Hoàn thiện tổ chức hoạt động thẩm định tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức hoạt động thẩm định tài chính

Hiện nay, tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân đang sử dụng mô hình tổ chức theo dạng kết hợp khi phòng tín dụng kiêm luôn chức năng của phòng thẩm định. Theo em, với cách tổ chức mô hình như thế này sẽ có những hạn chế nhất định như đã phân tích. Vì thế, việc thực hiện phân tách hai bộ phận thẩm định và tín dụng thành hai phòng chuyên biệt là một giải pháp hữu ích.

Thứ nhất: Hoạt động thẩm định lúc này sẽ được chuyên môn hóa cao nên hiệu quả thẩm định vì thế mà cũng tăng lên.

Thứ hai: Thời gian để thực hiện việc thẩm định sẽ được rút ngắn do công việc được chuyên môn hoá. Việc rút ngắn thời gian thẩm định giúp cho công tác của ngân hàng được diễn ra liên tục, nhanh chóng, với số lượng khách hàng được giải quyết hồ sơ nhiều hơn, nhưng cũng đồng thời, giúp giảm thời gian chờ đợi ở khách hàng.

Chính vì lẽ đó, nâng cao được uy tín của mình và tăng tính cạnh tranh trong cuộc chạy đua của các ngân hàng thương mại như hiện nay.

Thứ ba: Sự phân biệt các phòng ban sẽ làm tăng trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cỏn bộ. Bởi lẽ lỳc này, khi phõn tỏch, nhiệm vụ phõn cụng đến mỗi cỏn bộ sẽ rừ ràng hơn, yêu cầu cũng cụ thể hơn, và hiệu quả làm việc mỗi người cũng sẽ đươc

5 0

đánh giá khách quan hơn,buộc mỗi cán bộ thẩm định phải có trách nhiệm với công việc và nhiệm vụ của mình.

Thứ tư: Việc phân tách phòng ban sẽ giúp các cán bộ có thể trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau tăng tính đoàn kết gắn bó, lựa chọn được một ekip làm việc hiệu quả.

Do những ưu điểm về việc phân tách phòng ban như thế, nên trong thời gian tới chi nhánh nên xem xét và thay đổi, góp phần làm tăng hiệu quả và chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong tương lại

3.2.4. Đào tạo, nâng cao năng lực trình độ của cán bộ thực hiện việc thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay

Con người là nhân tố trung tâm, là động lực cho mọi hoạt động. Vì thế, muốn có sự thay đổi về chất trong bất kể vấn đề gì thì cần tác động ngay đến yếu tố con người. Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ ngân hàng là vấn đề không chỉ ở chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân mà tất cả các ngân hàng khác đều phải quan tâm và quan tâm sát sao. Trong thẩm định dự án, năng lực của cán bộ thẩm định quyết định đến sự thành công, đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Cán bộ thẩm định có giỏi, vững chuyên môn mới đảm bảo chất lượng thẩm định tốt. Luôn phải chịu sức ép lớn của công việc, vì vậy cán bộ thẩm định cần phải có tinh thần trách nhiệm cao và thực sự giỏi. Cần nhận thức được tầm quan trọng củ việc nâng cao trìnhh độ cán bộ thẩm định. Vì thế:

 Cán bộ thẩm định ít nhất phải là người tốt nghiệp đại học, có kiến thức chuyên môn về Ngân hàng – Tài chính - Đầu tư, có kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về thị trường, tài chính, nền kinh tế, kỹ thuật…đồng thời phải là nguời nhanh nhạy, sáng tạo, sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng cho công việc. Vì thế, trong công tác tuyển dụng cán bộ, cần lựa chọn những nguời đáp ứng được yêu cầu công việc, việc lựa chọn tốt sẽ giúp ngân hàng giảm bớt được chi phí đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Chi nhánh cần phải có chính sách thu hút các chuyên gia, các cán bộ thẩm định giỏi, dần dần nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ chi nhánh. Khi tuyển dụng xong, cần bố trí, sắp xếp, hiệp tác công việc một cách hợp lý, đây là một công việc hết sức khó khăn ví rất khó lựa chọn ra một ekip làm việc hiệu quả ngay được.

 Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Đây là công tác thường xuyên được ngân hàng tiến hành, vì ngành Ngân hàng – Tài chính - Đầu tư đòi hỏi phải có sự năng động cao hơn các ngành khác. Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ thẩm định với sự tham gia của cán bộ cấp cao, nếu có điều kiện có thể cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Ngân hàng nên có sự khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo, nâng cao trình độ.

 Chi nhánh cần cập nhật thường xuyên các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, các chiến lược phát triển ngành, các quy định, quyết định của Nhà nước về đầu tư, xây dựng…để cán bộ thẩm định có thể nhanh chóng tiếp cận với những thay đổi có thể có để dựa vào việc thẩm định dự án một cách chính xác.

 Ngân hàng cũng nên thuê tư vấn, chuyên gia ở một số lĩnh vực mà cán bộ thẩm định còn kém ví dụ như mảng phân tích kỹ thuật bởi lẽ hầu hết các cán bộ thẩm định ở chi nhánh đều tốt nghiệp ở trường kinh tế, vì thế khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án sẽ rất khó khăn vì không đúng chuyên môn của mình

 Giải pháp bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thực hiện công tác thẩm định.

Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc là điều kiện cần mà mỗi một cán bộ thẩm định cần phải có nhưng đó không phải là điều kiện đủ. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định là một điều vô cùng quan trọng bởi lẽ người đạo đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có đức mà không có tài xem như là người vô dụng. Công việc của cán bộ thẩm định luôn phải tiếp xúc với khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác của các con số, sự kiện, có thẩm quyền đưa ra những kiến nghị, tham mưu cho lãnh đạo trong việc ra quyết định cho vay đối với dự án. Đối với những dự án lớn, cán bộ thẩm định có thể sẽ có những hành vi trái pháp luật, trái với mục tiêu hoạt động của cán bộ thẩm định như thông đồng với khách hàng, đánh giá sai năng lực tài chính của khách hàng, định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực…gây ảnh hưởng và thiệt hại đến kết quả hoạt động cho vay cũng như uy tín của ngân hàng. Do đó, ngân hàng cần phải có những quy định nghiêm nghặt, có chế độ xử lý thích đáng để mỗi một cán bộ thẩm định phải có ý thức chấp hành một cách nghiêm túc nhất, quán triệt đến từng cán bộ nhiệm vụ và quyền hạn của họ. Vấn đề đạo đức là một vấn đề nhạy cảm và thực hiện không hề đơn giản, chi nhánh ngân

5 2

hàng Công Thương cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm khắc và linh hoạt để có hiệu quả răn đe.

Những chính sách đãi ngộ cán bộ nhằm thu hút nhân tài và giữ chân người giỏi.

Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng thương mại đang diễn ra mạnh mẽ. Là một chi nhánh mới thành lập được hơn 10 năm đang trong giai đoạn từng bước phát triển và khẳng định mình, chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân cần coi trọng giải pháp này nhằm tạo tiền đề và cơ sở phát triển của chi nhánh.

Nhận thấy vai trò của cán bộ giỏi, các ngân hàng đều có những biện pháp khác nhau để thu hút nhân tài về phía mình vì thế chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân cần phải có những chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng với cán bộ chuyên môn giỏi, và giữ chân được những người giỏi về mình, cần có chế độ khen thưởng hợp lý, cổ vũ tinh thần cho cán bộ thẩm định, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc. Ngân hàng cần tiến hành đánh giá năng lực của cán bộ thường xuyên thông qua hiệu quả làm việc thực tế để có kế hoạch điều chuyển công tác và xét duyệt mức lương thoã đáng.

Trong điều kiện hiện nay của chi nhánh, việc thẩm định toàn bộ nội dung của dự án đầu tư là khó thực hiện được, việc thuê chuyên gia đối với những dự án lớn là rất cần thiết, vừa đảm bảo an toàn cho nguồn vốn ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

3.2.5. Nâng cao chất lượng thu nhập và xử lý thông tin liên quan đến công tác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương thanh xuân (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w