Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

Một phần của tài liệu Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 47)

2. Nội dung thực hiện đề án

2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án

2.2.1. Kết quả bồi thường, GPMB và tái định cư của Dự án.

Đến nay đã có 174 hộ đã nhận tiền GPMB và bàn giao đất cho chủ dự án là 96568.2 / 99034.0 m2 đạt 97,5%. Còn lại 11 hộ với tổng diện tích là 2465.8 m2 chiếm 2,5% đất chưa nhận tiền bồi thường

2.2.1.1 Khái quát về Dự án Xây dựng mới Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

Tổng diện tích, diện tích từng loại đất cần GPMB dự án

Bảng 2.1:Diện tích các loại đất cần thu hồi và GPMB của Dự án

ĐVT: m2

TỔNG CHIA RA

Xã Hợp

Thịnh Xã Đồng Văn

I. Đất nông nghiệp 85.715.4 61.551.5 24.163.9

- Đất lúa ( LUC) 85.715.4 61.551.5 24.163.9

II. Đất phi nông nghiệp 12.806.2 7.742.3 5.063.9

- Đất giao thông (DGT) 5.438.2 3.172.4 2.265.8

- Đất thủy lợi ( DTL) 2.395.3 1.416.5 978.8

- Đất nghĩa địa ( NTD) 577.8 2.6 575.2

-Đất truyền dẫn năng lượng (DNL) 13.7 0 13.7

- Đất cơ sở SXKD(SKC) 77.7 0 77.7

- Đất sông suối (SON) 3820.6 2667.9 1152.7

- Mặt nước chuyên dùng (MNC) 482.9 482.9 0

III. Đất chưa sử dụng 512.4 363.6 148.8

- Đất bằng chưa sử dụng( BCS) 512.4 363.6 148.8

Tổng diện tích thu hồi 99.034 69.657.4 29.376.6 (Nguồn: Ban GPMB và Phát triển quỹ đất Vĩnh Phúc)

Hiện trạng sử dụng đất trong từng lĩnh vực cụ thể của Dự án như sau:

* Đất nông nghiệp.

Dự án gồm: 85.715,4m2 đất nông nghiệp, chiếm 86,6% tổng diện tích đất thu hồi, Trong đó: xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương có: 61.551,5m2, chiếm 88,3% tổng diện tích thu hồi của huyện; xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc có:

24.163,9 m2, chiếm 82,2% tổng diện tích đất thu hồi của huyện.

* Đất phi nông nghiệp.

Đất phi nông nghiệp gồm 12.806,2 m2, chiếm 12,9 % tổng diện tích thu hồi.

Trong đó: xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương có: 7.742,3 m2, chiếm 11,1%

tổng DT thu hồi đất của huyện; xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc có: 5.063,9 m2, chiếm 17,2 % tổng DT thu hồi đất của huyện.

* Đất chưa sử dụng.

Đất chưa sử dụng có: 512,4 m2, chiếm 0,52% tổng diện tích thu hồi.

Trong đó: xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương có 363,6 chiếm 0,52%

tổng DT thu hồi đất của huyện; xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc có 148,8 m2, chiếm 0,05% diện tích thu hồi đất của huyện.

Thời gian bắt đầu từ 16/02/2012 đến 2013 đã hoàn chỉnh phương án chi tiết trình thẩm định và phê duyệt.

Số hộ gia đình nằm trong chỉ giới thu hồi đất nông nghiệp là 185 hộ, không có tổ chức.

2.2.1.2. Thống kê và phân loại đối tượng bồi thường ở khu vực giải phóng mặt bằng.

Nội dung này được quy định rừ tại khoản 1 Điều 42 Luật Đất đai năm 2003 như sau:“Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…thì người bị thu hồi đất được bồi thường”.

