Hệ thống cung cấp điện

Một phần của tài liệu Thiết kế khai thác mỏ sét thiên phú tài (Trang 65 - 70)

CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

II. Hệ thống cung cấp điện

+ Đường dây trung thế, chiều dài 1km, từ mỏ đấu nối với lưới trung thế 15kv tuyến trong khu vực.

+ 01Trạm biến áp, tổng công suất 180KVA.

+ Đặt tủ điện tổng của mỏ đá tại trạm biến thế;

+ Nhận điện từ tủ điện hạ thế của trạm theo đường cáp PVC (4x16).

Trong tủ lắp át-tô-mát tổng và 3 át-tô-mát nhánh để cấp điện cho 2 đơn vị:

xưởng sửa chữa, kho, khu sản xuất gạch.

+ Hệ thống đường dây phân phối từ trạm biến áp về các phụ tải gồm:

- Tuyến đường dây 380v từ trạm biến áp về khu máy sản xuất gạch và xưởng sửa chữa.

- Tuyến đường dây 220v từ trạm biến áp đến kho bãi, đường dây chiếu sáng khu nhà máy gạch.

CHƯƠNG 14

THễNG TIN LIấN LẠC VÀ TỰ ĐỘNG HểA

14.1. Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc nội bộ sử dụng tổng đài tự động kết nối 02 line điện thoại bàn và máy Fax. Kết hợp mạng Internet hiện hữu.

Ngoài ra trang bị điện thoại di động cho cán bộ điều hành, quản lý.

Khi canh gác bảo vệ nhà máy gạch, sử dụng bộ đàm có bán kính hoạt động tối thiểu 1 km.

Phục vụ quan hệ giao dịch với bên ngoài sử dụng xe gắn máy và ô tô.

Công văn giấy tờ theo đường bưu điện.

14.2. Tự động hóa

Các công đoạn sản xuất mỏ đơn giản, không cần các thiết bị tự động hóa sử dụng hệ thống điều khiển tự động bằng máy tính cũng như các thiết bị cảm ứng, báo hiệu. Việc vận hành trạm chủ yếu bằng nhân công vận hành trực tiếp.

Liên lạc, điều hành giữa các công đoạn sản xuất trong mỏ sử dụng hệ thống tổng đài và máy bộ đàm nội bộ.

Để kiểm soát việc tiêu thụ gạch có thể dùng các phần mềm kết hợp trạm cân ô tô điện tử.

Để nghiệm thu xe cấp sét nguyên khai cho hệ thống chế biến gạch có thể gắn thiết bị mã vạch trên các xe và máy đọc bằng sóng radio khá đơn giản.

Ngoài ra, có thể gắn camera tại các khu vực cần thiết thì có thể kiểm tra, điều hành sản xuất từ xa qua mạng Internet dễ dàng.

Khi nhà máy có nhu cầu giao gạch tận chân công trình có thể gắn hộp đen trên ô tô để kiểm soát hành trình và điều hành rất linh hoạt, chi phí hiện nay không lớn.

CHƯƠNG 15

KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG 15.1. Cơ sở thiết kế

- Căn cứ vào công suất thiết kế và lực lượng lao động tại mỏ.

- Căn cứ vào dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của nhà máy.

- Căn cứ các tiêu chuẩn thiết kế:

- Tải trọng và tác động TCVN 2737-1995.

- Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình TCVN-4586- 1997.

- Tiêu chuẩn kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-1991.

- Tiêu chuẩn kết cấu gạch đá TCXDVN 356/2005.

- Tiêu chuẩn kết cấu thép TCXDVN 357/2005.

15.2. Quy mô xây dựng

Các hạng mục công trình phục vụ cho nhà máy gạch được thiết kế đơn giản nhằm giảm chi phí đầu tư, tận dụng nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương tuy nhiên vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả khi sử dụng. Các công trình cố định được xây dựng bê tông cốt thép, mái lợp tôn. Riêng khu sân phơi gạch, mái lợp bằng tấm nhựa trong cho ánh sáng lọt qua.

