2.2. NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ
2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân sâu xa và chủ yếu chính là hệ thống chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường còn có chồng chéo và bất cập; các công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả; cách tiếp cận và cộng cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Theo Điều 130 Luật Bảo vệ môi trường 2020 xác định, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
theo quy định.
Song, việc áp dụng công cụ kinh tế này thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc: Trong danh mục các hàng hóa bị đánh thuế còn chủ yếu tập trung vào sảnphẩm không thay thế được khiến giá thành sản phẩm tăng lên nhưng không làm
giảm lượng tiêu thụ sản phẩm gây ô nhiễm. Từ đó tạo thêm gánh nặng cho người tiêu dùng bởi trong điều kiện phát triển hiện nay, không có sự lựa chọn thay thế, có những sản phẩm là hàng hóa thiết yếu, lại đang được kinh doanh độc quyền nhưng đứng đầu danh sách những đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường như xăng, dầu, than... Như vậy, phí cũng tạo ra khoản thu nhất định nhưng môi trường thì vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Năng lực quản lý nhà nước về môi trường và quản trị môi trường của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mô hình tổ chức cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường từ Trung ương xuống đến địa phương còn bất cập và yếu kém về năng lực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn, phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay. Sự phối hợp hoạt động trong công tác kiểm tra liên ngành giữa cảnh sát môi trường, cơ quan thuế, hải quan, quản lý thị trường, kiểm lâm. còn chưa thực sự có hiệu quả.
Nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá để huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường.
Nhận thức và đạo đức môi trường, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, cộng đồng nhiều nơi còn thấp, dẫn đến thiếu ý thức tự giác bảo vệ môi trường. Về phía cá nhân, hộ gia đình có những hành vi tác động xấu tới môi trường nhất là các hành vi xả rác, xả thải bừa bãi, vừa gây mất cảnh quan đô thị, vừa gây ô nhiễm mỗi trường. Về phía các tổ chức, doanh nghiệp, do chạy đua theo lợi nhuận mà có những hành vi vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hành vi như xả thải chưa qua xử lý qua môi trường, trốn thuế, phí, khai
sai thuế, phí.
Các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao vẫn được cấp phép đầu tư vào Việt Nam. Năng lực dự báo, cảnh báo phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, địa phương và các doanh nghiệp còn chưa được quan tâm và nhiều hạn chế. Ngoài ra vẫn còn nhiều trường hợp để lọt thuế, phí, gây thất thu ngân sách Nhà nước do còn có một phần các cán bộ biến chất, tiếp tay cho các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về thu thuế, phí bảo vệ môi trường.
Tổ chức thực hiện còn yếu kém, nhất là ở cấp địa phương, cơ sở, kể cả cấp độ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và quản trị môi trường ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các làng nghề và doanh nghiệp.
Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc gia còn hạn chế, chưa thật hiệu quả.