Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp 4.1 Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Phân tích thời cơ, thách thức trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Tiến (Trang 21 - 25)

4.1.1. Đổi mới công nghệ

Để đi tắt đón đầu những công nghệ hiên đại trong 5 năm từ 2001–2005, Việt Tiến đã đầu tư 10 triệu USD để tái đầu tư trang thiết bị chuyên dùng hiện đại như hệ thống thiết kế mẫu rập, hệ thống trải, cắt tự động… và một số thiết bị khác như máy

mổ túi tự động, máy lập trình tra túi,… vào sản xuất. Công ty cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống tự động điều chuyền, nhận chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Đầu năm 2006, Công ty đã trang bị hàng loạt hệ thống phần mềm quản lý mới từ khâu lập kế hoạch, công tác chuẩn bị sản xuất, tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng đến khâu đóng gói, giao hàng và thanh lý hải quan.

Việc áp dụng công nghệ sản xuất mới theo phương pháp công nghệ Lean từ năm 2008 đến nay đó phỏt huy tỏc dụng làm cho năng suất lao động nõng cao rừ rệt ( tăng bình quân 20% so với trước đây). Thực hiện đầu tư chiều sâu bằng các máy móc thiệt bị chuyên dùng nhằm thay thế cho việc sử dụng nhiều lao động đồng thời đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của khách hàng.

4.1.2. Hệ thống phân phối

Tới nay, Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Đối với chiến lược phân phối, mỗi công ty có một thế mạnh riêng. Để giảm áp lực từ phía các nhà phân phối Việt Tiến đã thực hiện chính sách áp dụng song song hai hình thức: Kênh phân phối truyền thống trên đường phố và kênh phân phối hiện đại trong các siêu thị và trung tâm thương mại. Với mỗi thương hiệu của mình Việt tiến đều có một hệ thống kênh phân phối riêng, bản sắc riêng, tạo sự nhất quán trong từng hệ thống kênh phân phối. Việt Tiến tìm kiếm đối tác đứng ra làm nhà phân phối độc quyền mà không tự đứng ra xây dựng kênh phân phối riêng. Thông qua đại sứ quán, triển lãm, hội thảo, các khách hàng đã từng làm ăn với Việt Tiến…, sau đó hai bên qua lại tìm hiểu khả năng, thực lực của nhau, Việt Tiến sẽ chọn lựa nhà tổng đại lý. Cách làm này khi triển khai sẽ chậm hơn, nhưng điểm lợi là đối tác sở tại am hiểu thị hiếu, sở thích, văn hóa của nước đó hơn mình.Đây là cách làm đã áp dụng tại Campuchia và Lào.

4.1.3. Danh mục bạn hàng và các đối tác lớn

- Thị trường nội địa: Việt Tiến hiện có trên 1380 cửa hàng, đại lý phân bổ đều khắp các tỉnh thành trong cả nước.

- Thị trường xuất khẩu: Việt Tiến hiện đang giao dịch với trên 50 khách hàng thuộc các nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha….), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Indone- sia….), Châu Úc…vv. Cơ cấu thị trường như sau: Nhật Bản: 31 %, EU: 27%, Mỹ: 27% và các nước khác: 15%.

Là doanh nghiệp tiên phong trong việc đưa thương hiệu may mặc Việt Nam ra nước ngoài.Năm 2010 công ty đã mở đại lí chính thức tại Campuchia và Lào để trực tiêp giới thiệu sản phẩm Việt Tiến thay vì xuất khẩu qua trung gian.

Việt tiến là một DN với 20% sản phẩm dùng để xuất khẩu, tình hình kinh tế quốc tế cũng là một nhân tố hết sức quan trọng tác động tới sự tồn tại và phát triển của DN. Vươn ra thị trường thế giới là xu hướng tất yếu mà bất kỳ một DN nào cũng muốn hướng tới. Trong khi các DN Việt Nam còn đang loay hoay với thị trường trong nước thì Việt Tiến cùng với May 10 đã thử sức mình đi chinh phục thị trường thế giới. Và là một trong những DN hết sức thành công. Hội nhập đã mang lại cho Việt Tiến rất nhiều cơ hội nhưng nó cũng đạt ra rất nhiều khó khăn đòi hỏi các nhà quản trị phải đưa ra những chính sách phát triển phù hợp. Với 27% hàng xuất khẩu của Việt tiến là sang thị trường Mỹ một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại rất khó tính, làm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lớn này vẫn là một bài toán đặt ra cho Việt tiến.