15.3. Giải pháp kiến trúc

Tất cả các hạng mục xây dựng đều sử dụng các nguồn vật liệu sẵn có tại địa phương và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

- Đối với công trình xây dựng trên nền đất nguyên thổ, móng công trình được xác định trên cơ sở cơ lý đất đá với ngoại lực tác động.

- Đối với công trình trên nền đất chưa ổn định phải xử lý bằng cách lu lèn, đầm chặt đạt K = 0,95 hoặc đầm chặt có đệm cát tại các vị trí móng.

- Giải pháp kết cấu nhà phục vụ sản xuất như: Nhà công trường, nhà công nhân, khung chịu lực, móng tường, cột, tường bao xây bằng gạch chỉ vữa xi măng M50.

+ Nền nhà chủ yếu lát gạch, nhà vệ sinh, nhà tắm lát gạch chống trơn.

+ Tường xây gạch chỉ, gạch ống, móng tường xây đá hộc vữa xi măng M50.

+ Tường nhà vệ sinh, nhà tắm ốp gạch men kính.

+ Cửa đi, cửa sổ pa nô gỗ, sắt kính hoặc nhôm kính.

+ Mái nhà vì kèo bằng gỗ hoặc sắt, lợp bằng tôn hoặc ngói

- Trạm biến thế; trạm cân ô tô; bồn dầu DO…xây dựng theo đúng thiết kế chuyên ngành và các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc.

Tất cả các vật liệu xây dựng nêu trên còn tùy theo sự lựa chọn của Công ty TNHH Thiên Phú Tài tận dụng nguồn nguyên vật liệu xây dựng sẵn có tại địa phương.

CHƯƠNG 16

CUNG CẤP NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC 16.1. Cung cấp nước

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất không lớn, mỏ sử dụng giếng khoan để cấp nước cho sản xuất và cho sinh hoạt. cũng có thể tận dụng nước ao, hồ, suối sẵn có trong khu vực gần mỏ để sử dụng nước cho sản xuất.

16.1.1. Nước sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống

Với định mức nước sạch cho một người ở lại trong mỏ một ngày là 120 lít/ người/ngày.đêm (TCXD 33:2006 của Bộ xây dựng). Với số công nhân viên làm việc trong mỏ dự kiến 30 người. Như vậy, lượng nước sạch cần cung cấp cho công nhân trong mỏ khoảng 3.600 lít/ngày.

16.1.2. Nước sử dụng cho sản xuất

Nước được lấy từ hố thu nước hoặc các ao, hồ, suối quanh khu vực mỏ.

Nhu cầu nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu là phun sương chống bụi cho các máy nghiền, tưới đường để chống bụi và dự trữ phòng cháy chữa cháy.

- Lượng nước sử dụng cho dây chuyền chế biến sét. Dự tính cứ nhào trộn 1m3 sét để sản xuất gạch cần 100 lít. Công suất nhà máy 48.000m3 sét/năm suy ra 171,5m3sét/ngày. Vậy lượng nước yêu cầu cho dây chuyền chế biến sét là 17.150lít/ngày hay 17,2m3/ngày (lấy chẵn).

- Lượng nước sử dụng để tưới đường vào mùa khô dự kiến 2 tiếng một lượt tiêu thụ khoảng 8 m3, cả ngày cần khoảng 40 m3.

Tổng nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất là 57,2m3/ngày.

- Lượng nước dự trữ sử dụng cho công tác chữa cháy tại khu văn phòng và kho vật liệu nổ trong các bể chứa khoảng 15m3.

16.2. Thoát nước

Lượng nước dùng trong sinh hoạt khu văn phòng mỏ được thu hồi thông qua hệ thống xử lý nước thải (hầm, bể tự hoại) và thoát nước ra suối cạn gần ngay sát bên. Về mùa khô thì lượng nước thải rất nhỏ này chỉ đủ thấm và bốc hơi tại chỗ.

