3. Ý nghĩa của đề tài
3.4. Đề xuất một số biện pháp quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện Đồng Hỷ
3.4.1. Về cơ chế chính sách
- Hệ thống quản lý rác thải, cơ cấu phối hợp tổ chức và các ban ngành phải thật đồng bộ. Ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức tham gia thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Hàng năm đều phải xây dựng các kế hoạch quản lý rác thải trên toàn huyện. Lập báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần để UBND huyện chỉ đạo giải quyết thực hiện.
- Việc xây dựng chính sách quản lý rác thải phải được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Phải có biện pháp cụ thể ngăn cấm các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ...đổ rác thải không đúng nơi quy định, tổ chức kiểm tra cụ thể để xử lý vi phạm theo Luật bảo vệ môi trường....
3.4.2. Biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường .
Với dự báo lượng rác thải phát sinh trong thời gian tới sẽ đặt ra những yêu cầu cấp bách trong công tác quản lý rác thải tại thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng, xã Nam Hòa nói riêng cũng như huyện Đồng Hỷ nói chung, chính vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng, ta có thể áp dụng nhiều công cụ khác nhau như: công cụ pháp luật, công cụ kinh tế, giáo dục cộng đồng…nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho địa bàn nghiên cứu toàn thị trấn Trại Cau, xã Hóa Thượng, xã Nam Hòa sau đó là thực hiện trên toàn huyện Đồng Hỷ.
- Thành lập bộ máy quản lý môi trường, phối hợp với nhau để nắm vững được tình hình môi trường chung của địa bàn nghiên cứu, nâng cao hiệu quả quản lý. Mỗi xã rồi đến mỗi xóm, khối dân cư có người phụ trách quản lý về môi trường. Đào tạo hệ thống cán bộ, nhân viên giám sát với những kỹ năng chuyên môn cần thiết, giúp thúc đẩy tốt hơn quá trình phân loại rác và nâng cao ý thức cộng đồng, có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Các nhóm chuyên trách sẽ được cấp kinh phí trong suốt quá trình hoạt động.
Thực hiện phân loại rác tại nguồn từ các hộ dân, các cơ quan theo 3 loại:
rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ tái chế được, rác thải vô cơ đem chôn lấp.
Cung cấp các phương tiện, trang thiết bị để công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đạt hiệu quả cao. Ưu tiên đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu cải tiến hệ thống thiết bị kỹ thuật các phương tiện chuyên dụng như xe vận chuyển rác, xe ép rác..., đầu tư nhiều hơn cho công tác môi trường thay vì mỗi năm, mỗi xã thị trấn chỉ có 15 triệu đồng, số tiền ít ỏi đó khiến các xã, thị trấn khó lòng mạnh tay đầu tư một loạt phương tiện thu gom đáp ứng được yêu cầu.
Hợp lý các tuyến thu gom và tuyến vận chuyển. Trong tuyến thu gom phải có các điểm tập trung rác tạm thời, không để thời gian lưu giữ dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Tuyến vận chuyển không nên đi qua các khu vực dân cư đông đúc, các khu vực nhạy cảm.
Đầu tư ngân sách cho các dự án quy hoạch khu xử lý rác thải. Với đặc điểm rác hữu cơ chiếm tới 71,4%-79,7% thì việc xây dựng nhà máy chế biến phân bón từ rác là cần thiết để giảm lượng rác cần chôn lấp.
Về lịch trỡnh và cỏch thức thu gom, cần thường xuyờn theo dừi và nghiờn cứu cụ thể để sao cho chi phí thu gom thấp nhưng đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, có thể sử dụng chế phẩm EM nhằm làm tăng quá trình phân huỷ rác, giảm mùi hôi từ khối rác và hạn chế được các côn trùng gây bệnh...cho các điểm trung chuyển và bãi chứa rác.
Đối với công nhân thu gom rác cần trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động và bảo hộ lao động nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân.
3.4.3. Về thu phí BVMT
Nhằm duy trì công tác quản lý rác thải trên địa bàn, cần thực hiện tốt quá trình vận động để các hộ dân, các hộ sản xuất kinh doanh tích cực tham gia.
Mức thu phí hiện nay phải được người dân thống nhất cao và thể hiện trong hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải giữa chủ nguồn thải và đơn vị quản lý hoạt động này. Mức tính thu phí nên dựa trên số nhân khẩu trong gia đình.
