3. Ý nghĩa của đề tài
3.2. Sinh trưởng, năng suất và trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng, đề tài khảo sát Keo lai giống BV10 được trồng ở 5 xã trong huyện. Ở đây, người dân trồng rừng bằng giống BV10. Đất trồng rừng ở đây chủ yếu là đất Feralit vàng nhạt phát triển trên đá biến chất, một loại đá phiến mềm, dễ phá hủy, độ dày tầng đất 60 - 120 cm, tơi xốp, độ dốc từ 5 – 250 , thảm thực vật dưới tán rừng là cỏ, cây ràng ràng, cây bụi, và lớp thảm mục mỏng.
3.2.1. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 5 tuổi
Qua điều tra thực tế, rừng trồng ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, mật độ ban đầu trồng khoảng 1660 cây/ha, sau 5 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 1328 - 1360 cây, trung bình là 1343 cây/ha.
Đề tài đã thiết lập 5 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Kết quả tính toán số liệu được thể hiện ở bảng 3.5.
Số ký hiệu OTC
Mật độ (N/ha)
D (cm) H vn (m) M (m3/ha)
Năng suất (m3/ha/năm)
X V% X V%
1 1340 11,59 5,11 13,17 5,87 97,73 21,30
4 1360 12,06 5,31 14,05 5,30 107,32 21,47
7 1334 11,44 4,74 13,30 6,76 98,40 20,77
10 1328 11,67 5,23 13,52 6,13 95,15 20,47
13 1356 11,78 6,13 13,14 5,79 94,43 21,74
TB 1343 11,71 5,30 13,44 5,97 98,61 21,15
Bảng 3.4. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 5 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng
1.3
Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy, sinh trưởng Keo lai ở huyện Bảo Lạc là tốt cả về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao năm đạt 2,63- 2,81 m/năm, trung bình là 2,69m, hệ số biến động 5,30% - 6,76%, trung bình là 5,97%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 2,29 – 2,41 cm/năm, trung bình là 2,34 cm/năm, hệ số biến động 4,74% - 5,31%, trung bình là 5,09%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 20,77m3 – 21,74 m3 , trung bình là 21,15m3 /ha/năm
3.2.2. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 7 tuổi
Qua khảo sát thực tế, rừng trồng ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tương đối tốt, mật độ ban đầu là 1660 cây/ha, sau 7 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 1180 - 1260 cây, trung bình là 1237 cây/ha. Kết quả điều tra sinh trưởng và phát triển của rừng Keo lai 7 tuổi được thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây.
Số liệu được tổng hợp từ kết quả điều tra thực tế tại các OTC đối với rừng trồng Keo lai 7 năm tuổi, số ký hiệu các OTC là: 2, 5, 8,11,14, lần lượt tại các xã: Cô Ba, Cố Pàng, Hưng Thịnh, Khánh Xuân, Thượng Hà.
Số ký hiệu OTC
Mật độ N/ha
D (cm) H vn (m) M
(m3/ha)
Năng suất (m3/ha/năm)
X V% X V%
2 1240 14,42 6,11 16,43 6,87 149,10 23,30
5 1260 14,56 7,31 16,40 7,30 150,32 25,17
8 1180 14,14 7,74 15,99 6,76 145,40 24,77
11 1250 15,01 6,25 15,75 7,12 151,20 24,63
14 1255 14,76 6,48 16,21 6,46 147,56 25,47
TB 1237 14,59 6,78 16,12 6,90 148,72 22,67 Bảng 3.5. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 7
tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng
1.3
Qua số liệu tổng hợp tại bảng 3.5 ta thấy, sinh trưởng Keo lai 7 tuổi ở huyện Bảo Lạc là khá tốt về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao đạt giá trị từ 15,75m – 16,43m, trung bình là 16,12m, hệ số biến động 6,46% - 7,30%, trung bình là 6,90%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 2,02 – 2,14 cm/năm, trung bình là 2,08 cm/năm, hệ số biến động 6,11% - 7,74%, trung bình là 6,78%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 23,30m3 – 25,77 m3 , trung bình là 22,67m3 /ha/năm.
