Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Đồng Thịnh

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đồng thịnh huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 79)

3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học

3.2. Đánh giá thực trạng hồ sơ địa chính và công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Đồng Thịnh

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Thịnh năm 2019

Theo thống kê đất đai năm 2019, xã Đồng Thịnh có tổng diện tích tự nhiên

là: 1.117,68 ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 900,30 ha, chiếm 80,55 % tổng diện tích tự nhiên;

- Đất phi nông nghiệp: 214,29 ha, chiếm 19,17 % tổng diện tích tự nhiên;

- Đất chưa sử dụng: 3,09 ha, chiếm 0,28 % tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2019

Đơn vị tính diện tích: ha

Thứ

tự Loại đất

Tổng diện tích các loại đất trong đơn vị

hành chính

Tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5

I Tổng diện tích đất của đơn vị hành

chính (1+2+3) 1,117.68 100.00

1 Đất nông nghiệp NNP 900.30 80.55

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 788.61 70.56

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 525.94 47.06

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 367.73 32.90

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 158.21 14.16

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 262.67 23.50

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 71.34 6.38

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 71.34 6.38

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 40.34 3.61

2 Đất phi nông nghiệp PNN 214.29 19.17

2.1 Đất ở OCT 54.43 4.87

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 54.43 4.87

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng CDG 151.44 13.55

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0.75 0.07

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 8.24 0.74

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 2.45 0.22

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 140.00 12.53

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 1.16 0.10

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0.99 0.09

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, NHT NTD 6.27 0.56

3 Đất chưa sử dụng CSD 3.09 0.28

(Nguồn: UBND xã Đồng Thịnh; Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Sông Lô)

3.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai

Trong những năm qua, Đảng uỷ, UBND xã Đồng Thịnh đã quan tâm đúng mức trong việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai. Những thành tựu đã đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội có phần đóng góp không nhỏ của việc khai thác sử dụng đất hợp lý, hiệu quả. Tuy nhiên còn tồn

tại:

- Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa nước chiếm tỷ lệ cao. Song quá trình canh tác phần lớn người nông dân chưa áp dụng những biện pháp cải tạo đất mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận, việc hình thành các mô hình phát triển rau an toàn chưa phát triển mạnh.

- Đất ở và đất dành cho phát triển hạ tầng tuy đã phần nào đáp ứng được nhu cầu ở thời điểm hiện tại. Trong thời gian tới cùng với sự gia tăng dân số, việc phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần được nâng cấp, cải tạo, kiên cố hóa một số hạng mục công trình.

- Hồ sơ địa chính từ những năm 2018 trở về trước còn nhiều bất cập, tài liệu sơ sài không được cập nhật thường xuyên…; hệ thống bản đồ, sổ mục kê, sổ địa chính không đồng bộ. Do vậy việc xử lý giải quyết các vẫn đề liên quan tới đất đai như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết đơn thư khiếu nại gặp nhiều khó khăn.

- Từ những năm 2018 đến nay xã Đồng Thịnh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư xây dựng hệ thống bản đồ địa chính chính quy; các thửa đất được xác định đo đạc theo pháp lý, theo hiện trạng thực tế. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các thửa đất sau khi đo đạc lại cần được cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các chủ sử dụng và cần được xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

tuy vậy số lượng giấy chứng nhận được cấp còn rất hạn chế.

Nhìn chung sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Sông Lô đã ban hành nhiều văn bản pháp quy kịp thời để giải quyết các tồn tại trong quá trình quản lý đất đai. Nhìn chung, các văn bản quy

phạm đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo ra hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

3.2.3. Thực trạng tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô

Hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh nhìn chung được lập tương đối đầy đủ và đồng bộ qua các thời kỳ; hiện nay đang được quản lý, sử dụng phục vụ các yêu cầu trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại đia phương.