Toàn bộ lượng nước mưa chảy qua khu vực khai thác của mỏ được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên. Sau đó, chảy qua hố lắng các thành phần đất đá bị cuốn theo, làm trong nước trước khi chảy vào hệ thống khe suối tự nhiên.

- Tổng lượng nước cần tháo khô trong ngày mưa lớn nhất tại khai trường:

Qtg = Qmưa = 500.000 x 0,104 = 52.000 m3/ngày

Trong quá trình khai thác theo hệ thống đã lựa chọn, chia tầng theo lớp bằng một bờ công tác, với độ cao tầng bằng 8m. Giai đoạn 1 từ cote 630 xuống cote +560 nước mưa sẽ thoát bằng phương pháp tự chảy theo các mương rãnh và tràn tự do qua mép tầng xuống chân đồi và chảy ra suối. Còn khi khai thác giai đoạn 2 từ cote +640 xuống cote +560 cũng thoát bằng phương pháp tự chảy.

- Tổng lượng nước cần tháo khô trong ngày mưa lớn nhất tại khu nhà máy:

Qtg = Qmưa = 16.110 x 0,104 = 1.675 m3/ngày

Lượng nước này sẽ thoát bằng phương pháp tự chảy theo các hệ thống cống rãnh trong khu nhà máy gạch tuynen.

Để giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu tập kết nguyên vật liệu, cũng như đảm bảo chất lượng nước và kiểm soát nước thải, trong suốt quá trình thi công, xây dựng sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Dùng các bồn chứa di động, thu gom nước thải có lẫn ít dầu mỡ từ xưởng sửa chữa ô tô, máy khai thác để xử lý, hoặc có thể dùng các loại bồn tự hoại cho từng khu vực để thu gom và dùng các chế phẩm vi sinh xử lý trực tiếp sau đó thải ra môi trường:

- Toàn bộ lượng nước chảy qua khu nhà máy được thu gom bằng hệ thống cống, rãnh lộ thiên và gom vào hố thu nước tập trung. Sau đó lắng lọc tự nhiên, làm trong trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung.

- Các thiết bị, máy móc trước khi sửa cần lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị chống rò rỉ dầu, mỡ cho máy móc, thiết bị tại công trường để tránh ô nhiễm vào nguồn nước.

- Tất cả các khu vực như: Khu sản xuất gạch, khu văn phòng, xưởng sửa chữa xe máy… đều có bố trí hố thu gom nước thải và được sử lý có sự kiểm tra của các cơ quan chức năng, khi nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp mới được thải ra mương thoát nước chung của nhà máy gạch.

CHƯƠNG 17

TỔNG MẶT BẰNG, VẬN TẢI NGOÀI MỎ

17.1. Tổng đồ mặt bằng mỏ

Tổng mặt bằng mỏ sét Lộc Bảo được thể hiện trong Bản đồ tổng mặt bằng.

17.1.1. Cơ sở xác định

Để phục vụ công tác khai thác sét, sản xuất gạch của mỏ, cần thiết phải xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Bố trí mặt bằng mỏ dựa trên các cơ sở sau:

- Phù hợp với công nghệ khai thác và sản xuất gạch thành phẩm.

- Phù hợp với tiến độ khai thác của mỏ.

- Phù hợp với phương án vận tải và tiêu thụ sản phẩm.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động.

Trên cơ sở những nguyên tắc trên, tổng mặt bằng mỏ được bố trí các hạng mục sau:

Mặt bằng nhà máy gạch tuynen. Đường ôtô trong mỏ. Khai trường khai thác. Bãi thải trong.

17.1.2. Tổng mặt bằng

I. Khai trường: Khai trường khai thác sét gồm toàn bộ diện tích mỏ xác định trong phần "biên giới mỏ". 500.000m2 (50,0ha)

II. Mặt bằng nhà máy gạch tuynen: Diện tích nhà máy gạch tuynen bao

Một phần của tài liệu Thiết kế khai thác mỏ sét thiên phú tài (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w