3.2.3. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai 10 tuổi
Qua khảo sát thực tế, rừng trồng cây Keo lai 10 tuổi ở huyện Bảo Lạc sinh trưởng tốt, sau 10 năm trồng, mật độ cây giảm đáng kể. Mật độ ban đầu trồng khoảng 1660 cây/ha, sau 10 năm, mật độ còn lại dao động trong khoảng 922 - 1134 cây, trung bình là 1028 cây/ha, mật độ trung bình còn khoảng 61% so với ban đầu. Có thể thấy mật độ cây giảm dần theo số tuổi tăng của cây, cây trồng tại năm thứ 10 có mật độ thấp nhất.
Đề tài đã thiết lập 5 ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu. Kết quả tính toán số liệu được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Sinh trưởng và năng suất của rừng trồng Keo lai giai đoạn 10 tuổi ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng
Số ký hiệu OTC
Mật độ N/ha
D1.3 (cm) H vn (m)
M (m3/ha)
Năng suất (m3/ha/năm)
X V% X V%
3 922 15,98 8,45 18,64 7,65 183,1 28,45
6 1100 16,07 9,34 17,56 9,23 227,6 30,51
9 1005 15,73 9,06 17,92 9,13 194,40 29,43
12 981 16,41 10,45 18,13 8,87 187,45 28,98 15 1134 16,07 9,63 18,67 10,12 220,18 32,51 TB 1028 16,05 9,39 18,18 9,00 202,55 29,90
Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, sinh trưởng Keo lai ở huyện Bảo Lạc là tốt cả về đường kính lẫn chiều cao, tăng trưởng bình quân chiều cao dao động từ 17,56 – 18,67m, trung bình 1,82m/năm, hệ sô biến động 7,65% - 10,12%, trung bình là 9,00%. Tăng trưởng đường kính trung bình năm 1,57 – 1,64 cm/năm, trung bình là 1,61 cm/năm, hệ số biến động 8,45% - 10,45%, trung bình là 9,39%. Tăng trưởng về năng suất hàng năm là 28,45m3 – 32,51 m3 , trung bình là 29,90m3 /ha/năm.
Như vậy có thể thấy tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là khá tốt, tuy nhiên ở cùng một độ tuổi thì tại các địa phương khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát triển khác nhau, điều này phụ thuộc nhiều yếu tố như thổ nhưỡng, dinh dưỡng và kỹ thuật chăm sóc cây của người dân địa phương. Qua số liệu điều tra tại các bảng 3.4, 3.5; 3.6 cho thấy tại Thượng Hà tốc độ sinh trưởng và năng suất đạt cao nhất, tiếp theo là Cốc Pàng. Tại tuổi thứ 10, năng suất tại Cô Ba là thấp nhất, tỷ lệ thuận với số cây còn lại.
3.2.4. Trữ lượng carbon của rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng 3.2.4.1. Trữ lượng carbon của cây cá thể Keo lai
Tại khu vực nghiên cứu chúng tôi khảo sát rừng trồng Keo lai ở 5 xã Cô Ba, Cốc Pàng, Hưung Thịnh, Khánh Xuân, Thượng Hà. Do điều kiện có hạn, ở mỗi xã chúng tôi chỉ thiết lập 1 OTC để tính toán trữ lượng carbon tại
rừng trồng Keo lai 7 tuổi, mỗi ô tiêu chuẩn đề tài chặt hạ 3 cây điển hình như tốt, trung bình và nhỏ để tiến hành giải tích cây xác định trữ lượng carbon trong từng bộ phận của cây.