Tình hình và thực trạng hệ thống tài liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh cụ thể như sau:

a) Hệ thống bản đồ địa chính và các loại sổ bộ địa chính (gồm: Sổ Mục kờ đất đai, Sổ Địa chớnh, Sổ Theo dừi cấp Giấy chứng nhận QSD đất, Sổ Đăng ký biến động đất đai):

Bản đồ địa chính được đo đạc, thành lập năm 2018 theo quy định về bản đồ địa chính chính quy (gồm 59 tờ). Kết hợp với đó là hệ thống tài liệu, dữ liệu được lập đi kèm trong thành lập bản đồ địa chính (Bản mô tả ranh giới thửa đất, phiếu xác nhận diện tích tới các chủ sử dụng; phiếu kết quả đo đạc thửa đất, bản quét giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;…). Nguồn tài liệu bản đồ địa chính và các tài liệu kèm theo phản ánh tương đối đầy đủ về hiện trạng đang sử dụng đất tại địa phương. Sản phẩm được bàn giao để lưu trữ, quản lý, sử dụng tại 03 cấp tỉnh, huyện và xã, bao gồm đầy đủ cả tài liệu dạng in trên giấy và tài liệu dạng số. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý, khai thác sử dụng tài liệu tại các cấp thì cơ bản chưa phát huy được hết giá trị của tài liệu và nảy sinh một số bất cập như

sau:

- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động chưa được thực hiện thường xuyên theo quy định, chưa đồng bộ giữa 03 cấp tỉnh, huyện và xã; từ đó dẫn tới tài liệu lưu trữ tại các cấp không được đồng nhất, khó đáp ứng được các yêu cầu công tác.

- Do hạn chế nhất định về năng lực, kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ, nên tại cấp huyện và cấp xã chủ yếu sử dụng tài liệu dạng in trên giấy để phục vụ công tác chuyên môn, chưa phát huy được hết giá trị của tài liệu.

Đối với hệ thống bản đồ địa chính và sổ sách địa chính của khu vực đo đạc năm 2018 đã tiếp tục được nhà nước đầu tư thực hiện Đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng CSDL địa chính (hoàn thành vào cuối năm 2019). Bản lưu giấy chứng nhận, các tài liệu quét chụp giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và các tài liệu sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây được quét dưới dạng file *.pdf, sử dụng tài liệu này để xây dựng kho hồ sơ quét. Kết quả kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thành lập bản đồ địa chính được 7549 hồ sơ được sử dụng nhập vào cơ sở dữ liệu Exell để xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính.

Kết quả sau cùng của dự án là xây dựng được CSDL địa chính của toàn bộ các xã, thị trấn trong huyện Sông Lô; sản phẩm CSDL địa chính sẽ được tích hợp, quản lý, vận hành theo mô hình tập trung tại cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường) và kết nối tới cấp huyện, cấp xã qua đường truyền mạng để khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu theo phân quyền quy định.

b) Hệ thống bản đồ giải thửa 299: Hệ thống bản đồ giải thửa 299 của xã Đồng Thịnh được đo đạc, thành lập từ các năm 1997 - 1998 trên địa bàn xã.

Tài liệu đã được sử dụng để thực hiện đăng ký ruộng đất, cấp GCN quyền sử dụng đất nông nghiệp và phục vụ các yêu cầu công tác quản lý đất đai tại địa phương trong nhiều năm từ khi được đo đạc thành lập đến thời điểm địa phương được đo đạc lập bản đồ địa chính (năm 2018). Tuy nhiên, hệ thống tài liệu bản đồ này được đo đạc, thành lập bằng phương pháp thủ công nên độ chính xác có nhiều hạn chế, hơn nữa nhiều khu vực hiện nay đã có biến động lớn, trong khi đó tài liệu bản đồ chưa được cập nhật chỉnh lý thường xuyên nên hệ thống bản đồ giải thửa 299 hiện nay ít đáp ứng được các yêu cầu công tác thường xuyên;

chủ yếu được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, xác minh nguồn gốc đất đai phục vụ một số nhiệm vụ công tác thường

có yêu cầu xem xét các tài liệu, số liệu có tính lịch sử như: công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất; công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai…

c) Các nguồn tài liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai khác (gồm: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020, quy hoạch nông thôn mới, tài liệu thống kê đất đai hang năm,, kiểm kê định kỳ, kế hoạch sử dụng đất hàng năm…): Đây là nguồn tài liệu được lập tương đối đầy đủ hàng năm hoặc định kỳ, tuy nhiên tính đồng bộ còn chưa cao do quá trình cập nhật, chỉnh lý những thay đổi chưa kịp thời.

