3. Ý nghĩa của đề tài
3.3. Đánh giá hiệu quả rừng trồng Keo lai huyện Bảo Lạc 1. Hiệu quả kinh tế
Để dánh giá hiệu quả về kinh tế, đề tài dựa vào Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005 về định mức kỹ thuật trồng rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tham khảo. Bên cạnh đó đề tài dựa vào số liệu điều tra phỏng vấn trực tiếp ở địa bàn nghiên cứu như phỏng vấn cán bộ lâm trường, người dân trực tiếp trồng rừng về tất cả các loại chi phí từ khi trồng cho đến khai thác, giá bán, lãi suất… Từ đó tính toán toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập, lợi nhuận ròng, IRR, BCR
Đề tài thực hiện khảo sát trồng rừng Keo lai giống BV10 ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Hiệu quả kinh tế rừng trồng tính trên 1ha phụ thuộc vào doanh thu từ rừng trồng sau mỗi luân kỳ kinh doanh và chi phí tạo rừng cho cả luân kỳ kinh doanh đó. Doanh thu càng lớn, chi phí càng thấp thì hiệu quả
kinh tế trong kinh doanh rừng càng cao, để có thu nhập cao trên mỗi ha rừng trồng, ngoài yếu tố giá cả sản phẩm tiêu thụ được nâng lên, cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao sản lượng rừng trồng trên mỗi ha.
Trồng rừng Keo lai ở nước ta, tỷ lệ sống và sinh trưởng phụ thuộc vào độ dầy tầng đất, cấp đất và vùng sinh thái.
Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng được thể hiện ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Tổng hợp chi phí, thu nhập và hiệu quả kinh tế của của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở Bảo Lạc Cao Bằng
Tuổi
Mật độ N/ha
M (m3/ha)
Đầu tư dự tính
Doanh thu (triệu đồng)
NPV (trđ/ha)
NPV/năm (trđ/ha/năm)
IRR (%)
BCR (lần)
5 1343 98,61 27.640 62.181 13.713 2.743 17,56% 1,25 7 1237 148,721 30.910 107.398 29.762 4.252 19,36% 2,47 10 1028 202,55 34.280 171.514 41.578 4.159 17,41% 4,00
Kết quả bảng 3.11 cho thấy, doanh thu của mô hình trồng rừng BV10 với luân kỳ kinh doanh 5 năm là 62,181 triệu đồng, luân kỳ 7 năm là 107,398 triệu đồng và luân kỳ 10 năm là 171,514 triệu đồng/ha.
Chi phí luân kỳ 5 năm là 27,640 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm là 30,910 triệu đồng/ha, luân kỳ 10 năm là 34,280 triệu đồng/ha. Chi phí gồm công làm đất, cây giống, phân bón NPK, công chăm sóc, bảo vệ, quản lý phí, … chưa tính đến lãi suất ngân hàng phải trả 8,5%/năm. Chi phí luân kỳ 10 năm cao 1,24 lần luân kỳ 5 năm và gấp 1,11 lần luân kỳ 7 năm.
Số liệu ở bảng 3.11 cho thấy, lợi nhuận ròng sau khi đã trừ đi lãi suất tính theo ngân hàng 8,5% của mô hình 1 với luân kỳ 10 năm đạt 41,578 triệu đồng/ha, luân kỳ 7 năm đạt 29,762 triệu đồng/ha và luân kỳ 5 năm chỉ đạt 13,713 triệu đồng/ha. Như vậy lợi nhuận ròng của mô hình 10 năm cao nhất, gấp 3,03 lần luân kỳ 5 năm, và gấp 1,40 lần so với luân kỳ 7 năm.
Tỷ suất thu hồi vốn nội tại IRR cũng khác nhau, phụ thuộc vào thu nhập, chi phí và thời gian kinh doanh rừng trồng. Ở bảng trên IRR của 10 năm đạt 17,41%; luân kỳ 7 năm đạt 19,36% và luân kỳ 5 năm đạt 17,56%.
Hiệu suất đầu tư BCR của rừng trồng Keo lai giống BV10 ở huyện Bảo Lạc là khác nhau, phụ thuộc vào đầu tư, thu nhập và luân kỳ kinh doanh của rừng trồng, BCR của luân kỳ kinh doanh 5 năm là 1,25; luân kỳ 7 năm là 2,47, luân kỳ 10 năm là 4,00.