Trữ lượng carbon trong cây cá thể Keo lai được tính toán dựa trên nghiên cứu sinh khối cây cá thể và hàm lượng carbon phân tích tại phòng thí nghiệm. Trữ lượng carbon cho từng cây cá thể được tính toán theo công thức (2.10) nêu ở chương 2. Kết quả và cơ cấu trữ lượng carbon trong cây cá thể Keo lai trồng ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Trữ lượng carbon trong cây cá thể giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
OTC Mật
độ N/ha
Trữ lượng carbon (kg/cây) Trên mặt đất Dưới R/S
mặt đất Tỷ lệ (%)
Tổng Thân Lá Cành Tổng Rễ Thân Lá Cành Rễ
2 1240 32,33 8,54 2,82 43,69 6,40 64,49 17,07 5,66 12,78 50,09 0,15 5 1260 30,93 9,75 3,19 43,87 6,67 61,26 19,19 6,33 13,21 50,54 0,15 8 1180 33,68 11,42 3,35 48,45 6,42 61,31 20,93 6,08 11,68 54,87 0,13 11 1250 32,67 10,43 3,45 46,55 6,37 61,74 19,71 6,51 12,04 52,92 0,15 14 1255 33,21 11,24 2,97 47,42 6,72 61,34 20,76 5,49 12,41 54,14 0,15 TB 1237 32,57 10,23 3,16 45,96 6,52 62,06 19,49 6,02 12,43 52,48 0,15
Hình 3.2. Cơ cấu carbon trong cá thể Keo lai 7 tuổi
OTC Mật độ (N/ha)
Trữ lượng carbon ở thảm mục
Trữ lượng carbon ở tầng cây gỗ
Tổng lượng Carbon (Tấn/ha)
Tấn/ha % Tấn/ha %
2 1240 3,24 4,85 62,90 95,15 66,14
5 1260 3,98 5,47 66,15 94,53 70,13
8 1180 4,49 6,12 69,51 93,88 74,00
11 1250 3,27 4,55 68,63 95,45 71,90
14 1255 3,76 5,52 64,46 94,48 68,13
TB 1237 3,75 5,35 66,33 94,65 70,08
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, trong cây cá thể Keo lai lượng carbon tập trung chủ yếu ở thân cây và dao động từ 30,93 kg/cây đến 33,68 kg/cây, trung bình là 32,57 kg/cây, cơ cấu lượng carbon tương ứng từ 61,26% đến 64,49%, trung bình là 62,06%; tiếp đến là lá cây dao động từ 8,54 kg/cây đến 11,42 kg/cây trung bình là 10,23 kg/cây chiếm 19,49%; lượng carbon, trong rễ dao động từ 6,37 kg/cây đến 6,67 kg/cây, trung bình là 6,52 kg/cây, chiếm 12,43% và thấp nhất là lượng carbon trong cành cây dao động từ 2,82 kg/cây đến 3,45 kg/cây, trung bình là 3,16 kg/cây, chiếm 6,02%.
Tổng trữ lượng carbon trong cây cá thể của các lô rừng khảo sát ở huyện Bảo Lạc dao động từ 50,09kg/cây đến 54,87kg/cây, trung bình là 52,48kg/cây.
Tỷ lệ trữ lượng carbon dưới mặt đất với trên mặt đất tương đối đồng đều giữa rễ với phần trên các bộ phận của cây, trung bình là 0,15
3.2.4.2. Trữ lượng carbon của rừng trồng Keo lai
Từ kết quả xác định sinh khối, việc phân tích và xác định hàm lượng và lượng carbon trong các bộ phận của cây được tiến hành trong phòng thí nghiệm. Dựa trên các kết quả phân tích, nghiên cứu đã tiến hành tính toán lượng carbon bình quân cho toàn lâm phần của rừng trồng Keo lai kết quả được thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Trữ lượng carbon của rừng trồng giống BV10 giai đoạn 7 tuổi tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Thảm mục rơi rụng của rừng trồng Keo lai của ba xã chủ yếu là lá và một ít cành khô. Trữ lượng carbon của vật rơi rụng ở rừng trồng Keo lai dao động từ 3,24 tấn/ha đến 4,49 tấn/ha, trung bình là 3,75 tấn/ha chiếm 5,35% trữ lượng carbon/ha.
