3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa khoa học
3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện công tác xây dựng CSDL địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.4.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu 3.4.1.1. Kết quả đạt được
a) Hoàn thành xây dựng CSDL địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc phản ánh đúng hiện trạng tài liệu, dữ liệu bản địa chính, hồ sơ địa chính của địa phương tại thời điểm nghiên cứu. Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh được thực hiện xây dựng bằng công nghệ tin học hiện đại; tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định, hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc về xây dựng CSDL địa chính; đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kỹ thuật địa chính theo quy định hiện hành. Sản phẩm đã hoàn thành gồm có:
- Dữ liệu không gian địa chính hoàn chỉnh tích hợp đầy đủ các đối tượng không gian theo nội dung bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh, của 59 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Dữ liệu được lưu trữ ở khuôn dạng file *.SDE;
- Dữ liệu thuộc tính địa chính tích hợp đầy đủ thông tin thuộc tính của thửa đất theo đúng thực trạng dữ liệu hồ sơ địa chính xã Đồng Thịnh tại thời điểm nghiên cứu; bao gồm: 38.371 thửa đất, thông tin của 2916 giấy chứng nhận
cũ. Dữ liệu thuộc tính địa chính được lưu trữ ở khuôn dạng file *.LIS;
- Dữ liệu quét (chụp) bản lưu Giấy chứng nhận QSD đất được lưu giữ ở khuôn dạng file *.PDF đối với từng GCN, tổng số có 2.916 Giấy chứng nhận.
b) Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh đề tài hoàn thành đã được thử nghiệm vận hành, khai thác, sử dụng và đáp ứng phục vụ tốt các nhiệm vụ chuyên môn trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Sản phẩm hoàn thành đã được bàn giao cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp tục khai thác sử dụng, hoàn thiện, tích hợp bổ sung dữ liệu sau thời điểm bàn giao tháng 12 năm 2019, dữ liệu quét (chụp) các giấy tờ pháp lý và thực hiện kiểm tra, bàn giao đưa vào vận hành, khai thác sử dụng.
3.4.1.2. Ý nghĩa, hiệu quả đạt được từ việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
a) Đối với cơ quan quản lý Nhà nước
- Sản phẩm CSDL địa chính xã Đồng Thịnh hoàn thành có ý nghĩa thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của CNTT để phát triển giá trị gia tăng của sản phẩm đo đạc bản đồ địa chính; thay đổi cách quản lý tài liệu, hồ sơ địa chính theo phương thức truyền thống chuyển sang ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ.
- Cơ sở dữ liệu địa chính khi được đưa vào vận hành, khai thác, sử dụng chính thức sẽ giúp công tác quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động dữ liệu, hồ sơ địa chính được hiện đại hoá, đồng bộ từ cấp tỉnh, đến cấp huyện, cấp xã. Thông tin, dữ liệu địa chính được cập nhật thường xuyên giữa các cấp là nền tảng quan trọng trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, cũng như việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ được thuận tiện và kịp thời.
- Từ cơ sở dữ liệu địa chính bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và đặc biệt là nhu cầu khai thác thông tin thường xuyên của người dân, doanh nghiệp, tăng cường tính minh bạch trong quản lý, sử dụng đất, thị trường Bất động sản.
- Cơ sở dữ liệu địa chính là dữ liệu cơ sở để xây dựng và định vị các cơ sở dữ liệu thành phần khác (cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai), tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu, đa lĩnh vực.
b) Đối với người sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất hợp pháp; các thông tin cần thiết liên quan đến thửa đất của người sử dụng đất được thể hiện đầy đủ, đồng bộ, thống nhất trong hồ sơ địa chính dạng số và tích hợp vào cơ sở dữ liệu địa chính.
- Người sử dụng đất được tiếp cận với hệ thống thông tin đất đai hiện đại, minh bạch. Các thông tin liên quan đến đất đai được Nhà nước cung cấp cho người dân, doanh nghiệp như một dịch vụ.
3.4.1.3 Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Hệ thống hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để vận hành CSDL còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ để vận hành, sử dụng và quản lý cần được hướng dẫn, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ kỹ thuật. Bên cạnh đó cần có sự quan tâm hơn nữa trong phối hợp chỉ đạo, kiểm tra giam sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương.
Dữ liệu kê khai, đăng ký cấp Giấy chứng nhận chưa đầy đủ, biến động về thửa đất trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng một số trường thông tin trong dữ liệu thuộc tính còn thiếu. Bên cạnh đó việc nhập các thông tin từ kết quả kê khai, từ giấy chứng nhận cũ ...được nhập bộ vào Excel cho nên không trách khỏi nhập nhầm. Sự đồng bộ giữa CSDL thuộc tính, CSDL không gian và hệ thống hồ sơ quét vẫn còn bất cập, khi có biến động về thửa đất tiến hành cập nhật dữ liệu thuộc tính xong phải thực hiện biên tập lại bản đồ, sửa hồ sơ quét để cập nhật thay đổi.
3.4.2. Đề xuất giải pháp
Để bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và quản lý, vận hành, khai thác sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính của địa phương cần thực hiện những giải pháp như:
- Công tác xây dựng CSDL địa chính nói riêng và CSDL đất đai nói chung cần có sự phối hợp chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai từ Trung ương đến địa phương. Các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn và quy định cụ thể đối với công tác xây dựng CSDL. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, quy định nhất là về các quy chế quản lý, quy trình kỹ thuật về CSDL, giao dịch điện tử, liên thông dữ liệu.
- CSDL địa chính đã được xây dựng theo các quy định, quy chuẩn của Nhà nước. Khi có biến động về ranh giới thửa đất, chủ sử dụng, tính pháp lý…
cán bộ làm hồ sơ phải chỉnh lý thao tác nghiệp vụ ngoài thực địa và được dựng hình trên máy tính bằng phần mềm chuyên dụng để tránh những sai xót không đáng có xảy ra.
- Hoàn thiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị để vận hành CSDL giúp khai thác, sử dụng có hiệu quả CSDL đã xây dựng.
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành, chuyển đổi tư duy quản lý vận hành truyền thống trước đây sang quản trị hệ thống hiện đại.
- Trên cơ sở các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia cần lựa chọn một mô hình hệ thống, cấu trúc hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu và trên một phần mềm thống nhất cả nước để quản lý.
- Việc xây dựng CSDL phải được coi là công tác bắt buộc, nếu đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận hoàn thiện mà không tiến hành xây dựng CSDL ngay thì kết quả đo đạc, đăng ký cấp Giấy chứng nhận sẽ bị lạc hậu, không kịp cập nhật các biến động vào CSDL dẫn đến tình trạng CSDL không còn phù hợp so với hiện trạng quản lý đất đai. Ngoài ra các đơn vị đã được đầu tư xây dựng CSDL xong cần được đưa vào khai thác, sử dụng, quản lý…
- Tích hợp, đồng bộ CSDL đất đai với CSDL của các ngành khác như giao thông, xây dựng, thuế… tiến tới mục tiêu xây dựng CSDL đất đai đa mục tiêu.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