Căn cứ vào điều khoản trên, áp dụng vào tình hình thực tế của Dự án, sau khi tổng hợp từ các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được phê duyệt. kết quả về đối tượng và điều kiện bồi thường đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng đất được thể hiện qua bảng 2.2

Bảng: 2.2. Đối tượng và điều kiện bồi thường

ĐVT : m2 Stt Điều kiện bồi thường Đối tượng bồi thường

Số hộ Diện tích Số tổ chức Diện tích

1 Đủ điều kiện bồi thường 185 99.034 0 0

2 Đủ điều kiện hỗ trợ 0 0 0 0

Tổng cộng 185 99.034,0 0 0

( Nguồn: Ban Giải phóng mặt bằng và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc) Qua bảng trên cho thấy: Có tổng số 185 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đủ điều kiện bồi thường là do có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật với diện tích bị thu hồi là: 99.034 m2. Trong đó:

Tại xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc là: 27.003,3 m2/84 hộ; xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương là: 72.030,7 m2/101 hộ

2.2.1.3. Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất đai tại khu vực GPMB.

*Kết quả bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ I.

Đất nông nghiệp bồi thường quỹ I: Đất nông nghiệp được Nhà nước giao theo Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993, Nghị định 85/1999/NĐ-CP ngày 28/08/1999, Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP Ngày 29/10/2004 của Chính Phủ.

Công tác bồi thường GPMB của dự án kéo dài từ đầu năm 2012 đến năm 2016. Chế độ, chính sách bồi thường hỗ trợ của Nhà nước khi thực hiện dự án đối với đất nông nghiệp được thực hiện như sau;

- Bồi thường về đất: Căn cứ vào hạng đất bị thu hồi để tính bồi thường theo giá đất cùng mục đích sử dụng và cùng hạng đất quy định tại Bảng giá đất hàng năm.

- Bồi thường về hoa màu: Được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch đó. Hội đồng bồi thường căn cứ vào năng suất cao nhất trong ba năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất để thống nhất giá bồi thường hoa màu.

- Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: Đối với đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là 15.000 đ/m2, đối với đất trồng rừng sản xuất là 1.500 đ/m2.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: Hỗ trợ bằng tiền, mức hỗ trợ bằng 2 lần giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp đối với diện tích đất bị thu hồi.

-Thưởng GPMB nhanh: Mức thưởng 2.000đ/m2 đối với các loại đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất đã giao cho các hộ giao đình 50 năm.

Mức thưởng trên chỉ áp dụng đối với các hộ thực hiện giao trả đất đúng thời gian, đúng kế hoạch.

Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp quỹ I, hạng 1 trồng cây hàng năm của dự án là: Bồi thường đất + Bồi thường hoa màu + HT ổn định đời sồng + HT chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm + Thưởng GPMB nhanh.

Cụ thể: (60.000+8.500+15.000+120.000+2000) x 360 =73.980.000 (đ/sào).

Căn cứ vào các quy định về chế độ chính sách về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật hiện hành và quy định của tỉnh, Hội đồng bồi thường GPMB đã tiến hành kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt. Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp Quỹ 1 khi thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.3: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ I của Dự án

Stt Nội dung Số hộ Diện tích

Thu hồi (m2)

Tổng tiền (vn.đ) I Xã Hợp Thịnh - h.Tam Dương 98 61.936,1 10.593.183.800

Đợt 1 72 54.521 9.324.949.003

Đợt 2 26 7.415,1 1.268.234.797

II Xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc 84 10.600,6 1.812.702.600 Tổng cộng 182 72.536,7 12.405.886.400 ( Nguồn: Ban GPMB và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng 2.3 cho thấy tổng số có 182 hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi để thực hiện dự án Bệnh viện Sản - Nhi, với tổng diện tích là 72.536,7 m2, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 12.405.886.400 đồng. Trong đó:

Trên địa bàn xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương diện tích đất nông nghiệp quỹ I được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại 02 đợt, gồm: đợt1, đợt 2 Trong phương án đã được phê duyệt có 98 hộ bị thu hồi đất, diện tích bị thu hồi là 61.936,1 m2, tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 10.593.183.800,0 đồng.

