Đánh giá chung công tác GPMB

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

3. Ý nghĩa của đề tài 1. Ý nghĩa lý luận

1.5. Đánh giá chung công tác GPMB

1.5.1. Tầm quan trọng của GPMB trong phát triển kinh tế xã hội đất nước

- Giải phóng mặt bằng góp phần đặc biệt quan trong cung cấp cho nhà nước diện tích mặt bằng sạch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư…góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế từng địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung.

- Giải phóng mặt bằng để có mặt bằng xây dựng hạ tầng kỹ thuật về giao thông, điện, trường học, bệnh viện, quân sự và các công trình phúc lợi khác phục vụ cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước.

1.5.2. Mức độ ảnh hưởng của tiến độ công tác GPMB đến các dự án

- Tiến độ thực hiện của bất kỳ một dự án nào đều chịu ảnh hưởng lớn từ tiến độ GPMB của dự án. Phải có mặt bằng sạch thì mới thi công được hạ tầng của dự án trên cơ sở đó mới thực hiện và hoàn thành được dự án đưa vào sử dụng.

- Tiến độ GPMB mà chậm hơn so với kế hoạch đã đề ra dẫn tới việc triển khai thi công xây dựng dự án chậm, kéo theo hàng loạt các chi phí phát sinh về nhân công, nguyên vật liệu và đẩy giá thành sản phẩm lên cao gây ảnh hưởng lớn cho nhà đầu tư đối với việc thanh toán các khoản vay ngân hàng.

- Một số dự án đặc thù mà tiến độ GPMB nhanh hay chậm quyết định đến việc chủ đầu tư có đầu tư dự án hay dừng không đầu tư nữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

- Tiến độ GPMB mà nhanh hơn so với kế hoạch đề ra không những tiết kiệm được một lượng lớn ngân sách nhà nước mà còn góp phần thúc đầy phát triển nhanh và mạnh nền kinh tế, xã hội. (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2007) 1.5.3. Những yếu tố tác động đến công tác bồi thường GPMB

Bồi thường GPMB là công việc hết sức nhạy cảm và phức tạp do có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân, chịu tác động của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Chính vì vậy, tiến độ cũng như kết quả của quá trình bồi thường GPMB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương.

- Các quy định, chính sách của nhà nước về bồi thường, hỗ trợ GPMB và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Quá trình tổ chức thực hiện.

- Kinh phí bồi thường hỗ trợ và bố trí tái định cư.

- Ngoài các yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc giỏn tiếp đến cụng tỏc bồi thường GPMB. (Đặng Hựng Vừ & CS, 2013)

1.5.4. Tác động của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân 1.5.4.1. Tác động trực tiếp

- Thay đổi cuộc sống, sinh hoạt bình thường của người dân do đất đai bị thu hồi, nhà cửa bị phá dỡ. Người dân phải xây dựng ở các khu tái định cư, môi trường và thói quen sinh hoạt bị thay đổi.

- Kinh tế của người dân bị thay đổi đang từ hình thức sản xuất nông nghiệp chuyển dần sang công nghiệp và dịch vụ nguồn thu nhập tăng lên đáng kể.

1.5.4.2. Tác động gián tiếp

- Ảnh hưởng đến việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, và tạo công ăn việc làm cho lượng lao động mất đất nông nghiệp, lượng lao động đã có tuổi chưa được bố trí hợp lý và kịp thời.

- Một bộ phận không nhỏ người dân đặc biệt là thanh thiếu niên khi có tiền đền bù bị vướng vào các tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội tại địa phương. (Thanh Thúy, 2016)

1.5.5. Thuận lợi

- Luôn được sự ủng hộ của các cấp chính quyền.

- Công tác tuyên truyền vận động tốt, người dân luôn chấp hành tốt chủ chương

chính sách của Đảng và nhà nước.

- Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Lực lượng cán bộ chuyên môn trực tiếp tham gia công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đông đảo cả về chất lượng và số lượng.

1.5.6. Khó khăn, hạn chế

- Dân cư tập chung chủ yếu ở khu vực đô thị và trung tâm của các xã, phường;

bộ phận còn lại sống thưa thớt tại các xã miền núi có đời sống khó khăn, trình độ

nhận thức còn hạn chế nên dễ bị các thành phần phản động xúi dục, chống phá nhà nước, gây cản trở khi có chủ chương bồi thường giải phóng mặt bằng của nhà nước.

- Khi người dân bị thu hồi đất phục vụ giải phóng mặt bằng sẽ có một lượng lớn lao động thất nghiệp trong khi công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Tốc độ giải phóng mặt bằng liên quan đến tốc độ đô thị hóa công nghiệp hóa và hiện đại hóa dẫn đến hệ lụy là kết cấu hạ tầng của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu, bị quá tải.

- Trình độ cán bộ chuyên môn chưa đồng đều, cần tăng cường đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư các dự án chưa thật sự chặt chẽ. (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, 2007).

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Công tác giải phóng mặt bằng dự án: Khu dân cư và nhà ở xã hội Trường Thọ, tại xã Tân Hương và xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (sau đây gọi tắt là: Dự án khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên).

- Các hộ dân bị mất đất và cán bộ ban GPMB và QLDA thị xã Phổ Yên.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Khu dân cư Trường Thọ, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại khu dân cư và nhà ở xã hội trường thọ, thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w