3.3.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của các hoạt động sản xuất kinh doanh là các lợi ích mà xã hội thu được từ rừng trồng Keo lai. Hay nói cách khác là, hiệu quả xã hội thu được chính là sự đáp ứng của các hoạt động sản xuất kinh doanh đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội. Sự đáp ứng đó có thể được đánh giá về định tính như: sự đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương của Nhà nước… hoặc được đánh giá bởi các chỉ tiêu tính toán định lượng như: mức tăng thu nhập cho ngân sách, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng…
3.3.2.1. Mức độ chấp nhận của người dân về phương án đầu tư trồng rừng Keo lai
Các phương án đầu tư kinh doanh trồng rừng Keo lai được người dân chấp nhận hay không, trước hết phải dựa vào hiệu quả kinh tế mà rừng trồng Keo lai mang lại cho họ. Qua phiếu điều tra có thể thấy trên 70% người dân hài lòng với việc trồng cây keo lai bởi các lý do sau:
Hầu hết các phương án trồng rừng Keo lai ở các xã nghiên cứu đều có lãi như đã chứng minh ở phần phân tích hiệu quả kinh tế, cụ thể như: ở huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng giá trị lợi nhuận ròng hiện tại (NPV) dao động trong khoảng 13,713 – 41,578 triệu đồng/ha/10 năm, trung bình là 28,603 triệu đồng/ha (NPV). Mặt khác hầu hết các tỉnh khảo sát trồng rừng các giống Keo lai có nguồn gốc đều khẳng định rằng Keo lai là cây trồng rừng chủ lực của người dân địa phương.
Chi phí đầu tư cho các phương án trồng rừng các giống Keo lai không lớn lắm, tổng chi phí trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ 1 ha Keo lai từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 khoảng từ 12 – 17 triệu đồng, còn lại những năm sau có sản phẩm tỉa thưa và mất công bảo vệ. Luân kỳ kinh doanh của rừng trồng Keo lai ngắn hơn các loài cây khác khoảng 6-7 năm là đã khai thác. Do vậy, rừng trồng Keo lai nhanh cho thu hồi vốn, cải tạo đất làm tăng thêm độ phì của đất.
Kỹ thuật gây trồng rừng Keo lai tương đối đơn giản, nhiều người dân biết trồng, tỷ lệ sống cao, thích nghi tốt với nhiều vùng sinh thái ở nước ta, cây con có thể tạo ra bằng hom, đơn giản và giá cây giống hợp lý với nhiều người dân nghèo.
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu của các giống Keo lai lớn, sản phẩm chủ yếu phục vụ cho công nghiệp giấy, ván dăm, thậm chí còn làm đồ mộc và phục vụ cho việc xuất khẩu dăm gỗ. Hiện nay, sản phẩm gỗ rừng trồng Keo lai tiêu thụ thuận tiện và nhanh chóng, người dân sản xuất ra không đủ đáp ứng thị trường, có thể bán sản phẩm ngay tại rừng...
Về mặt môi trường, cây Keo lai là cây trồng cố định đạm, do vậy trồng rừng bằng các giống Keo lai tăng độ đạm của đất, cải tạo đất những nơi đất xấu.
Gần 30% còn chưa hài lòng với phương án trồng Keo lai bởi các lý do như: Việc tiêu thụ sản phẩm từ rừng trồng Keo lai còn nhiều bất cập, thị trường do tư thương chỉ đạo là chủ yếu, dẫn đến hiện tượng tranh mua, tranh bán, ép giá gây ra những bất lợi cho người dân nghèo. Gỗ Keo lai mềm, cây sinh trưởng dễ gẫy ngọn ảnh hưởng đến năng suất rừng trồng.
3.3.2.2. Hiệu quả về việc nhận thức của người dân
Qua việc trồng rừng người dân đã ghi nhận được hiệu quả của việc trồng rừng là rất rừ, nhận thức của người dõn về hiệu quả trồng rừng ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng ở địa bàn khảo sát
Tiêu chí
Mức độ ghi nhận hiệu quả trồng rừng Keo lai (%)
Ro Chưa ro Không biết Hiệu quả của trồng rừng đối việc làm,
cải thiện cuộc sống của người dân 100 Hiệu quả của trồng rừng đến nhận thức
và kinh nghiệm trồng rừng 92,71 7,29
Hiệu quả của trồng rừng đến ứng dụng
kỹ thuật vào canh tác rừng 94,79 5,21
Kết quả điều tra nghiên cứu cho thấy, rừng trồng Keo lai tác động lớn nhất tới cộng đồng về nhận thức của người dân về hiệu quả của việc trồng rừng. Điều này được khẳng định rất rừ qua kết quả phỏng vấn 30 hộ gia đỡnh tham gia trồng rừng ở địa điểm khảo sát (Mỗi xã 3 hộ), có tới 100% hộ nhận thức rừ việc trồng rừng đó cải thiện được cuộc sống của người dõn trồng rừng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu.