Trên địa bàn xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc diện tích đất nông nghiệp được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ có 84 hộ bị thu hồi đất, diện tích bị thu hồi là 10.600,6 m2, tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 1.812.702.600,0 đồng.

Như vậy, đa số các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp quỹ I có nguồn sống chủ từ sản xuất nông nghiệp, thu nhập chính từ việc canh tác trên đất nông nghiệp được giao.

* Kết quả bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ II.

Đất nông nghiệp quỹ II bao gồm đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, đất nông nghiệp để lại khó giao theo Nghị định số 64/CP.

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp quỹ II thì không được bồi thường nhưng được hỗ trợ về đất tương đương như đất nông nghiệp quỹ I cùng hạng (bồi thường về đất, hỗ trợ ổn định đời sống, hỗ trợ chyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ thưởng giải phóng mặt bằng nhanh)

Số tiền hỗ trợ được phân chia như sau:

Chi cho người nhận thầu khoán theo các mức sau:

Mức 20% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán và đã sử dụng liên tục từ 03 năm trở lên.

Mức 10% giá đất nông nghiệp cùng hạng đối với diện tích đất nhận khoán và đã sử dụng dưới 03 năm.

Mức hỗ trợ trên áp dụng cho cả việc thuê ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản. trường hợp đã được tính bồi thường hoặc hỗ trợ công đào đắp, nạo vét, cải tạo thì không được tính hỗ trợ theo quy định trên.

Khoản tiền còn lại nộp vào ngân sách của xã, phường, thị trấn và chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của xã, phường, thị trấn theo quy định.

Bảng 2.4: Kết quả bồi thường hỗ trợ đất nông nghiệp quỹ II của Dự án ĐVT: đồng

TT Nội dung Số hộ

DT Tính hỗ trợ(m2)

Chi cho người nhận

khoán

Hỗ trợ ngân sách

Tổng tiền hỗ trợ

1 Xã Hợp Thịnh 3 11.368,1 36.201.200 144.804.800 181.006.000

2 Xã Đồng Văn 0 0 0 0 0

Tổng 3 11.368,1 36.201.200 144.804.800 181.006.000 (Nguồn: Ban GPMB và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc)

Theo kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.4, diện tích đất nông nghiệp quỹ II bị thu hồi không nhiều, chỉ có 11.368,1 m2, do 3 hộ gia đình, cá nhân nhận thầu khoán với UBND xã Hợp Thịnh để sản xuất.

Đa phần diện tích nông nghiệp quỹ II có nguồn gốc là đất công ích của UBND xã, do chưa sử dụng đến nên UBND xã đã giao khoán cho các hộ dân có nhu cầu nhận thuầu khoán để canh tác tăng thêm thu nhập.

Một phần nhỏ diện tích còn lại là đất nông nghiệp khó giao, do có địa hình chiêm trũng khó cho việc trồng lúa nên UBND đã cho phép các hộ dân nhận khoán làm trang trại trồng trọt kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Các hộ dân khi bị thu hồi đất nông nghiệp Quỹ 2 thường ít khi thắc mắc về chế độ chính sách hỗ trợ về đất, do khoản tiền hỗ trợ về đất chỉ nhằm mục đích giảm bớt khó khăn cho người dân khi nhà nước chấm dứt hợp đồng sớm hơn thời gian ghi trong hợp đồng giao thầu. Họ thường thắc mắc liên quan đến tài sản trên đất như việc tính hỗ trợ đối với các công trình là nhà cửa, chuồng trại, cây trồng, vật nuôi,...Hầu hết các hộ gia đình nhận thầu khoán đất nông nghiệp quỹ 2 là các hộ có nhiều nhân khẩu nhưng do số nhân khẩu được giao đất nông nghiệp Quỹ 1 ít, nên họ nhận thêm đất nông nghiệp Quỹ 2 để sản xuất phục vụ cho cuộc sống. Vì vậy, khi bị thu hồi đất sẽ làm cho họ bị mất đi nguồn tư liệu sản sản xuất quan trọng với họ không kém gì so với khi bị thu hồi đất nông nghiệp Quỹ 1. Nếu còn quỹ đất, chính quyền địa phương

nên tạo điều kiện để các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quỹ 2 mà vẫn còn nhu cầu sử dụng đất thì tiếp tục được nhận thầu khoán ruộng đất.

