3. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Khuyến nghị các giải pháp để phát triển trồng rừng Keo lai 1. Kỹ thuật
Như đã phân tích ở trên, đa số HGĐ, công ty trồng rừng Keo lai đúng kỹ thuật, chất lượng giống tốt, bón phân, chăm sóc tốt thì năng suất cao hơn trồng rừng không đúng kỹ thuật, chất lượng giống kém, không bón phân hoặc bón phân ít thì năng suất kém. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài và kế thừa các kết quả nghiên cứu khác về sinh trưởng của rừng keo lai BV10 tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:
Trồng rừng Keo lai bằng các giống quốc gia hay giống được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật.
Tiêu chuẩn cây giống đảm bảo chất lượng như cây con bằng giâm hom, chủ yếu là hom ngọn, có bầu và từ 3 tháng tuổi trở nên. Cây con phải thẳng, cao từ 25 - 30cm, khỏe mạnh và không bị gẫy ngọn. Không nên trồng rừng bằng hạt Keo lai, nguồn giống khụng rừ ràng.
Thời vụ trồng: trồng đúng thời vụ vào tháng 3-4
Chăm sóc rừng đúng kỹ thuật, đúng thời vụ và bón phân chuồng, phân NPK.
Luân kỳ kinh doanh10 và 7 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao, luân kỳ 5 năm là hiệu quả kinh tế thấp nhất. Do vậy, khuyến cáo các chủ rừng nên để luân kỳ kinh doanh 7 và 10 năm.
3.4.2. Chính sách
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay Nhà nước đã chủ trương phát triển mạnh trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc và phát triển trồng rừng sản xuất để tăng độ che phủ rừng, giảm sức ép vào rừng tự nhiên, thông qua Chương trình 327, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nhiều dự án lâm nghiệp quốc tế. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển trồng rừng, đặc biệt là đối với khu vực hộ gia đình, chính sách đất đai, hỗ trợ đầu tư và tín dụng, hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, khoa học và công nghệ, hợp tác đầu tư với nước ngoài. Tại quyết định 661, chính sách về cơ cấu cây trồng đã được đề ra: với rừng sản xuất, lựa chọn cây có giá trị kinh tế cao. Cơ cấu về từng loại cây cụ thể do tổ chức, hộ gia đình được giao đất, hoặc thuê đất để trồng rừng quyết định theo quy hoạch của tỉnh, thành phố, từng bước hình thành những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung vừa phù hợp với điều kiện lập địa vừa gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường. Bộ NN&PTNT đã ban hành quyết định về cơ cấu các loại cây trồng lâm nghiệp cho từng vùng kinh tế sinh thái lâm nghiệp. Các loài keo, trong đó có Keo lai và bạch đàn là loài cây phổ biến cho những vùng trồng rừng nguyên liệu giấy và dăm gỗ.
Việc phát triển trồng loài Keo lai cũng nằm trong khuôn khổ chính sách phát triển trồng rừng nói chung. Các chính sách về đất đai, tài chính, khoa học, công nghệ và chính sách thị trường là cơ sở pháp lý giúp các HGĐ và tổ chức kinh tế trồng rừng sản xuất Keo lai.
3.4.2.1. Chính sách đất đai
Qua khảo sát 30 hộ gia đình chúng tôi phát hiện những bất cập trong việc thực hiện chính sách đất đai như sau.
Công tác giao đất giao rừng, cấp GCN còn chậm, diện tích và ranh giới chưa rừ ràng dẫn đến tranh chấp đất đai giữa người dõn vẫn thường xuyờn diễn ra.
Khuyến nghị: Cần hoàn thiện việc cấp giấy QSDĐLN, cần phải rừ ràng về ranh giới, tránh tình trạng tranh chấp đất đai giữa các HGĐ, giữa người dân với các công ty quản lý đất lâm nghiệp ở các địa phương.
3.4.2.2. Chính sách khoa học và công nghệ
Công tác khuyến lâm đã tích cực chuyển giao giống cây rừng, kỹ thuật trồng, nâng cao nhận thức và kỹ năng trồng rừng cho các chủ rừng.
Thời gian qua, công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, nhất là Chương trình về quản lý, cải thiện giống cây rừng đã đạt được những thành tựu có tác động tốt đến năng suất rừng trồng. Tổ chức khuyến nông quốc gia đã thực hiện nhiều hoạt động để chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp mới đến các các tổ chức trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp. Thông qua đó năng suất cõy rừng đó được nõng lờn rừ rệt.
Qua khảo sát, ở các xã Cô Ba, Hưng Thịnh người dân trồng rừng bằng nguồn giống không được tốt, trồng chưa đúng kỹ thuật.
Khuyến nghị
- Cần tăng cường lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ rừng trồng Keo lai cho người dân địa phương.
- Cần tăng cường cán bộ khuyến lâm trực tiếp xuống các thôn bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý rừng Keo lai.
3.4.2.3. Chính sách tiêu dùng và thị trường lâm sản
Qua khảo sát thì thấy những bất cập trong việc thực hiện chính sách thị trường như sau:
- 100% hộ gia đình được phỏng vấn ở các điểm nghiên cứu đều trả lời là thiếu thông tin thị trường, khi bán sản phẩm Keo lai phụ thuộc vào tư thương, dẫn đến tình trạng ép giá, gây bất lợi cho người trồng rừng.
- Chưa có tổ chức kinh tế liên kết, hợp tác giữa chủ rừng với các doanh nghiệp chế biến
Khuyến nghị:
- Thí điểm các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giữa các chủ rừng Keo lai với các doanh nghiệp chế biến để tăng thêm năng lực sử dụng rừng và khả năng tiếp cận thị trường của các chủ rừng.
- Cần cung cấp thông tin thị trường gỗ Keo lai cho các chủ rừng, cần tổ chức thu mua nguyên liệu gỗ rừng trồng Keo lai của dân hợp lý để khuyến khích người dân trồng rừng nguyên liệu Keo lai.