Đối với những hộ đông nhân khẩu thì mức thu phí phải cao lên. Do vậy mức thu phí này tăng lên sẽ giúp cho việc đầu tư trang thiết bị trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
3.4.4. Xã hội hoá công tác thu gom rác thải
Việc xã hội hoá thu gom và xử lý rác thải cần được tiến hành nhân rộng trên toàn huyện. Các đội vệ sinh môi trường tại các thôn, xóm ngày càng được nâng cao về chất lượng. Theo ý kiến người dân trong các xã, thị trấn việc thu gom và vận chuyển rác thải cần đạt hiệu quả cao hơn nữa để tránh khi thay đổi thời tiết thì không bị ô nhiễm môi trường. Khâu quét dọn vệ sinh trên đường phố cần được chú ý để tránh gây bụi cho người đi đường. Đội vệ sinh môi trường cần làm thường xuyên, đúng giờ lịch thu gom và hướng dẫn nhân dân cách thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Hơn nữa đội vệ sinh cần thu gom rác vào ngoài giờ hành chính để cán bộ công chức có thể đổ rác ngay lên xe mà không phải tập trung vào các điểm công cộng gây ô nhiễm cảnh quan, môi trường.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này, cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom rác thải đến từng thôn, xóm.
Triển khai các chương trình dự án, các cuộc phát động phong trào về thu gom và xử lý rác thải tại địa phương do các tổ chức, cá nhân đầu tư, hướng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
Huy động lực lượng của các tổ chức đoàn thể như: thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh...và nhân dân các xã, phường, thị trấn, thôn, làng, cơ quan đóng trên địa bàn tích cực tham gia vào công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất.
Trên toàn Huyện Đồng Hỷ cần thực hiện phân loại rác thải tại nguồn theo phương thức 3R. Để thực hiện được điều này chúng ta cần cải tiến phương tiện chứa rác thải cũ, thay thế túi nylon để thu rác bằng thùng rác 3R – W (Reduce:
giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế - Water: nước). Thùng rác 3R - W có vỏ ngoài là hình hộp bằng nhựa plastic có kích thước 0,4 x 0,6 x 0,5m và có nắp đậy. Bên trong thùng có 3 thùng nhỏ đựng rác rời có thể lấy ra cho vào được, có 3 màu khác nhau để chứa các loại rác khác nhau kích thước 0,4 x 0,2 x 0,4m. Phía dưới đáy mỗi thùng nhỏ là khoang rỗng để chứa nước thải, dung dịch lỏng thoát ra từ 3 thùng A, B, C có kích thước 0,6 x 0,4 x 0,1m.
- Thùng màu xanh lá cây dùng để chứa rác hữu cơ, có thể phân huỷ như:
thực phẩm thừa, cành cây, lá cây....
- Thùng màu đỏ nằm giữa để chứa rác vô cơ có thể tái chế được, rác không thể phân huỷ được như nilon, thuỷ tinh vỡ....
- Thùng màu vàng dùng để chứa các chất độc hại, nguy hiểm, cần thu gom để xử lý riêng. Khi rác thải là chất độc hại có dịch lỏng thì lấy nút cao su nút lại lỗ nhỏ.
Tùy theo mỗi hộ gia đình, cơ quan, trường học, Công ty có thể thay đổi kích thước, số thùng nhỏ chứa rác. Ví dụ: ở hộ gia đình có thể thay thế thùng nhỏ màu vàng bằng thùng chứa rác màu xanh hay màu đỏ.
Khi hộ gia đình đi đổ rác, rác ở thùng nào sẽ được đổ vào thùng màu đó.
Công nhân đi thu rác luôn kèm theo 3 thùng khác nhau. Với xe chở rác chuyên dụng không phải cải tiến phương tiện chỉ thay đổi thời gian thu gom rác trong ngày.
Hình 3.12 Cấu tạo thùng chứa rác 3R - W
3.4.5. Nâng cao nhận thức của người dân
- Nhận thức của người dân về quản lý rác thải, các tác động đến môi trường và sức khoẻ do ô nhiễm rác còn ở mức thấp, do đó cần xây dựng chương trình nâng cao nhận thức nhằm mục đích phổ biến kiến thức về quản lý rác, bảo vệ môi trường đến mọi tổ chức, cá nhân trên địa bàn toàn huyện. Để nâng cao nhận thức của người dân có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, panô, áp phích, khẩu hiệu hưởng ứng... Tổ chức các chiến dịch truyền thông, đẩy mạnh các phong trào giữ gìn đường phố xanh - sạch - đẹp....
- Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: Trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại..; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong toàn xã, thị trấn. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được. Giáo dục cho học sinh từ trong nhà trường, từ nhỏ, và cha mẹ, người lớn phải làm gương.
