CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI
3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG THANH XUÂN
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ nghành liên quan
Môi trường kinh tế xã hội ổn định là tiền đề cho các hoạt động đầu tư. Hệ thống chính sách của Đảng, Nhà nước ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, nhất là ngành Ngân hàng – Tài chính - Đầu tư, một lĩnh vực khá nhạy cảm với những thay đổi dù nhỏ của môi trưòng kinh tế vĩ mô.
Với vai trò quản lý và điều tiết nền kinh tễ vĩ mô, Nhà nước có thể tác động đến công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thông qua:
+ Nhà nước cần phải công bố các quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế, phát triển nghành, vùng, địa phương để Ngân hàng có cơ sở lập kế hoạch tín dụng trung và dài hạn, thẩm định dự án sao cho có hiệu quả, tránh việc đầu tư sai hướng của các ngân hàng thương mại. Nhà nước và các Bộ ngành cần xây dựng chi tiết kế hoạch đầu tư hợp lý, tránh dàn trải. Một chính sách kinh tế ổn định sẽ góp phần khuyến
5 8
khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vốn, góp phần giúp ngân hàng mở rộng hoạt động của mình.
+ Trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng và ngân hàng, Nhà nước cần ban hành thống nhất và đồng bộ hệ thống pháp luật, tiếp tục đổi mới chính sách theo nguyên tắc thị trường, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng.
+ Nhà nước cần quy định rừ ràng trỏch nhiệm của cỏc bờn liờn quan trong thẩm định dự án đầu tư, các văn bản quy định sự phối hợp trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện dự án, cần tạo cơ chế gắn kết hiệu quả của dự án với các ý kiến thẩm định.
+ Nhà nước cần đẩy mạnh công tác kế toán kiểm toán đối với tất cả các đơn vị thành phần kinh tế từ đó tạo điều kiện cho công tác thẩm định dễ dàng hơn. Việc thực hiện kiểm toán phải được tiến hành một cách thường xuyên, những tài liệu và báo cáo tài chính của chủ đầu tư phải được kiểm toán kỹ càng trước khi trình lên ngân hàng.
+ Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Tổng cục Thống kê...xây dựng các hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực, các chỉ tiêu đánh giá cho từng ngành để làm cơ sở cho ngân hàng khi thẩm định đánh giá và so sánh dự án.
+ Đề nghị các Bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong công tác thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Nâng cao chất lượng thanh kiểm tra với hoạt động thẩm định dự án của Ngân hàng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro hợp lý.
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Công Thương Việt Nam
+ Kế hoạch hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của chi nhánh đều chịu sự chi phối của ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng và ngân hàng Nhà nước nói chung dẫn đến tính độc lập của chi nhánh còn hạn chế, chi nhánh sẽ không tự quyết định cho vay mà luôn chịu sự chi phối của các cấp trên theo những chỉ tiêu đã đề ra. Vì thế trong thời gian tới, ngân hàng Công Thương Việt Nam cần nghiên cứu và ban hành những quy định mới tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chi nhánh hơn nữa để chi nhánh có thể có thêm quyền hạn trong việc thẩm định những dự án của khách hàng.
+ Hiện nay, ngân hàng Công Thương Việt Nam đã có những văn bản quy định
hướng dẫn quy trình cho vay theo dự án cũng như quy trình phân tích về chi nhánh, tuy vậy có những nội dung vẫn còn là những quy định chung chung, không chi tiết và đầy đủ vì thế, thời gian tới ngân hàng Công Thương Việt Nam nên nghiên cứu xây dựng và ban hành quy trình và nội dung thẩm định dự án chung cho các chi nhánh để phù hợp với thực tiễn hoạt động cũng như thị trường hiện nay.
+ Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần xây dựng các chiến lược phát triển đảm bảo công bằng trong hoạt động của các chi nhánh nhưng cũng đảm bảo tính thi đua và cạnh tranh giữa các chi nhánh với nhau nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định dự án.
+ Ngân hàng Công Thương Việt Nam là đầu tàu cho hoạt động của các chi nhánh, chính vì thế ở đây cần phải luôn nắm bắt tất cả những thông tin nhánh và chính xác nhất về các quy định của Nhà nước, các thông tin về thị trường để giúp các chi nhánh dễ dàng tiếp cận với thực tiễn và nguồn thông tin, giúp ích cho cán bộ tín dụng trong việc thu thập thông tin làm cơ sở cho thẩm định dự án.
+ Ngân hàng Công Thương Việt Nam cũng là đầu mối gắn kết các chi nhánh với nhau để có sự đoàn kết hợp tác, thống nhất trong hệ thống đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng Công Thương
3.3.3. Kiến nghị với các chủ đầu tư
+ Chủ đầu tư nên chú trọng vào chất lượng công tác lập dự án đầu tư xin vay vốn với sự đầu tư kỹ lưỡng về việc nghiên cứu tất cả các khía cạnh có thể có của một dự án, có như thế dự án mới có tính khả thi và độ an toàn cao, giúp cán bộ tín dụng của ngân hàng dễ dàng trong công tác. Điều này, giúp cả hai phía giảm được thời gian và chi phí thẩm định.
+ Chủ đầu tư nên tự giác thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán chung theo quy định của Bộ Tài chính, cung cấp các số liệu cho ngân hàng một cách chính xác và đầy đủ.
+ Trên thực tế, với mục đích vay vốn của ngân hàng, chủ đầu tư có thể cung cấp các thông tin sai lệch, điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác thẩm định dự án đầu tư, làm mất rất nhiều thời gian và chi phí cho cả hai phía. Ảnh hưởng đến kết quả hoạt động cũng như uy tín của cả chủ đầu tư và ngân hàng. Vì thế, đề nghị chủ đầu tư cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng vốn vay của nngân hàng đúng với mục đích nêu trong hợp đồng vay vốn, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, tín
6 0 dụng theo yêu cầu của hợp đồng.
Trên là những biện pháp và những kiến nghị đưa ra nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính vay vốn ở chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân. Nếu có sự giúp đỡ, hợp tác của các ngành, các cấp và trách nhiệm của chi nhánh, hoạt động thẩm định của chi nhánh ngân hàng Công Thương Thanh Xuân trong tương lai sẽ có những biến đổi tích cực .