*Đất giao thông, thủy lợi nội đồng là đất phi nông nghiệp, có vị trí trong khu vực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và do UBND xã, phường, thị trấn quản lý.

Khi Nhà nước thu hồi đất là đường giao thông nội đồng, mương nội đồng nếu không xác định được chi phí đầu tư xây dựng thì được hỗ trợ theo diện tích đất thu hồi, mức hỗ trợ bằng 100% giá đất nông nghiệp liền kề tại vị trí thu hồi đất. Số tiền hỗ trợ chuyển vào ngân sách xã, phường, thị trấn quản lý để sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Diện tích đất giao thông, thủy lợi bị thu hồi khi thực hiện dự án Xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc là 10344,7 m2. Diện tích được tính hỗ trợ là 6.108,7 m2, diện tích còn lại không phải là diện tích giao thông, thủy lợi nội đồng nên không được tính hỗ trợ (gồm đất sông suối). Do đường giao thông, mương nội đồng có nguồn gốc phúc tạp, toàn bộ làm bằng đất, khó xác định được chi phí thực hiện, khi lập phương án bồi thường GPMB, Hội đồng bồi thường GPMB đã tính hỗ trợ theo diện tich thu hồi với mức giá hỗ trợ bằng 100% giá đất nông nghiệp liền kề, cụ thể là 60.000đồng/m2. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 6.108,7 m2 đất giao thông, thủy lợi nội đồng bị thu hồi của dự án là 366.522.000 đồng.

* Kết quả bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Đất nông nghiệp không giấy tờ về quyền sử dụng đất chính là đất chưa sử dụng, được người dân khai hoang, sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, thời điểm khai hoang phải trước ngày 01/07/2004 và sử dụng ổn định không có tranh chấp được chính quyền địa phương xác nhận.

Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP khi bị Nhà nước thu hồi thì được bồi thường về đất, cây trồng trên đất, thưởng GPMB nhanh, nhưng diện tích được bồi thường, hỗ trợ không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp (2ha).

Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp không giấy tờ về quyền sử dụng đất, hạng 1 trồng cây hàng năm của Dự án là: Bồi thường đất + Bồi thường hoa màu + Thưởng GPMB nhanh.

Tương đương (60.000+8.500+2.000)*360 = 25.380.000 (đồng/sào)

*Kết quả bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp không giấy tờ về quyền sử dụng đất.

Ta thấy: Dự án Xây dựng Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc có số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp không giấy tờ về quyền sử dụng đất rất ít, chỉ có 3 hộ với diện tích là 1.810,6 m2 với tổng kinh phí bồi thường là:127.647.300 đồng thuộc địa bàn xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương.

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất để thực hiện dự án, đa số các hộ dân đều đồng tình ủng hộ. Mặc dù số tiền bồi thường hỗ trợ đối với loại đất này không cao nhưng phần nào cũng bù đắp được những vất vả mà người dân bỏ công, bỏ sức để khai hoang.

*Kết quả bồi thường, hỗ trợ tài sản, mồ mả trên đất

Sau khi tiến hành kiểm kê tài sản vật kiến trúc, cây trồng, mồ mả trên đất, Hội đồng bồi thường đã đối chiếu với quy định của pháp luật, lập phương án bồi thường, hỗ trợ đối với tài sản và mồ mả trên đất trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định. Kết quả được thể hiện như sau:

-Trên địa bàn thuộc xã Hợp Thịnh - huyện Tam Dương có 19 ngôi mộ chưa có người nhận, diện tích là 577,8 m2 với tổng số kinh phí bồi thường là

330.587.104 đồng, xã Đồng Văn - huyện Yên Lạc có 12 ngôi mộ với tổng kinh phí bồi thường là: 128.569.517 đồng.