Thông qua trồng rừng, nhận thức và kinh nghiệm trồng rừng của hộ gia đỡnh cũng được nõng cao. Qua khảo sỏt cho thấy cú 92,71% cảm nhận rừ, 7,29% khụng cảm nhận rừ, đặc biệt khụng cú một ai trả lời là khụng biết.
Qua khảo sát, có thể thấy tỷ lệ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng Keo lai được thể hiện ở bảng trên, có từ 94,79% trả lời là thông qua trồng rừng họ biết được ứng dụng kỹ thuật trồng rừng, số nhận thức chưa rừ ớt hơn dao động từ 5,21%. Như vậy thụng qua trồng rừng Keo lai người dân nhận thức tốt về hiệu quả kinh tế, nhận thức, kinh nghiệm và ứng dụng kỹ thuật vào canh tác rừng là rất tốt.
3.3.2.3. Hiệu quả giải quyết việc làm
Việc tạo ra nhiều việc làm là một trong những mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm xóa đói
giảm nghèo cho người dân ở nông thôn, đặc biệt là đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số sống ở gần rừng. Qua khảo sát thực tế, đề tài đã đưa ra kết quả 1 ha rừng trồng Keo lai từ khi trồng cho đến khai thác tạo ra bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân trồng rừng.
Bảng 3.13. Số công lao động tạo từ 1ha rừng trồng Keo lai tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
TT Xã ha/năm Số công lao động trực tiếp
1 Cô Ba ha/7năm 318,81
2 Cố Pàng ha/7năm 310,57
3 Hưng Thịnh ha/7năm 332,27
4 Khánh Xuân ha/10năm 427,38
5 Thượng Hà ha/5năm 197,15
Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy, số lượng công của các giống Keo lai khác nhau tạo ra số công khác nhau, số công được tạo ra từ 1 ha rừng trồng Keo lai phụ thuộc vào địa điểm, thực bì, năng suất cây trồng. Nơi nào thực bì xấu, có nhiều cây bụi thì phải mất nhiều công xử lý thực bì, nơi nào có năng suất cao thì mất nhiều công khai thác hơn. Số công lao động trung bình 1 ha là 197,15 công/5 năm; 319,76 công/7 năm, 427,38 công/10 năm.
Nhận xét: Số lượng công trực tiếp từ 1ha rừng trồng Keo lai tạo ra phụ thuộc vào, địa hình, thực bì đất trồng và năng suất rừng trồng. Nơi nào có năng suất cao thì tạo ra nhiều công lao động, bởi vì số lượng công tạo rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ gần giống nhau, chênh lệch nhau không nhiều.
Bên cạnh việc trồng rừng tạo ra được nhiều công ăn việc làm cho các chủ rừng như người dân có đất trồng rừng, một số hộ gia đình không có đất trồng rừng nhưng tham gia trồng rừng cho các lâm trường đóng trên địa bàn, có nghĩa là các lâm trường ký hợp đồng với người dân địa phương tham gia trồng rừng với hai hình thức như sau:
Thứ nhất: các hộ gia đình ký hợp đồng trồng rừng với lâm trường và ăn chia sản phẩm theo tỷ lệ 70 – 30%, có nghĩa là hộ gia đình hưởng 70%, lâm
trường hưởng 30% sản phẩm sau luân kỳ khai thác, hình thức này thường thì lâm trường cung cấp nguồn giống, tiền công trồng và phân bón.
Thứ hai: Lâm trường thuê khoán các hộ gia đình theo hạng mục công việc như phát dọn thực bì, đào hố, trồng cây, tỉa thưa, chăm sóc theo hình thức khoán. Lâm trường tổ chức bảo vệ và khai thác sản phẩm.
Việc trồng rừng Keo lai đó mang lại hiệu quả xó hội rừ rệt ở cỏc địa bàn nghiên cứu. Keo lai đã mang lại lợi nhuận kinh tế cho người dân, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở miền núi, ngoài số công trực tiếp, rừng trồng Keo lai còn tạo ra công ăn việc làm gián tiếp cho nhiều người khác làm dịch vụ liên quan đến gỗ rừng trồng Keo lai, góp phần ổn định xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
3.4. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai