Chiến lược cấp doanh nghiệp Chiến lược liên doanh của viettien

Một phần của tài liệu Phân tích thời cơ, thách thức trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Tiến (Trang 28 - 31)

Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa.

Việt Tiến đã tạo nên thương hiệu thời trang chiếm lĩnh thị trường nội địa. Từ thương hiệu cốt lừi Việt Tiến, chiến lược của Cụng ty chớnh là liờn kết, mở rộng phỏt triển thêm nhiều nhãn hiệu thời trang mới. Đến năm 2008, Việt Tiến tạo bước đột phá mới liên kết, mua bản quyền thương hiệu sản xuất, kinh doanh 2 thương hiệu thời trang cao cấp của Ý là San Sciaro và Mahattan của Mỹ. Đây là những sản phẩm ở phân khúc cấp cao, sang trọng dành cho doanh nhân, nhà quản lý, người thành đạt, sành điệu.

Chiến lược đa dạng hóa của viettien:

Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng, đầu tư mạnh vào khâu thiết kế, nhằm tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp, tăng giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm.

San Sciaro là thương hiệu thời trang nam cao cấp mang phong cách Italy và Manhattan là thương hiệu thời trang cao cấp thuộc Tập đoàn Perry Ellis International và Perry Ellis International Europe của Mỹ nhượng quyền cho Việt Tiến với mức giá 36.000 USD/năm. Với sự ra đời của 2 dòng sản phẩm cao cấp này, Việt Tiến đang hướng mạnh đến khách hàng là các doanh nhân, những người thành đạt, những người có địa vị trong xã hội, nhà quản lý…việc mua lại 2 thương hiệu trên nằm trong chiến lược đa dạng hoá thương hiệu và sản phẩm của TCT, nhằm phục vụ đối tượng tiêu dùng ở phân khúc cao tại thị trường nội địa

Việt Tiến có nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa và cũng là doanh nghiệp duy nhấttrong các đơn vị trong Tập đoàn đã mua thương hiệu thời trang quốc tế, đến nayViệt Tiến đã phát triển được 7 nhãn hiệu hàng hóa riêng của mình và

sản phẩmmang thương hiệu Việt Tiến đã khẳng định vị thế của mình trên thị trường ViệtNam và thế giới.

 Việt Tiến áp dụng chiến lược kinh doanh toàn diện.

Hội nhập kinh tế thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Tiếp tục đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt. Chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng tại công ty.

- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.

- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 & trách nhiệm xã hội SA8000, đạo đức trong kinh doanh theo tiêu chuẩn WRAP.

- Liên doanh liên kết: tìm hiểu kỹ đối tác trong và ngoài nước để liên doanh trong các lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may – đặc biệt là nguyên liệu chính- Từ đó, công ty sẽ có nguồn cung cấp ổn định phục vụ cho sản xuất xuất khẩu & nội địa.

- Tiến hành các biện pháp chống nạn làm nhái,hàng giả của công ty. Các biện pháp cụ thể là thông qua các cơ quan quyền lực chống lại việc làm nhái giả hàng công ty.

Công ty đã cải tiến các dây viền, cúc áo, nhãn hiệu, một cách tinh xảo để chống giả mạo, đăng bỏo, in brochute danh sỏch cỏc đại lý chớnh thức, chỉ rừ phõn biệt hàng giả, hàng thật.

Chiến lược thâm nhập thị trường

- Việt Tiến tăng trưởng bằng cách khai thác thị trường hiện tại:

Thị trường hiện tại của Việt Tiến bao gồm cả trong và ngoài nước. Sản phẩm hướng đến khách hàng chủ yếu từ 16 đến 28 tuổi, những người có thu nhập ổn định.

Việt Tiến đã đầu tư có chiều sâu vào thị trường hiện tại, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ các doanh nhân thành đạt đến những người lao động bình thường đều có thể sử dụng sản phẩm của Việt Tiến.

Việt Tiến đã tăng mức mua của khách hàng bằng các hình thức khuyến mại, ưu đãi, giảm giá… nhân các dịp lễ, tết.

Chiến lược phát triển thị trường

Việt Tiến phát triển thị trường cả về chiều sâu và chiều rộng.

- Mở rộng thị trường. Việt Tiến không chỉ phát triển sản phẩm ở thị trường trong nước mà còn mở rộng ra nước ngoài. Việt Tiến hiện nay đang giao dịch với 50 khách hàng thuộc các nước: Mĩ, Canada, các nước Châu Âu ( Anh, Pháp, Đức…) các nước Châu Á ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong…)

- Việt Tiến không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việt Tiến không ngừng đầu tư, mở rộng sản xuất. Nhờ có đa dạng hóa thương hiệu, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu nên Việt Tiến đang phát triển rất tốt trong tình hình thị trường hiện nay.

- Kế hoạch sản phẩm mới: dây chuyền may bộ complet từ Anh Quốc về sẽ được phát triển cao cấp hơn

chiến lược phát triển sản phẩm

Việt Tiến tăng trưởng bằng cách cải tiến, đổi mới đưa ra các sản phẩm mới vào thị trường.

Năm 2010 Việt Tiến đã đưa ra các nhãn sản phẩm mới: Việt Long, TT-up…

Dòng thương hiệu VEE SANDY là dòng sản phẩm mới của Việt Tiến, đây là dòng sản phẩm dành cho giới trẻ, độ tuổi có nhu cầu cao về thời trang yêu cầu luôn có thiết kế mới mẻ

Một phần của tài liệu Phân tích thời cơ, thách thức trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần May Việt Tiến (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w