Thực trạng thành phần tài liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh cụ thể theo thống kê dưới đây:

Bảng 3.2: Thống kê tình hình hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông

STT Tên tài liệu ĐVT Dạng

giấy

Dạng số

Thời gian lập

1 Bản đồ địa chính Tờ 59 59 Năm 2018

2 Sổ mục kê đất đai Quyển 7 7 Năm 2018

3 Sổ địa chính Quyển 15 15 Năm 1993

4 Bản đồ giải thửa 299 Tờ 33 33 Năm 1993

5 Hồ sơ kê khai, đăng ký Hồ sơ 7549 Năm 2019

6 Sổ theo dừi cấp GCN Quyển 02 02 Năm 2018

7 Sổ đăng ký biến động đất đai Quyển 02 02 Năm 2018 (Nguồn: UBND xã Đồng Thịnh; Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Sông Lô) 3.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại bất cập trong công tác quản lý hồ sơ địa chính hiện nay

Trong năm 2017-2018 đã được xây dựng hệ thống bản đồ địa chính chính quy rất thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kinh tế - xã hội, con người… công tác quản lý hồ sơ địa chính đã được chuyên môn hóa cao.

Tuy nhiên công tác quản lý hồ sơ địa chính vẫn tồn tại nhiều bất cập:

- Hồ sơ địa chính chủ yếu được lưu dưới dạng giấy nên việc hư hỏng, mất mất và thiếu hồ sơ địa chính là một trong những bất cập trong công tác quản lý.

- Việc quản lý sử dụng, chỉnh lý cập nhật hồ sơ không được kịp thời dẫn đến hồ sơ quản lý không phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

- Cần xây dựng hệ thống cơ sở đữ liệu địa chính sau khi đo đạc bản đồ địa chính và kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để công tác quản lý, sử dụng, cập nhật luôn được kịp thời, đầy đủ, chính xác…

3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô 3.3.1. Kết quả thực hiện công tác chuẩn bị, thu thập tài liệu

- Xây dựng kế hoạch, quy trình các bước thực hiện (Hình 3.2):

- Thu thập các tài liệu bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, gồm có: 59 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1000 xã Đồng Thịnh dạng số, lưu trữ ở khuôn dạng dữ liệu file*.DGN; các loại sổ bộ địa chính liên quan (Sổ Mục kê đất đai, gồm 07 quyển; sổ Địa chính, gồm 15 quyển; bản đồ 299 dạng số và giấy, gồm 33 tờ...);

Hồ sơ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận và xây dựng CSDL địa chính gồm 7549

hồ sơ.

- Chuẩn bị về phần mềm ứng dụng để xây dựng CSDL: Ngày 14/02/2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 221/QĐ- BTNMT về việc sử dụng thống nhất phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS (Viet Nam Land Information System) tại các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (nay là Văn phòng Đăng ký đất đai và các Chi nhánh). Trên cơ sở đó, đề tài lựa chọn nghiên cứu tổng quát các phân hệ ứng dụng và chức năng hỗ trợ của phần mềm ViLIS kết hợp sử dụng các phần mền Microstation, phần mềm hỗ trợ Gcadas, phần mềm hỗ trợ Convert.Map2LIS, Convert.Excel2LIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô.

Hình 3.2. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 3.3.2. Kết quả xây dựng dữ liệu không gian địa chính

- Chuẩn hóa các lớp đối tượng không gian địa chính theo chuẩn dữ liệu địa chính từ nội dung bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính dạng số xã Đồng Thịnh gồm 59 tờ bản đồ.

gian:

Hình 3.3: Bản đồ tổng thể xã Đồng Thịnh

- Ứng dụng phần mềm Gcadas biên tập, chuẩn hóa xây dựng dữ liệu không

+ Từ nội dung bản đồ địa chính đã thành lập tiến hành phân lớp đối tượng

không gian theo quy định.Biên tập, chuẩn hóa nội dung đối tượng, tuyên bố đối tượng không gian địa chính.

+ Kiểm tra và sửa lỗi tương quan của dữ liệu không gian (topology), dữ liệu bản đồ địa chính như: Lỗi tiếp biên chồng lấn ranh giới thửa đất; lỗi tiếp biên hở ranh giới thửa đất, lỗi cạnh ngắn, lỗi tiếp điểm, lỗi cạnh sai...