4.1.4. Thương hiệu đã được khẳng định

Việt Tiến là cái tên rất đỗi quen thuộc với tất cả người dân Việt Nam bởi nó đã có bề dày lâu năm trong việc xây dựng thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Việt Tiến đã khẳng định thương hiệu của mình với những sản phẩm chất lượng và nổi tiếng thể hiện đẳng cấp của người dùng. Là một thương hiệu mạnh với nhiều giải thưởng lớn trong cũng như ngoài ngành đã được nêu trên. Nên có thể khẳng định Việt Tiến có

năng lực cạnh tranh lớn trong nước, nó là một cơ hội lớn cho công ty phát triển trong tương lai.

Việt Tiến đang khép kín dãy hàng may mặc cung cấp cho người tiêu dùng nội địa với những thương hiệu Sanciaro, Manhattan, TT-up dành cho người có thu nhập cao; Việt Tiến, Viettien Smartcasual dành người có thu nhập từ trung bình đến khá; và Việt Long nhắm đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình thấp đang chiếm số đông.

Tuy thâm nhập sâu hơn với đối tượng khách hàng bình dân, nhưng Việt Tiến luôn khẳng định việc lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu. Việt Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được kiểm nghiệm, cam kết không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng màu sắc quần áo. Nhờ đó, các sản phẩm thời trang Việt Tiến đã vượt qua được định kiến “chê”

hàng Việt Nam.

DN rất chú trọng đến các yếu tố như văn hóa từng vùng miền, thói quen ăn mặc để đưa ra những dòng sản phẩm phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Nhất là các yếu tố kích cỡ, kiểu dáng của sản phẩm được thiết kế phù hợp với kích cỡ và phong cách của người Việt Nam. VTEX đẩy mạnh thiết kế sản phẩm thời trang để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, xây dựng thương hiệu phục vụ cho nhiều đối tượng tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau. Những sản phẩm mang thương hiệu của VTEX hiện có mặt ở tất cả các kênh phân phối hiện đại từ cửa hàng, đại lý đến siêu thị với thiết kế thống nhất để người tiêu dùng dễ dàng nhận diện

4.1.5. Chất lượng sản phẩm hàng đầu

Lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng đầu cùng với việc luôn cải tiến mẫu mã, đa dạng màu sắc sản phẩm, thương hiệu thời trang Việt Tiến đã từng bước vượt qua định kiến đó và chiếm lĩnh thị trường nội địa.

4.2. Điểm yếu

4.2.1. Chất lượng lao động

Lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ

4.2.2. Nguyên phụ liệu đầu vào

Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.

4.2.3. Đội ngũ thiết kế non yếu

Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến, đưa ra các chủng loại, mẫu mã sản phẩm mới, tuy nhiên về cơ bản, mặt hàng của Việt tiến vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của người tiêu dùng.

Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp Các yếu tố thuộc

môi trường nội bộ doanh nghiệp

Mức độ quan trọng của yếu tố đối với

doanh nghiệp Phân loại

Điểm quan trọng

Đổi mới công nghệ 14 4 56

Hệ thống phân phối 14 3 42

Danh mục bạn hàng và các đối tác lớn

12 4 48

Thương hiệu đã được khẳng định

10 4 40

Chất lượng sản

phẩm hàng đầu 14 4 56

Chất lượng lao động

10 2 20

Nguyên phụ

liệu đầu vào 14 1 14

. Đội ngũ thiết kế

non yếu 12 2 24

Tổng 100 300

Một phần của tài liệu Phân tích thời cơ, thách thức trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Tiến (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w