Tổng lượng carbon trong 1 đơn vị ha là tổng của lượng carbon lưu trữ trong cây và lượng carbon lưu trữ trong thảm mục. Kết quả ở bảng 3.9, lượng carbon của các lô rừng trồng Keo lai 7 tuổi khảo sát 5 xã Cô Ba, Cốc Pàng, Hưng Thịnh, Khánh Xuân và Thượng Hà của huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng là tương đối đồng đều. Lượng carbon chủ yếu tập trung trong sinh khối của cây và dao động từ 62,90 tấn/ha đến 69,51 tấn/ha, trung bình là 66,33 tấn/ha chiếm tới 94,65%.
3.2.5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật của các mô hình trồng rừng Keo lai tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng
Đối với rừng trồng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu, mật độ trồng ban đầu là 1660 cây.
Mật độ rừng keo 5 năm tuổi là 1343 cây/ha, năng suất là 21,15m3 /ha/năm.
Mật độ rừng keo 7 năm tuổi là 1237 cây/ha, năng suất là 22,67m3 /ha/năm.
Mật độ rừng keo 10 năm tuổi là 1028 cây/ha, năng suất là 29,90m3 /ha/năm. Cuốc hố 30 x 30 x 30 cm, thời vụ trồng tháng 3 – 4 (vụ xuân hè)
Luân kỳ 5 năm: sản phẩm bao gồm:
- Gỗ tỉa thưa bán làm củi, giá từ 150.000 – 200.000 đồng/ste đôi Gỗ khai thác chính: gồm gỗ thành phẩm chiếm 75% trữ lượng gỗ rừng trồng, giá bán khoảng 750.000 đồng/m3, năng suất trung bình là 98,61 m3 /ha, gỗ sử dụng là 88,13m3
Luân kỳ 7 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn, năng suất là 148,72 m3 /ha, gỗ sử dụng là 122,06 m3 /ha.
Bảng 3.9. Tổng hợp mô hình trồng rừng Keo lai BV10 ở huyện Bảo Lạc
Xã Tuổi Mật độ N/ha
Mật độ thực tế (N/ha)
M Sản phẩm (m3/ha) (m3/ha) Gỗ sử dụng Gỗ nhỏ Gỗ lớn
Cô Ba
5 1660 1340 97,73 86,28 86,28 -
7 1660 1240 149,10 122,75 122,75 -
10 1660 922 183,10 173,54 104,12 69,42
Cố Pàng
5 1660 1360 107,32 80,39 80,39 -
7 1660 1260 150,32 116,29 116,29 -
10 1660 1100 227,60 124,76 74,86 49,90
Hưng Thịnh
5 1660 1334 98,40 80,92 80,92 -
7 1660 1180 145,40 120,79 120,79 -
10 1660 1005 194,40 160,80 96,48 64,32
Khánh Xuân
5 1660 1328 95,15 106,29 74,40 -
7 1660 1250 151,20 126,11 126,11 -
10 1660 1134 187,45 165,15 99,09 66,06
Thượng Hà
5 1660 1356 94,43 86,77 86,77 -
7 1660 1255 147,56 124,35 124,35 -
10 1660 981 220,18 172,55 103,53 69,02
Luân kỳ 10 năm: Sản phẩm bao gồm gỗ tỉa thưa, gỗ lớn và gỗ nhỏ, năng suất là 202,55 m3 /ha, gỗ sử dụng là 159,36 m3 /ha. Tromg đó:
- Gỗ lớn 65,34 m3 chiếm 30% gỗ thành phẩm, giá bán 1.500.000 đồng/m3 - Gỗ nhỏ 98,01 m3 chiếm 70% gỗ thành phẩm, giá bán là 750.000 đồng/m3 Ngoài gỗ ra, rừng trồng Keo lai còn có giá trị cải thiện môi trường, xã hội như hấp thụ lượng khí CO2, giảm xói mòn, giữ nước và tạo được nhiều công ăn việc làm cho người dân làm nghề rừng. Bảng 3.10 đã hệ thống hóa các mô hình rừng trồng Keo lai ở địa điểm nghiên cứu, trong đó đã tổng hợp kỹ thuật trồng bao gồm: giống và các kỹ thuật lâm sinh đã sử dụng. chúng tôi đã tổng hợp chi phí và thu nhập từ các loại sản phẩm theo 3 luân kỳ kinh doanh khác nhau tương ứng là
5, 7 và 10 năm.