Hình 3.4: Sửa lỗi đồ họa

+ Tạo vùng thửa đất từ ranh thửa: Trên thanh công cụ của phần mềm Gcadas tiến hành tạo vùng, kiểm tra các vùng chưa đóng kín thông qua đối chiếu tâm thửa.

Hình 3.5: Tạo vùng thửa đất từ ranh thửa

+ Gán dữ liệu từ nhãn thửa, file dữ liệu *.txt, *.gtp trong file lưu trữ bản đồ địa chính. Đây là nguồn dữ liệu theo hiện trạng sau khi thành lập bản đồ địa chính gồm số tờ, thửa, diện tích, tên chủ sử dụng, số chứng minh thư, nguồn gốc...

+ Từ dữ liệu thuộc tính đã được gán vào trong topology của thửa đất; sử dụng phần mềm Gcadas chạy trên môi trường Microstation để Export (xuất) thông tin thuộc tính từ topology ra file dữ liệu thuộc tính lưu trữ ở khuôn dạng

*.txt theo từng tờ bản đồ địa chính.

- Chuyển đổi bản đồ từ định dạng DGN sang định dạng Shape filebằng công cụ phần mềm Gcadas

Hình 3.6: Chuyển dữ liệu từ dịnh dạng DGN sang Shape file

- Dữ liệu không gian địa chính sau khi đã được chuẩn hóa, sử dụng phần mềm Arcgic Engine Runtime 10.1, sử dụng công cụ modul Convert.Map2LIS để chuyển dữ liệu không gian từ định dạng Shape file vào ViLIS.

Hình 3.7: Tích hợp, đồng bộ dữ liệu không gian

Hình 3.8: Dữ liệu bản đồ sau khi đưa vào ViLIS

- Chuyển đổi và gộp các lớp đối tượng không gian địa chính vào cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành chính xã: Sử dụng công cụ của phần mềm hệ thống thông tin đất đai ViLIS để chuyển đổi dữ liệu vào cơ sở dữ liệu; các nội dung chuyển đổi bao gồm toàn bộ bản đồ địa chính sau khi chuẩn hóa vào cơ sở dữ liệu.

3.3.3. Kết quả xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Sau khi kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tới các chủ sử dụng đất, thu thập các tài liệu giấy tờ liên quan…tiến hành nhập các thông tin trên vào file cơ sở dữ liệu tổng dạng *xls. Việc kê khai, đăng ký tới chủ sử dụng đất bao gồm mẫu đơn cấp giấy chứng nhận (cấp đổi, cấp mới, cấp lầnđầu,…), mẫu phiếu kê khai xây dựng cơ sở dữ liệu, trích lục thửa đất…Lập bảng so sánh ứng thửa theo giấy tờ pháp lý và thửa đo đạc hiện trạng làm cơ sở nhập liệu xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính.

Sử dụng phần mềm Gcadas gộp tổng 59 tờ bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh, gộp .gtp dữ liệu thuộc tính để xuất ra file Excel tổng (file excel kê khai đăng ký) bao gồm các trường dữ liệu để nhập các thông tin sau khi kê khai đăng ký của các chủ sử dụng và các giấy tờ thu thập được.

- Danh mục dữ liệu chuyển nhập vào cơ sở dữ liệu để quản lý gồm có:

+ Nhóm dữ liệu về thửa đất;

+ Nhóm dữ liệu về đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

+ Nhóm dữ liệu về tài sản gắn liền với đất (nếu có);

+ Nhóm dữ liệu về người sử dụng đất, người quản lý đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Nhóm dữ liệu về quyển sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Nhóm dữ liệu tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền quản lý đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Nhóm dữ liệu về sự biến động trong quá trình sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền với đất;

+ Nhóm các dữ liệu khác có liên quan tới thửa đất.

- Nhập và tổng thông tin thuộc tính từ thông tin đăng ký kê khai đất đai;

thông tin từ hồ sơ địa chính; thông tin về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bảng thông tin thuộc tính địa chính, lưu trữ dưới dạng tệp tin ở khuôn dạng *.xls.

Một phần của tài liệu Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã đồng thịnh huyện sông lô, tỉnh vĩnh phúc (Trang 50 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w