiều cung bậc của giọng điệu. Và trung tính, khách quan là một trong những giọng điệu được tác giả chú tâm trong tác phẩm. Loại giọng điệu này giúp Thiết Ngưng có khả năng phản ánh sâu sắc hiện thực, thể hiện đúng đắn quan niệm về cuộc đời, về con người.

Đôi lúc nỗi đau quá lớn hay niềm vui vỡ oà, bên cạnh giọng điệu sẻ chia, hân hoan thì giọng điệu khách quan là cách để nhân vật cũng như độc giả tiết chế cảm xúc của mình. Cũng như việc miêu tả trường cảnh hay khái thuật, nhà văn đã sử dụng một cách hài hoà hai phương thức đó nên tác phẩm này được xây dựng trong sự cân đối, trọn vẹn.

Ngay cả khi được trao quyền “bình luận” về vấn đề mang màu sắc triết lý, người kể chuyện cũng bình thản, chậm rãi “Khi con người bực tức soi gương cho mèo, con người muốn xem mèo đùa giỡn, che đậy sự bất tiện của mình dưới sức ép nịnh nọt của mèo. Tâm lý thâm hiểm chờ thời cơ phản bội của mèo không thể không làm con người sợ hãi, bởi thế người ta phải soi gương cho mèo. Nhìn trộm người khác, làm người khác phải lúng túng mới là mong muốn bản năng nơi sâu thẳm của lòng người” [5, 209].

Trong tác phẩm, giọng điệu có khi nằm trong bản thân người trần thuật, có khi hoá thân vào nhân vật tạo nên màu sắc lưỡng tính, rất đa dạng.

Thế giới trong Những người đàn bà tắm là những con người cô đơn:

Khiêu, Phàm, Đường Phi, Trần Tại, Phương Kăng... Họ cô đơn ngay trong gia đình mình, cô đơn bên cạnh người thân. Cuộc sống với họ là sự mải miết đi tìm “cái tôi”, cái bản ngã đích thực của mình. Phàm thì suốt đời chạy trốn nên

cô đơn cả trong vòng tay những người thân yêu”. Ngay như Khiêu đến gần trang cuối cùng tác phẩm mới tỉnh ra rằng, Khiêu cũng nợ bố mẹ nhiều lắm, bố mẹ cần được thương yêu. Khiêu cần phải rộng lòng thông cảm với bố mẹ.

Tác phẩm văn học, xét đến cùng là một phát ngôn của nhân vật về đời sống, vì vậy về cơ bản giọng điệu của một tác phẩm văn học là sự bộc lộ các sắc điệu, tình cảm của chủ thể phát ngôn nên không phải lúc nào trong một tác phẩm cũng chỉ có một giọng điệu thuần nhất, mà nó có thể bao gồm nhiều giọng điệu khác nhau, tuỳ vào mục đích phát ngôn của nhà văn.

Như vậy, cùng với giọng điệu trung tính, khách quan thì giọng điệu

phản tư”, hoài nghi hiện lờn khỏ rừ nột trong tỏc phẩm. Âu đú cũng chớnh là đặc điểm chi phối của thời đại.

3.2.2. Giọng điệu “phản tư”, hoài nghi

R.Barthes có nói: “Trong bất kỳ hình thức văn học nào cũng đều có sự lựa chọn chung một giọng điệu”. Giọng điệu chính là một trong những yếu tố cấu thành nên nét đặc trưng của một tác phẩm văn học, góp phần tạo nên phong cách cho nhà văn.

Mỗi một điểm nhìn khác nhau mang lại cho chúng ta những cảm nhận về tính chất của giọng điệu khác nhau. Nếu bạn chỉ đứng ở ngoài quan sát, bạn sẽ miêu tả khác, cảm nhận khác, và do đó bạn sẽ kể theo một giọng điệu khác; nếu bạn đứng ở trong, quan sát và thấu suốt nội tình, bạn sẽ cảm nhận khác và kể theo một giọng điệu khác. Giọng điệu trong Những người đàn bà tắm mang sắc thái phong phú. “Phản tư” là một trong những giọng điệu được tác giả sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm của mình. Xuất phát từ hiện thực xó hội nờn giọng điệu này mang màu sắc thời cuộc rừ nột.

Dòng văn học phản tư xuất hiện trên văn đàn Trung Quốc đương đại.

