Phân tích môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Đề án khởi sự kinh doanh quán lẩu chocolate v2 (Trang 20 - 25)

Chương 1: Xác định ý tưởng kinh doanh

1. Có quá ít tiền mặt

2.1 Phân tích môi trường kinh doanh

* Môi trường bên trong của Doanh nghiệp: Đó là những yếu tố ngay trong bản thân nội bộ của DN tác động hằng ngày, hàng giờ đến quá trình quản trị chiến lược của DN bao gồm các yếu tố về lao động, vốn, kỹ thuật Khoa học công nghệ, vật tư, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Đó là tài sản tiềm năng thế mạnh của doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công và thất bại trong quản trị chiến lược. Để yếu tố này phát huy được hiệu quả doanh nghiệp phải thực hiện bốn gắn và 6 đúng (4 gắn: trách nhiệm gắn nghĩa vụ quyền hạn, quyền lợi. 6 đúng: đúng người, đứng việc, đúng năng lực, đúng thời gian, đúng cơ cấu, quá trình).

* Môi trường bên ngoài:

Môi trường vĩ mô:

a. Môi trường chính trị xã hội:

Hệ thống chính trị Việt Nam trong những năm gần đây tương đối ổn đinh, điều này tạo ra thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư. Mặt khác, với đường lối kinh tế mở thông thoáng giúp Công ty mở rộng quan hệ hợp tác, học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới. Đồng thời thị trường nội địa và xuất khẩu được mở rộng với chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, sự khuyến khích xuất khẩu của nhà nước đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tham gia trực tiếp vào việc kinh doanh XNK, tạo môi trường cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ trên thị trường nguyên liệu mà cả trên thị trường các mặt hàng thành phẩm. Đây vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức với các doanh nghiệp.

b. Môi trường văn hóa, dân số:

Dân số nước ta không ngừng tăng nhanh qua các năm đay thực sự là gánh nặng cho xã hội nhưng là cơ hội đối với nền kinh tế. Khu vực miền trung chiếm khoảng 18%

dân số của cả nước là một thị trường đầy tiềm năng với lợi thế là nguồn nhân công dồi dào, rẻ nên trong tương lai sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Mặc khác, dân số tăng đi kèm với trình độ học vấn càng ngày một nâng cao làm thay đổi lối sống, quan niệm sống, hành vi mua hàng của khách hàng sẽ trở nên phức tạp hơn điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hóa về chủng loại, nâng cao chất lượng để có thể đứng vững được trên thị trường.

c. Môi trường kinh tế:

Kể từ khi đổi mới kinh tế nước ta có nhiều biến đổi lớn, lạm phát kiềm chế ở mức thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều này làm chi tỷ trọng hàng công nghiệp và kinh doanh dịch vụ không ngừng tăng nhanh.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2006 ước đạt 800 triệu USD tăng 5,5 % so với cùng kỳ mở ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, môi trường kinh tế ổn định và tốc độ phát triển đều góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy đời sống con người ngày càng cao lên. Tất cả những vấn đề trên sẽ tạo một thách thức mới bắt buộc Công ty phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh mới có thể thành công.

d. Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ:

Tuy chỉ là Công ty kinh doanh trong Thương Mại và Dịch vụ nhưng sự tác động của môi trường kỹ thuật công nghệ đối với Công ty không phải là nhỏ, nó thể hiện trên

đặc tính, chất lượng các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh. Giai đoạn đầu thế kỷ XXI là giai đoạn mà sự phát triển của khoa học kỹ thuật có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế, công cụ cũ không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Điều này đòi hỏi các Công ty tham gia trong lĩnh vực kinh doanh phải bám sát được những thay đổi môi trường, mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị để có thể tìm ra cho mình một cơ cấu kinh doanh hợp lý nhằm đem lại hiệu quả trong lĩnh vực hoạt động.

e. Môi trường tự nhiên:

Nhìn chung trong nhiều năm gần đây khí hậu toàn cầu thay đổi với tính chất ngày càng phức tạp. Đây không phải là một vấn đề riêng của nước nào mà đòi hỏi phải có sự hợp tác chung. Khu vực miền Trung vốn nghèo lại thường xuyên bị thiên tai lũ lụt, điều này cũng một phần nào đó ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm đưa vào thị trường cho phù hợp. Vì vậy cần có chính sách ưu đãi đối với vùng này. Đồng thời phải tìm kiếm thị trường mới để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn nhận thực tế thì đây là một thành phố trẻ, năng động, với số người đang ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn với mức sống bình quân trên từng đầu người cao, nên nhu cầu giải trí cũng phát triển tương đối mạnh.

Môi trường vi mô:

Bao gồm những tác nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, dịch vụ của Công ty.

a.Nhà cung cấp:

Với loại hình chuyên về giải khát và các loại thức ăn nhẹ thì nhà cung cấp tương đối lớn, tại các hệ thống siêu thị hay tại các tụ điểm chợ đầu mối, các DN chuyên cung cấp các loại đồ uống đóng chai, lon…cho ta có nhiều sự so sánh về giá và từ đó có được nhiều lựa chọn tốt nhất. Và đặc biệt với món lẩu socola thì nguyên liệu ban đầu rất dễ tìm kiếm, quan trọng là có được Batender, người pha chế.

b.Các trung gian:

Là những cơ sở kinh doanh, hơp tác đầu tư phát triển và hỗ trợ cho Công ty trong việc giao nhận sản phẩm đến tay công ty và người sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

+ Trung gian vận chuyển: Chủ yếu là khi thu mua nguyên liệu đầu vào, đối với những lần thu mua với số lượng lớn thì đa phần là do nhà cung cấp chịu trách nhiệm giao hàng đến tận nơi kịp thời, đúng nơi, đúng lúc đảm bảo theo dự kiến đã kế hoạch đặt và giao hàng.

+ Trung gian tài chính: Đây là các trung gian cung cấp cho Công ty các nguồn vốn nhằm bổ sung cho hoạt động sản xuất knh doanh. Nó có thể là Ngân Hàng các nhà tài trợ…

Giới công chúng:

Có khả năng liên quan đến sự thành công của Công ty. Nó bao gồm:

+ Giới chính quyền : Tạo điều kiện thuạn lợi cho công ty trong việc mua bán, Đàm phán thương lượng ….

+ Giới tài chính, ngân hàng, Công ty bảo hiểm: góp phần vào việc giao dịch về tài chính và những rủi ro liên quan đến việc mua bán hàng hoá.

+ Giới phương tiện truyền thông : Quảng cáo, báo chí…nhằm đưa thông tin hình ảnh về Công ty tạo niềm tin cho khách hàng

c.Khách hàng: Đối tượng phục vụ chủ yếu là lứa tuổi từ 16-40 tuổi, được chia làm hai nhóm đó là có thu nhập và chưa có thu nhập nhưng lại có nhu cầu tiêu dùng rất cao. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến việc thành công hay thất bại trong lĩnh vực kinh doanh này. Một khi có được tiếp nhận của khách hàng thì việc kinh doanh d.Đối thủ cạnh tranh:

Trong thời điểm hiện nay thì “ Lẩu socola” chưa có đối thủ cạnh tranh về cùng loại sản phẩm nhưng trên thị trường đang có các món tương tự như: lẩu kem.

Một phần của tài liệu Đề án khởi sự kinh doanh quán lẩu chocolate v2 (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w