Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát sinh chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019 (Trang 41 - 48)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát sinh chất thải rắn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở vùng trung du miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’ độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông.

Ranh giới hành chính trong huyện được phân chia theo các hướng chính như sau:

- Phớa Bắc giỏp huyện Vừ Nhai, tỉnh Thỏi Nguyờn và huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình.

- Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.

- Phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Huyện có diện tích 427,73km2, dân số khoảng 89.515 người. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trại Cau, Sông Cầu; có 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lang.

Nhờ có vị trí địa lý liền kề với trung tâm TP.Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp và dịch vụ và giáo dục – đào tạo của cả vùng trung du miền núi nên huyện có điều kiện thuận lợi để: Thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển nguồn lao động chất lượng cao. Thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác thông qua quốc lộ 1B, quốc lộ 17, đường sắt...

Hình 3.1. bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phõn thành 3 vựng rừ rệt:

- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.

- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, đặc điểm địa hình của huyệ Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp (chè) và cây lâm nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn cho Huyện trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có lượng mưa khá phong phú, mang tính chất chung của khớ hậu miền Bắc Việt Nam. Khớ hậu được chia làm hai mựa rừ rệt. Mựa khụ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc. Vào mùa này, thời tiết khô hanh, lạnh, ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông - Nam. Thời gian này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:

+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 24,13 oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,5oC (tháng 06).

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,6oC (tháng 01).

Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở mức cao hơn trị số nhiệt độ TB nhiều năm.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí trong các năm: 80,8%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4): 83,2%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 75,1%

* Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình nhiều năm: 153,2 mm.

- Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày.

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 333,6 mm (tháng 8).

- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 30,4 mm (tháng 2).

* Tốc độ gió và hướng gió

Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa hình nên hướng giú thay đổi theo mựa rừ rệt. Mựa đụng thịnh hành hướng giú Đụng Bắc hoặc hướng Bắc. Mùa hạ chủ yếu là hướng gió Đông - Nam hoặc hướng Nam.

* Nắng và bức xạ mặt trời

Nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.

Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 2 và tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ khoảng từ 83 - 88 giờ nắng. Sang tháng 4 trời ấm lên, tổng số giờ nắng lên tới 112 giờ.

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2.

Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế. Đây là nguyên nhân hạn chế đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Trong tương lai, cần đầu tư xây dựng các hệ thống phai, đập, hồ chứa nước đa mục tiêu nhằm dự trữ nước chống hạn hán mùa khô.

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.

a. Tài nguyên đất

Nhìn chung, thổ nhưỡng đất của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 80 khoảng 7.000 ha thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi mạng lưới sông, suối, trong chủ yếu là sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me...

Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn hàng trăm sông, suối, ao hồ, đập chứa, kênh... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng diện tích đất này vào sản xuất.

- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra sơ bộ cho thấy đã có nhiều khu vực được nhân dân khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả phục vụ sinh hoạt.

c. Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế.

- Về sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: Tập trung chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong 9 tháng năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 1.832 tỷ đồng, bằng 73% kế hoạch năm, tăng

13,65% so với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt

1.006 tỷ đồng, đạt 71,3% kế hoạch (giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt 525 tỷ đồng, bằng 71,9% kế hoạch, tăng 13,9%

so với cùng kỳ); giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 826 tỷ đồng, bằng 75,1% kế hoạch.

- Về sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 856 tỷ đồng, bằng 74,1% kế hoạch (trong đó giá trị ngành chăn nuôi ước đạt 362 tỷ đồng), tăng 3%

so với cùng kỳ, trong đó:

+ Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt 45.514 tấn, bằng 116,1% kế hoạch; cơ cấu giống lúa lai đưa vào gieo cấy cả năm đạt 2.246,68 ha, bằng 34,1 % diện tích gieo cấy, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

+ Cây chè: Đến nay toàn huyện đã trồng được 237 ha chè, bằng 158% kế hoạch; sản lượng chè búp tươi 9 tháng năm 2018 ước đạt 33.450 tấn, bằng 87,5% kế hoạch năm và bằng 104% so với cùng kỳ;

+ Lâm nghiệp: Toàn huyện trồng được 1.339,05 ha rừng, bằng 133,9% kế hoạch; sản lượng gỗ khai thác đạt 24.056,63 m3 gỗ các loại và 3.258,34 ster củi;

công tác quản lý, bảo vệ rừng được tăng cường, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý 08 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 8,836 m3 gỗ tròn các loại, xử phạt hành chính 13,5 triệu đồng nộp ngân sách nhà nước.