Trong chương trình học tại nhà trường nên dành ra giờ ngoại khóa để thực hiện
vấn đề này. Ngoài ra Bộ GD&ĐT nên thay đổi chương trình học của học sinh, nên có thêm 1 bộ môn về giáo dục nhận thức của con người đối với cả môi trường nữa chứ không đơn thuần chỉ là môn Đạo đức ở cấp 1 hay môn Giáo dục công dân ở cấp 2 như hiện nay.
- Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa.
Những gia đình có ý thức trách nhiêm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày.
3.4.6. Biện pháp công nghệ
Theo xu thế phát triển kinh tế như hiện nay thì trong thời gian tới thành phần và tính chất rác thải sinh hoạt sẽ phức tạp hơn trước rất nhiều, đó là sự gia tăng về khối lượng cũng như thành phần rác thải do đó cần có những biện pháp xử lý thích hợp vừa đáp ứng được nhu cầu giảm áp lực chất thải lên môi trường, vừa đáp ứng được khả năng kinh tế của địa phương.
Hiện nay phương pháp được ưu tiên ở bất kỳ quốc gia nào chính là tái chế chất thải.Tìm hiểu kỹ các lợi ích từ việc tái chế chất thải để có hướng đi phù hợp đối với địa phương
3.4.7. Sử dụng biện pháp làm phân ủ.
Đây là biện pháp được áp dụng phổ biến ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mang lại hiệu quả rất cao trong xử lý rác thải. Có thể tận dụng phế thải đồng ruộng, chất thải chăn nuôi và một phần chất thải sinh hoạt làm nguyên liệu ủ. Có thể kết hợp phương pháp này với việc ủ phân chuồng, bùn thải biogas cũng như tận dụng được nguồn rác làm phân bón ruộng hoặc bón cho cây trồng lâu năm giúp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất.
Khi chưa đầu tư xây dựng được nhà máy sản xuất riêng của từng huyện thì vận chuyển rác thải lên khu xử lý tập trung của toàn tỉnh. Tốt nhất nên đầu tự xây dụng nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh chung cho cả huyện sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phục vụ nhân dân trong huyện như vậy sẽ tận dụng được triệt để nguồn rác thải hữu cơ.
3.4.8. Có thể sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình.
Khuyến khích các hộ chăn nuôi nên áp dụng phương pháp này, vừa giảm được lượng chất thải rắn, vừa đem lại nguồn khí đốt cho gia đình.
3.4.9. Biện pháp chôn lấp.
Đối với rác thải không tái chế được như: gạch ngói, đất đá, thủy tinh…biện pháp xử lý thích hợp là chôn lấp. Trước tình hình đó thì việc xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh chung cho toàn huyện là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp xóa bỏ những bãi rác lộ thiên đang tồn tại ở các khối, xóm dân cư giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có thể rút ra một số điều kết luận như sau:
- Huyện Đồng Hỷ là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế cao, tốc độ đô thị hóa nhanh nên lượng rác thải trong sinh hoạt hàng ngày cao, trung bình một ngày phát sinh tạị Hóa Thượng 11.548 tấn, tại xã Nam Hòa là 8.316,8 tấn, tại thị trấn Trại Cau là 4.586,4 tấn rác. Lượng rác thải bình quân theo đầu người năm 2018 là 0,8 – 0,9kg/người/ngày. Vào các ngày cuối tuần, các ngày lễ tết lượng rác thải phát sinh lại tăng mạnh. Hàng ngày lượng rác thải sinh hoạt hộ gia đình chiếm 64-72% tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn xã, thị trấn.
Công tác thu gom, vận chuyển rác thải đã được thực hiện trong khu vực nhưng hiệu quả thu gom mới chỉ đạt đến 90%.
- Tại khu vực nghiên cứu, công tác quản lý rác thải hầu như chưa được quan tâm đúng mức, chưa triển khai đến các đơn vị, các cơ quan hành chính cũng như cộng đồng dân cư. Rác thải chưa được phân loại tại nguồn, chưa áp dụng phương pháp phân loại và thu gom hợp vệ sinh. Theo kết quả điều tra thì người dân sẵn sàng phân loại rác thải nếu được hướng dẫn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiến tới thực hiện phân loại rác tại nguồn trên địa bàn xã, thị trấn.
- Công tác tuyên truyền và giáo dục môi trường cho người dân đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, phương pháp tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả. Tuy nhiên dù nghe tuyên truyền nhưng do chưa hiểu sâu sắc về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, do đó dẫn đến ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường còn thấp gây khó khăn cho công tác quản lý.
- Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh dự báo đến năm 2025 khoảng 88.310kg/ngày.đêm tương đương với 32.233 tấn/năm. Do vậy, nếu không có biện pháp thu gom, vận chuyển, xử lý kịp thời sẽ trở thành vấn đề đáng lo ngại của huyện Đồng Hỷ trong những năm tới.