NGUON VON TÀI CHÍNH CUA SINGAPORE VA HAN QUOC GIAI DOAN 1961-1979: TU GOC DO SO SANH

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đông phương học: Nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979 (Trang 100 - 115)

Dau thap nién 1960, hoach dinh phat trién trong diéu kién nguồn lực lao động giản đơn và thiếu tài nguyên thiên nhiên, chính phủ Singapore và Hàn Quốc chắc chăn không thể xem nhẹ vai trò của nguồn vốn tài chính.

Mục tiêu chương 4 là tìm hiểu, phân tích một cách hệ thống về (1) nhu cầu nguồn lực tài chính đối với chiến lược phát triển kinh tế, (2) cách thức huy động cũng như (3) cách thức quản lý và phân bổ nguồn lực tài chính của Singapore và Hàn Quốc

giai đoạn 1961-1979.

4.1. Nhu cầu cấp thiết về nguồn vốn tài chính đối với phát triển kinh tế của Singapore và Hàn Quốc

Như đã đề cập ở chương 2, một điểm nồi bật khi xem xét lại quá trình phát triển của Singapore va Hàn Quốc đầu thập niên 1960, đó là cả hai quốc gia đều tiến hành chuyền đổi phát triển kinh tế từ xuất phát điểm thấp, thiếu tram trọng nguồn vốn phục vụ cho phát triển.

So với Hàn Quốc, Singapore có lợi thế hơn khi GDP bình quân đầu người năm 1960 cao gấp 5,4 lần, cụ thể là 428 USD so với 79 USD. Tuy nhiên, năm 1960, tỷ lệ tiết kiệm của Singapore duy trì ở con số -3% so với 6% của Hàn Quốc.

Tính đến năm 1960, Singapore và Hàn Quốc đều là những quốc gia nhập siêu.

Giá trị xuất khẩu của Singapore năm 1960 là 1135,8 triệu USD còn nhập khẩu là 1332 triệu USD [Chung Ming Wong, 1987, tr.385&396]. Thời điểm đó, khoảng 60% sản phẩm xuất khâu của Singapore là những sản phẩm nông nghiệp như là cao su, gỗ, thực phẩm, dầu thực vật... Trong khi đó, thời gian này, Hàn Quốc có quan hệ thương mại trao đối với hơn 50 quốc gia, cu thé xuất khẩu tới 59 quốc gia và nhập khẩu từ 50 quốc gia. Sản phẩm xuất khâu chỉ có 712 mặt hàng (hơn 90% là sản phẩm tỉnh chế và công nghiệp nhẹ) trong khi sản phẩm nhập khẩu nhiều gấp đôi với 1439 mặt hàng. Giá trị xuất khẩu là 22 triệu USD so giá trị nhập khẩu là 208 triệu USD. Năm 1960, tài khoản vốn (cán cân vốn) của Hàn Quốc là 13,4 triệu USD trong khi cán cân vãng lai là -1,6 triệu USD. [Tống cục thống kê (#21! , 2008, tr.19-22].

* Năm 1950, tài khoản vốn (cán cân vốn) của Hàn Quốc là 18,5 triệu USD trong khi cán cân vãng lai là 23,1

triệu USD

91

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, tông dự trữ năm 1960 của Singapore và Hàn Quốc không lớn, chỉ lần lượt là 157 triệu USD và 115 triệu USD [The World

Bank, 2015].

Những con số trên phản ánh, nguồn lực tài chính đầu thập niên 1960 ở Singapore và Hàn Quốc không đủ dé chính phủ hai nước có thé dé dàng thực hiện các chiến lược phát triển.

Hoạch định phát triển đất nước trong tình trạng thiếu nguồn lực tài chính như vậy, Chính phủ hai quốc gia đều nhận thấy tam quan trọng của việc thu hút nguồn lực nước ngoài bên cạnh huy động nguồn lực trong nước. Bấy giờ, cả Singapore và Hàn Quốc đều nhận ra lối thoát duy nhất với họ là công nghiệp hoá, chuyên nền kinh tế chuyển khâu hàng hóa” sang phát triển dịch vu và sản xuất hàng hoá công nghiệp.

Điều này thé hiện qua đường lối phát triển được chính phủ hai nước thé chế hoa bằng các kế hoạch phát trién.