2.2.1.4 Tổng hợp các loại đất bị thu hồi tại khu vực GPMB Dưới đây là tổng hợp các loại đất bị thu hồi của dự án

Bảng 2.5: Các loại đất bị thu hồi của dự án ĐVT: m 2

Stt Loại đất Diện tích

thu hồi

DT tính BT, hỗ trợ

Chênh lệch

1 Đất nông nghiệp 85.715,4 85.738,2 (+) 22,8

- Đất nông nghiệp Quỹ 1 - 72.536,7

- Đất nông nghiệp Quỹ 2 - 11.368,1

- Đất nông nghiệp không giấy

tờ về quyền sử dụng đất - 1810,6

- Đất nông nghiệp nhỏ lẻ của

Dự án khác đã thu hồi - 192,5

2 Đất phi nông nghiệp 12.806,2 10.922,5 - 1.883,7 - Đất giao thông nội đồng 5.438,2 3.900,8

- Đất thủy lợi nội đồng 2.395,3 2207,9

- Đất sông suối 3.820,6 4.236

- Đất nghĩa địa 577,8 577,8

- Đất truyền dẫn năng lượng 13,7 -

- Đất cơ sở sxkd 77,7 -

- Đất mặt nước chuyên dùng 482,9 -

Tổng cộng 99.034 96.660,7 - 2.373,3

( Nguồn: Ban GPMB và Phát triển quỹ đất tỉnh Vĩnh Phúc)

Qua bảng 2.5 cho thấy tổng diện tích đất bị thu hồi của Dự án là 99.034m2. Trong đó có 85.175 m2 đất nông nghiệp và 12.806,2 m2 đất phi

nông nghiệp. Tuy nhiên tổng diện tích tính bồi thường, hỗ trợ lại là 96.660,7 m2, giảm 2.373,3 m2 so với diện tích thu hồi. Lý do:

+Một số hộ có diện tích đất ngoài chỉ giới thu hồi nhưng diện tích còn lại nhỏ lẻ, hình thể phức tạp khó canh tác nên các hộ đã đề nghị dự án thu hồi nốt.Vì vậy, diện tích nông nghiệp tính bồi thường, hỗ trợ của dự án là 85.738,2m2 tăng 22,8 m2 so với diện tích thu hồi.

+Diện tích đất phi nông nghiệp được tính hỗ trợ là 10.922,5 m2 giảm so với diện tích thu hồi là 1.883,7m2 do chỉ có đất giao thông, thủy lợi nội đồng mới được tính hỗ trợ.

Diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là lấy từ đất nông nghiệp mà qua điều tra thực tế thì đa số họ sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần phải quan tâm rất nhiều đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Không chỉ bồi thường tiền cho họ là xong mà cần phải giúp họ chuyển đổi nghề nghiệp để họ có thể nuôi sống mình bằng ngành nghề khác khi mà họ bị mất đất để sản xuất.

2.2.2. Tồn tại công tác bồi thường, GPMB và tái định cư của Dự án Đến nay công tác công tác bồi thường GPMB dự án, đã GPMB và bàn giao đất cho chủ dự án là 96568.2 m2 /99034.0 m2 đạt 97,5%. Còn lại 11 hộ với tổng diện tích là 2465.8 m2 đất chưa nhận tiền bồi thường và bàn giao đất

+Tại xã Hợp Thịnh, huyên Tam Dương đã chi trả tiền và nhận bàn giao mặt bằng được 100 hộ/69627.8 m2 đạt 99,9%. Còn 1 hộ chưa nhận tiền bồi thường và bàn giao đất;

+Tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc đã chi trả tiền và nhận bàn giao mặt bằng được 74 hộ/ 26940.4 m2 đạt 91,7%. Còn lại 10 hộ chưa nhận tiền bồi thường và bàn giao đất

2.2.3. Nguyên nhân Tồn tại công tác bồi thường, GPMB và tái đinh cư của Dự án

Một phần của tài liệu Công tác giải phóng mặt bằng một số dự án trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2015 2020 (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w