Nó là kết quả tất yếu của dòng văn học vết thương. “Các nhà tiểu thuyết đi sâu quan sát cơn ác mộng vừa kết thúc, không chỉ dừng lại ở việc tố khổ, mà còn nêu ra những vấn đề không có lời giải đáp. Các tác giả làm một cuộc tổng kiểm điểm, tổng phản tỉnh không những về mặt chính trị, mà còn đề cặp đến xã hội lịch sử, văn hóa và tâm lý” [Theo PGS.TS Lê Huy Tiêu].

Giọng điệu “phản tư” là giọng điệu thể hiện thái độ nhận thức lại, phản tỉnh lại với những giá trị được thừa nhận của một thời như trong “Cách mạng văn hóa”. Giọng điệu “phản tư” được thể hiện ở những mệnh đề, những phản đề đối lập được sử dụng trong tác phẩm.

Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, vợ chồng Chương Vũ bị điều về cải tạo ở nông trường Vĩ Hà. Hàng trăm cặp vợ chồng ở đó đều háo hức mong chờ ngày chủ nhật để được “gặp” nhau. Đó là căn nhà nhỏ ở trên đồi và nếu đến sớm họ mới có chỗ còn nếu không phải chờ thậm chí phải đợi đến tuần sau. Mỗi ngày chủ nhật là một cuộc hành trình với họ. Nói về sự chạy đua làm “vợ chồng” của các cặp vợ chồng, người kể chuyện ví von bằng những mệnh đề giả thiết “Thế trận mỗi nhóm hai người, trinh sát tiếp

cận ngôi nhà bằng những hướng khác nhau, lại giống với thế cờ mà người khác không thể hiểu nổi. Từng cặp vợ chồng mệt mỏi chờ đợi là những quân cờ trên bàn cờ. Kỳ thực đó là thế cờ tản mạn nhưng không rối, chỉ cần xuất hiện một nước đi thôi thì cuộc cờ mới có chút rối rắm, tuy vậy vẫn không lộ rừ sự rối rắm” [5, 68].

Chương Vũ và Đường Tân Tân là hai nạn nhân của “Cách mạng văn hoá” nhưng số phận của họ lại khác nhau. Trong một cuộc đối thoại giữa Khiêu và Đường Phi, người kể chuyện đã băn khoăn lập luận “Nếu một người chưa lấy chồng mà có con là con đĩ” rồi “thế thì một người đã có chồng có con còn tằng tịu với một người đàn ông khác, ắt là một mụ đàn bà hư đốn rồi còn gì!” và phân vân “Đàn bà hư đốn và con đĩ ai nặng tội hơn ai?”

Chúng ta cũng biết rằng, giọng điệu là yếu tố quan trọng giúp độc giả nhận ra được dấu ấn và phong cách của chủ thể sáng tạo. Giọng điệu thuộc phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Vì vậy, người trần thuật, người kể chuyện xuất sắc là người phải có khẩu khí, có giọng và có điệu. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn không thể hoàn thành tác phẩm, nó giống như một cung đàn, một bản nhạc dang dở đang chờ sự hoàn thiện của bàn tay người nghệ sĩ.

Những người đàn bà tắm là dòng ý thức đan xen của các nhân vật trong quá trình vươn lên nên người kể chuyện thường đưa ra những mệnh đề đối lập tạo nên giọng điệu hoài nghi, dằn vặt về bản thân, về cuộc sống. Và dấu hiệu dễ nhận biết nhất là những câu hỏi mà không có câu trả lời. Những câu hỏi “lẽ nào”, “tại sao”...như là mệnh đề đặt ra mà không có người “đối trực” tiếp nhận. Qua khảo sát Chương Bốn (Mèo soi gương) - là chương của ngọn nguồn sự việc, tập trung những sự kiện biến cố quan trọng trong tác phẩm - để thấy rừ điều này:

* Anh ta nói gì vậy? Lẽ nào bác sĩ nói mình không có bệnh? Nếu không có bệnh thì chị đến bệnh viện này làm gì? Nếu không có bệnh thì làm sao rời bỏ nông trường được.

* Tại sao hai chị lạnh nhạt, xa lánh bé Thuyên như thế, bé Thuyên có lỗi gì?

Một phần của tài liệu nghệ thuật tự sự trong những người đàn bà tắm (Trang 113 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w