Kế hoạch phát triển (1961-1964) được chính phủ Singapore thực hiện với mục tiêu khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào những ngành công nghiệp "non trẻ", sử dụng nhiều lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho thị trường liên

bang... Lee Kwan-yew từng nhận định:

...Chúng tôi có một nguyên lý chỉ đạo đơn giản cho sự sinh tồn, đó là đất nước Singapore phải cần lao hơn, được tô chức tốt hơn và làm việc có hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nếu chúng tôi chỉ ngang hàng với các nước láng giềng, không có lý do nào các doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở tại đây. Chúng tôi phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động thành công và thu về lợi nhuận trên đất nước này cho dù chúng tôi thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường nội địa `”...

[Lee Kuan Yew, 2000, tr.76].

” Chuyên khâu hàng hóa là việc mua hang từ một nước, vùng lãnh thé dé bán sang một nước, vùng lãnh thổ

ngoài lãnh thé Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra

khỏi Việt Nam.

http://tuvandautu.info/vietnamese/articles/368/Chuyen_khau hang hoa.888.html [truy cập 23/5/2013]

' Nguyên văn: “We had one simple guiding principle for survival, that Singapore had to be more rugged,

better organised and more efficient than others in the region. If we were only as good as our neighbours there was no reason for businesses to be based here. We had to make it possible for investors to operate

successfully and profitably in Singapore despite our lack of a domestic market and natural resources.” [Lee Kuan Yew, 2000, tr.76].

92

Trong khi đó, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu triển khai Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1962 - 1966)°'. Park Chung-hee từng khang định một cách thực dụng rằng: “Tôi không quan tâm nguồn gốc của vốn đầu tư (đến từ đâu). Tôi chào đón vốn đầu tư từ Hoa Kỳ, Tây Đức, Y và các quốc gia Châu Âu khác. Ké cả nếu đó là vốn của Nhật Bản, tôi cũng không quan tâm miễn là nó được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế cho đất nước chúng tôi” ”.

Tóm lại, những lời nhận định trên của lãnh đạo hai quốc gia cho thấy, cả

Singapore và Hàn Quốc đều quyết tâm dé chuyên đổi nền kinh tế trong nước, nhận thức được sự cấp thiết của việc huy động nguồn von dau tư. Dé đạt được mục tiêu phát triển, Singapore và Hàn Quốc nhất thiết phải tranh thủ tối đa mọi nguồn lực tài chính, mở rộng hoạt động tạo vốn và phân phối chúng theo những mục tiêu kế hoạch phát triển.

4.2. Chính sách huy động nguồn lực tài chính phục vụ phát triển của hai quốc gia

Nhằm đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế hạ tầng cũng như phát triển các ngành công nghiệp, chính phủ Singapore và Hàn Quốc đã tranh thủ tối da mọi nguồn lực, từ các khoản tiết kiệm trong nhân dân cho tới các khoản viện trợ. Nếu như Singapore xác định hướng phát triển dựa chủ yếu vào thành phần kinh tế tư nhân nước ngoài và các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì Hàn Quốc chủ trương dựa vào nguồn vay nợ nước ngoài.

4.2.1. Huy động nguồn lực tài chính trong nước 4.2.1.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm cá nhân

Trong bối cảnh đất nước thiếu trầm trọng nguồn lực tài chính phục vụ phát triển, Chính phủ Singapore và Hàn Quốc khuyến khích tiết kiệm trong nước nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân, góp phần 6n định trang thái tài khóa cho quốc gia.

Tuy nhiên, cách thức triển khai của hai quốc gia có sự khác biệt. Nếu như Hàn Quốc chủ yêu khuyến khích tiết kiệm qua nhiều hình thức thì Singapore chủ yêu huy động nguồn tiết kiệm theo hình thức bắt buộc với sự hoạt động của Quỹ dự phòng trung

ương (Central Provident Fund - CPF).

>! Khi công bố Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, tổng thống Park Chung-hee đã xác định rang:

...Nếu chúng ta hoạt động với quyết tâm nhằm thực hiện kế hoạch, chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế tự

lực tự túc và xã hội hạnh phúc ở Hàn Quốc. Thành công của kế hoạch 5 năm đầu tiên có thể không mang lại

ngay... Nó có thé chỉ là một bước ngoặt ma cả dan tộc phải trải qua trong suốt chặng đường lâu dài, gian khô dé

đi đến đích. Thế nhưng chúng ta không nên dé đến ngày mai những gì có thé làm được hôm nay...

[Park Chung-hee, 1971, tr.110-111].