Địa điểm Mô tả kỹ thuật kinh doanh
Thời gian kinh doanh (Năm)
5 7 10
Cô Ba
- Giống BV10
- Mật độ trồng 1660 cây/ha
- Mật độ cuối luân kỳ (cây/ha) 1340 1240 922 - Tổng chi phí cho luân kỳ (tr.đ) 27,20 31,17 35,36 - Doanh thu từ gỗ (tr.đ) 62,22 106,42 167,04
Cố Pàng
- Giống BV10
- Mật độ trồng 1660 cây/ha
- Mật độ cuối luân kỳ (cây/ha) 1360 1260 1100 - Tổng chi phí cho luân kỳ (tr.đ) 28,30 30,31 35,59 - Doanh thu từ gỗ (tr.đ) 63,05 104,43 172,69
Hưng Thịnh
- Giống BV10
- Mật độ trồng 1660 cây/ha
- Mật độ cuối luân kỳ (cây/ha) 1334 1180 1005 - Tổng chi phí cho luân kỳ (tr.đ) 26,10 29,45 34,20 - Doanh thu từ gỗ (tr.đ) 62,38 113,56 171,27
Khánh Xuân
- Giống BV10
- Mật độ trồng 1660 cây/ha
- Mật độ cuối luân kỳ (cây/ha) 1328 1250 1134 - Tổng chi phí cho luân kỳ (tr.đ) 27,80 31,40 34,50 - Doanh thu từ gỗ (tr.đ) 63,50 107,34 169,6
Thượng Hà
- Giống BV10
- Mật độ trồng 1660 cây/ha
- Mật độ cuối luân kỳ (cây/ha) 1356 1255 981 - Tổng chi phí cho luân kỳ (tr.đ) 26,40 29,27 33,17 - Doanh thu từ gỗ (tr.đ) 61,15 108,65 173,26 Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của các mô hình
theo thời gian kinh doanh
Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, doanh thu chỉ tính giá trị bán gỗ (chưa tính giá trị bán carbon hấp thụ).
- Gỗ củi từ tỉa thưa bán với giá: 150.000 - 200.000 đ/ste đôi
- Gỗ nhỏ (nguyên liệu giấy và ván dăm) bán với giá: 750.000 đ/m3 . - Gỗ lớn (chế biến đồ mộc, gỗ xẻ) bán với giá: 1.500.000 đ/m3 .
Cơ cấu sản phẩm thu hoạch theo các luân kỳ kinh doanh được xác định như sau:
- Với luân kỳ kinh doanh 5 năm: 100% sản phẩm được bán là gỗ nhỏ (nguyên liệu giấy, dăm).
- Với luân kỳ kinh doanh 7 năm: 100% sản phẩm là gỗ nhỏ.
- Với luân kỳ kinh doanh 10 năm: 30% sản phẩm là gỗ lớn và 70% là gỗ nhỏ.
Chi phí cho 1 luân kỳ kinh doanh các mô hình trồng rừng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu phụ thuộc vào độ tuổi của rừng, năng suất, giá bán sản phẩm.
chi phí cho 1ha rừng trồng Keo lai bao gồm: công làm đất, cuốc hố, trồng, giá cây giống, phân bón, công chăm sóc, quản lý bảo vệ, lãi suất ngân hàng…
3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai huyện Bảo Lạc