- Về hoạt động thương mại, dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ 9 tháng năm 2019 diễn ra ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng xã hội.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 599 tỷ đồng, bằng 79,3% kế hoạch, tăng 8,8% so với cùng kỳ;

thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả... góp phần ổn định thị trường; chỉ đạo tổ chức tốt đoàn tham gia các hội chợ thương mại nhằm giới thiệu sản phẩm thế mạnh của địa phương, phát triển thị trường.

- Về triển khai thực hiện các công trình dự án trên địa bàn: Chín tháng năm 2019 đã khởi công 66 công trình, tổng số vốn đầu tư trên 145 tỷ đồng;

quyết toán 36 công trình đã hoàn thành, số vốn đã thanh toán chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 77,896 tỷ đồng, bằng 53,8% kế hoạch. Nghiệm thu 40,7 km nền đường bê tông nông thôn, bằng 81,86% kế hoạch năm...

- Công tác quản lý tài nguyên và môi trường: Tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định;

9 tháng năm 2019 đã tiếp nhận, giải quyết 4.691 hồ sơ giao dịch về đất đai; quản lý chặt chẽ diện tích đất công, đất dôi dư trên địa bàn... Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản và môi trường được tăng cường; các cơ quan chức năng tổ chức tốt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản trái pháp luật.

3.1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội.

- Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2019-2020 theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự ước trong 9 tháng năm 2019 tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 46/54 trường, đạt

85,2%, trong đó 6/38 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, chiếm 15,8%; đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục; duy trì vững chắc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2.

- Về y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; trong 9 tháng năm 2019 đã tổ chức khám, chữa bệnh cho 88.156 lượt người, điều trị nội trú cho 6.825 lượt trong đó khám chữa bệnh BHYT cho 74.146 lượt, chi trả trên 24 tỷ đồng...

- Về văn hóa thể thao, thông tin, truyền thông: Chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa - thông tin theo quy định. Các thiết chế văn hóa tiếp tục được tăng cường, 9 tháng năm 2019 đã nghiệm thu, đưa vào sử dụng 01 nhà văn hoá tổ dân phố xây dựng mới (thị trấn Trại Cau); đến nay toàn huyện có 183/187 xóm, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 121 nhà văn hóa cơ bản đạt chuẩn.

Chín tháng đầu năm 2019, đã tổ chức 09 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 211 học viên tham dự, giải quyết việc làm mới cho 1.150 lao động (trong đó số lao động được tạo việc làm tăng thêm 600 người).

(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2019, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng cuối năm 2019 huyện Đồng Hỷ)

3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất.

Đồng Hỷ là một huyện có đặc điểm thổ nhưỡng cũng như khí hậu phù hợp với sự phát triển của các ngành nông – lâm nghiệp. Theo kết quả thống kê năm 2019, hiện trạng sử dụng đất của huyện cụ thể là:

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ năm 2019.

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.076,59 32,91

- Đất trồng cây hàng năm 4.999,83 11,69

- Đất trồng cây lâu năm 9.076,76 21,22

2 Nuôi trồng thủy sản 239,53 0,56

3 Đất lâm nghiệp 20.924,55 48,92

4 Đất ở 872,57 2,04

5 Đất chuyên dùng 2.788,80 6,52

6 Đất chưa sử dụng 2.814,46 6,58

7 Đất khác 1.056,49 2,47

Tổng 42.773 100

(Nguồn: chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ)

Năm 2019, diện tích huyện Đồng Hỷ hà 42.773ha trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp với diện tích 20.924,55ha chiếm 48,92%, đất sản xuất nông nghiệp với diện tích 14.076,59ha chiếm 32,91% tổng diện tích huyện. Mặt khác đất ở và các loại đất chuyên dùng chỉ chiếm 8,56% diện tích huyện.

Có thể thấy, dựa vào tiềm năng về điều kiện tự nhiên của huyện, ngành nông – lâm nghiệp được tập trung phát triển và trở thành ngành kinh tế chủ đạo chính của địa phương, tạo việc làm, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân.

Tuy nhiên, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của huyện cũng như thực tiễn, huyện Đồng Hỷ đang từng bước thay đổi cảnh quan trong khu vực. Trong đó, nhiều khu đô thị được xây dựng thay thế diện tích đất nông nghiệp, đất trống trước đó. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp tại địa phương, góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân.

3.1.2.4. Đánh giá chung.

* Thuận lợi

Huyện Đồng Hỷ có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong tỉnh và trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…

+ Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển.

+ Đồng Hỷ có lực lượng lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

* Khó khăn

+ Lực lượng lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp nên tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến, hiện tượng lao động nông nhàn đi làm thêm ở thành phố lớn vẫn còn nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhân khẩu và lao động.

3.2. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019 (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w