° Nguyên van: “I don’t care [what] the national origin of capital [is]. I welcome capital from the United States,

West Germany, Italy, and other European countries. Even if it is Japanese capital, I don’t care as long as it is used for the economic development of our country” [Kim va Vogel, 2011, tr.127]

93

Quỹ dự phòng trung ương là một kế hoạch an sinh xã hội được ban hành năm

1955 khi Singapore van còn chịu sự cai tri của Anh. Trong CPF có ba tài khoản: tài khoản thông thường, tài khoản đặc biệt và tài khoản bảo hiểm y tế. Mục tiêu chính là tạo ra nguồn tài chính cho người lao động khi về hưu. Tài khoản đặc biệt chi ding cho tuổi già và những chi phí đột xuất đặc biệt, trong khi tài khoản thông thường có thé dùng dé mua nhà cũng như mua các cổ phần được Ủy ban CPF cho phép. Tài khoản bảo hiểm y tế dùng dé thanh toán các chi phí nam viện. [Huỳnh Văn Giáp, 2003]. Do lãi suất nhận được thấp hơn so với lãi suất ngân hàng nên việc đóng góp tự nguyện đã không thu được kết quả như mong muốn. Từ sau năm 1965, Singapore đã thực thi chủ trương tiét kiệm bắt buộc (forced saving) thông qua cải tiến hoạt động Quỹ này. Chính phủ quy định mỗi người sống, làm việc và hưởng lương ở Singapore đều phải nộp một khoản tiền từ 5-25% lương hang tháng vào Quỹ này va sẽ được nhận lại khi đến tuổi

55. Khoản tiền tiết kiệm bắt buộc này được thực hiện thông qua trích 1/5 lương hàng

tháng của người lao động, còn chủ sở hữu lao động đó phải đóng 15% vào tài khoản

của người lao động này tại CPF”. Họ sẽ được truy lĩnh cả gốc lẫn lãi một lần sau khi về hưu, hoặc có thé rút một phần khi 6m đau hoặc có công việc lớn. Nguồn thu của Quỹ trên đã giúp chính phủ có được nguồn tiền lớn dé đầu tư phát triển co sở hạ tang, xây dựng nhà ở công cộng, kích thích nền kinh tế phát triển. Đồng thời, chính sách tiết kiệm bắt buộc cũng góp phần làm cho chỉ số tích lũy nội địa tăng cao. Từ mức con sỐ âm năm 1960, tỉ lệ tiết kiệm nội địa đã tăng lên con số 10 vào năm 1965 và tăng bình quân gấp khoảng 10 lần trong thập niên 70 (xem bảng 4. 1).

Trong khi đó, sau cuộc đảo chính quân sự năm 1961, Park Chung-hee đã nhận

ra một nguyên tắc kinh tế căn bản, đó là gia tăng nguồn thu, hạn chế tiêu dùng và gia tăng đầu tư dé có thé tạo ra nguồn vốn dau tư phát triển. Điều đó xuất phat từ thực tế, hầu hết các gia đình nông dân ở Hàn Quốc chi tiêu đều lớn hơn thu nhập, dẫn đến tích

lũy nợ lên đến 92% vào tháng 9 năm 1960 [Kim Buyng-kook và Ezda F.Vogel, 2015, tr.524]. Tổng thống Park đã kêu gọi toàn dân Hàn Quốc phải “thắt lưng buộc bụng”

(S20) S atm|rE), thực thi “chính sách tiết kiệm” (712 4). Nói cách khác, Park Chung- hee cho răng, tiết kiệm là quốc sách dé Hàn Quốc có thé đứng dậy, thoát vòng lệ thuộc.

Theo đó, ngay từ đầu thập niên 1960, lời kêu gọi của Tổng thống Park đã được hiện thực hóa qua một loạt những biện pháp và kế hoạch phát triển của Chính phủ Hàn

* Tỷ lệ đóng góp cho quỹ CPF thay đổi thường xuyên và biến động tùy theo tuổi tác và đối tượng tham du

(tham khảo thêm http://mycpfcpfgov.sg/CPF/About-Us/CPE-Stats/CPE_ Stats2011q4.htm, [truy cập ngày 25⁄11/2012]).

94

Quốc. Tháng 6/1961, thông qua việc ban hành và thực thi “Luật pháp tạm thời về tổ chức tài chính” (28zIztoI rịet AI =+xI'#1), hạn chế quyền biểu quyết của cổ đông lớn sở hữu hơn 10 % cổ phiếu ngân hàng thương mại). Trên thực tế nhà nước đã quốc hữu hóa

các ngân hàng thương mại. Tháng 12/1961, thông qua việc chỉnh sửa Luật ngân hàng

công thương [Kim Sang-jo, 1991, tr.247-248], chính phủ Hàn Quốc tích cực thúc day các quỹ đầu tư trong nước thông qua tiết kiệm các nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ

các hoạt động của Ngân hàng Công thương.

Cùng với việc triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962- 1966), chính phủ Hàn Quốc tích cực đây mạnh tiết kiệm, huy động các nguồn ngắn hạn, tăng ngân sách và giảm chi tiêu dé tập trung vốn vào các kênh tài chính phục vụ xuất khẩu và phát triển công nghiệp. Chính phủ đã xây dựng một kế hoạch cụ thé đối với các phong trào tiết kiệm bang viéc dé ra Dao luật tiét kiệm quốc gia (s3tIXISZ£H#l) số 1020 ngày 09/2/1962. Chính sách khuyến khích tiết kiệm của chính phủ được triển khai trong một thời gian đài, đóng góp lớn đến tổng mức đầu tư. Chính phủ Hàn Quốc quyết định lay ngày thứ 3 tuần cuối cùng của tháng 10 hang năm làm “Ngày Tiết kiệm” (4429) et)

[Báo Kinh tế Hàn Quốc, 2013].

Quang cảnh Lễ kỷ niệm Thư pháp của tổng thống Park:

Ngày tiệt kiệm lân thứ 1 (1964) “Tiét kiệm là quôc lực”

‘HS Be(1976)

Nguồn: [Cục lưu trữ quốc gia (37‡2IS38I), 2014aj Giai đoạn đầu, chính phủ Hàn Quốc đã cho thử nghiệm chính sách “đồng tiền rẻ”

(221) - giữ lại suất tiền vay và cho vay thấp nhưng vì lãi suất thấp đi kèm với lạm phát cao khiến cho lãi suất thực tế nhiều khi bị âm, không thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân chúng. Trước thực tế này, năm 1965, chính phủ Park đã thay đối chính sách băng việc nâng cao lãi suất tiền gửi (0|ZI#S83 ASS Dae] 844) từ 12% lên 26,5%

[Lawrence J. Lau, 1986, tr.97]. Kết quả là tiền gửi vào ngân hàng thương mại tăng gan gấp đôi mỗi năm, tăng từ 3,8% năm 1965 lên 21,7% năm 1969. Điều này cho thấy 1/5

95

thu nhập của dân chúng đã không chuyền sang quỹ tiêu dùng mà chuyên thành vốn cho phát triển công nghiệp ””. Trong lễ ki niệm Ngày tiết kiệm năm 1969, tổng thống Park phát biểu “... Nếu mỗi người tiết kiệm 10 won mỗi ngày thì quốc gia sẽ tích lũy được

10 ti won trong một ngày”””.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã cho thành lập Quỹ Đầu tư nhân dân (zwI#zt2I8)”” vào năm 1974. Quỹ này ra đời muộn hơn và hoạt động không mang tính bắt buộc như Quỹ dự phòng Trung ương của Singapore. Nó có nhiệm vụ huy động các nguồn tiền công cộng dành cho người về hưu, các khoản tiết kiệm tư gửi tại các ngân hàng để chuyển vào các dự án công nghiệp mà nhà nước đang ưu tiên phát triển vào thập niên 19707”.

Nhằm có được nguồn von lớn hơn, Han Quốc đã tiến hành đa dạng hóa hệ thống

tài chính một cách mạnh mẽ. Ngoài việc duy trì hoạt động của các ngân hàng nhà nước,

chính phủ cũng cho phép thành lập các tô chức tai chính phi ngân hàng (HỊ 28 38Z|#t) như Công ty bảo hiểm (23) Ap), tổ chức ủy thác (4Ist#|A) và các thị trường chứng khoán

(SHa\z)... Thông qua hoạt động, tổng giá trị của các quỹ này đã tăng 82 lần, từ 209 triệu

đôla năm 1965 lên 17.079 triệu đôla năm 1980 [Lawrence J. Lau, 1986, tr.97].

Bảng 4.1 Tống tiết kiệm trong nước của một số quốc gia Châu Á

giai đoạn 1960-1981

(% GDP)

sk Lãi suất huy

1960 1965 1970 1971-1980 1961-1981 Singapore -3 10 21 30 2,8

Han Quoc 1 8 15 22,3 1 Dai Loan 13 22 26 32,2 4,1 Hong Kông 6 29 25 27,5 1,8

Nguồn:[Anis Chowdhury & Iyanatul Islam, 1993, tr.128]

” Trong nghiên cứu năm 1983, thấy từ các cuộc điều tra thập niên 60 và 70, Yung Chui Park và David C.Cole

nhận thấy 90% cư dân đô thị của Hàn Quốc đã tham gia vào các quỹ kay (quỹ kiểu chơi họ ở Việt Nam). Cu thé, cuộc điều tra năm 1971 đã cho thấy các hộ gia đình góp tới 32% lương tháng cho quỹ kay. Điều này cũng cho

thấy các gia đình Hàn Quốc tiết kiệm nhiều thông qua quỹ kay (kye) và nêu như tính tiết kiệm gồm cả dạng không chính thức như trên thì tỷ lệ tiết kiệm của Hàn Quốc trong những năm 60, 70 sẽ cao hơn so với con số thống kê được công bố. [Yung Chui Park & David C.Cole, 1983:1 14].

5 Wels #t Bol 5L 10 HM MBSA 1,000 9‡ HO] S7tol Welch. (ASS, 2013]

°° Quỹ được thành lập theo chi thi của tổng thống Park năm 1973 với căn cứ là Pháp lênh số 2635 về quỹ đầu tư

nhân dân ngày 14/12/1973. Tham khảo thêm tại trang web của Cục lưu trữ quốc gia [online]

http://www.archives.go.kr/next/search/listSubjectDescription.do?id=007238, truy cập ngày 19/3/2014.

' Cùng với việc Han Quốc chuyền hướng sang chiến lược phát triên công nghiệp nặng và hóa chất vào thập

niên 1970, nhu cầu vốn không 16 cho việc phát triển nhanh các ngành công nghiệp nặng và hóa chất cũng trở nên cấp thiết.

96

Số liệu bảng trên cho thấy, cả Singapore và Hàn Quốc đều đạt được tỷ lệ tiết kiệm cao, đặc biệt ở giai đoạn 1971-1980. Ở giai đoạn đầu thập niên 60, chính phủ Singapore gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn nội địa bởi số lượng nhân dân ít nhưng với biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ và tính trên tỷ lệ dân số, thì Singapore lại huy động được tỉ lệ tiết kiệm cao hơn so với Hàn Quốc. Với lời hiệu triệu hạn chế tiêu

dùng cùng với các biện pháp huy động đa dạng, chính phủ Park Chung-hee cũng đã

mang lại những nguồn nội tệ khá lớn phục vụ phát triển quốc gia.

4.2.1.2. Tận thu tiễn thuế, tiền cho thuê dat và tiết kiệm chi phí công

Bên cạnh chính sách tiết kiệm, các chính phủ Singapore và Hàn Quốc cũng đã sử dụng nhiều nguồn huy động khác như là nguồn tăng cường đề tạo thêm vốn, ngân sách.

Nhờ chính sách cho thuê nhà được duy trì từ năm 1960, nhiều người dân Singapore có thu nhập thấp đã được thuê nhà, chính sách này đã đạt được thành công vang dội. Năm 1960 chỉ có 9% người dân được thuê nhà ở thì đến giữa những năm 80 đã có 86% cu dân thành thị được thuê nhà ở với diện tích tương đối rộng Š. Con số đó góp phần tăng thêm nguồn thu, đóng góp thêm vào việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, Singapore đã sử dụng chính sách thuế như là một nguồn duy trì tăng trưởng kinh tế lâu dài thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vững mạnh. Điểm chính yếu dé đạt được mục đích này là duy trì một mức tiết kiệm cao.

Là một đất nước nhỏ với dân số không đông, Singapore có một cơ sở dé đánh thuế hạn hẹp. Chính phủ Singapore coi trọng tính luân chuyên của các nguồn lực trong nước va sự kiểm soát khoản chi của Chính phủ và khu vực tư nhân. Các loại thuế chính yếu được quy định gồm thuế thu nhập, thuế tài sản, thuế xe cộ, thuế hải quan, thuế hàng hóa tiêu dùng trong nước, thuế chuyển nhượng. Bảng 4.2 phản ánh thuế thu nhập là nguồn quan trọng trong tông số tiền thu thuế. Đầu những năm 70, khi bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, Singapore bắt đầu phải đối phó với van đề thiếu lao động. Dé khuyến khích lao động làm việc tích cực hơn, Chính phủ đã quy định mức thuế thu nhập cá nhân thấp một cách có cân nhắc. Dù vậy, từ những năm 70, thuế thu nhập chiếm 40% tổng số tiền thuế trong khi thuế công ty

chiếm 70% thuế thu nhập.

°8 Tham khảo thêm tai Housing and Development Board (HDB)

http://eresources.nlb.gov.sg/infopedia/articles/SIP_1589_2009-10-26.html [truy cập ngày 10/7/2013].

97

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Đông phương học: Nghiên cứu so sánh nguồn lực phát triển của Singapore và Hàn Quốc giai đoạn 1961-1979 (Trang 100 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)