Từ thực trạng và những nguyên nhân cơ bản đã được chỉ ra ở chương II, em có đề xuất một số giải pháp góp phần củng cố thêm những điểm mạnh, đồng thời giải quyết những hạn chế còn đang tồn tại trong việc sử dụng các công cụ kinh tế trong
Thứ nhất, thắt chặt công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm xả rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường; thực thi nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ hai, tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn cho các cán bộ chun trách về môi trường; tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc kiểm sốt ơ nhiễm.
Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay thế thiết bị công nghệ kiểm sốt ơ nhiễm bằng cách thực hiện chế độ ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ơ nhiễm sẽ được hưởng mức phí thấp hơn so với các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ xử lý.
Thứ tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Thứ năm, thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ mơi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng.
Thứ sáu, tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và tinh thần tự nguyện của người dân trong cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường.
Thứ bảy, thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc thiết lập các quan hệ này tạo nên hệ thống liên kết trong việc tham gia phịng chống và thích ứng với biến đổi khí hậu vì một mơi trường tồn cầu xanh, sạch; đồng thời tranh thủ được việc ứng dụng các công nghệ trong quản lý và bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng các năng lượng sạch cho môi trường; hợp tác đấu tranh với các tội phạm mơi trường có tổ chức, xuyên quốc gia.
Ngồi ra, về mặt dài hạn thì chúng ta cần phải nghiên cứu, phải thay đổi dần cấu trúc kinh tế của nền kinh tế Việt Nam theo hướng xanh hơn, thân thiện với môi trường tốt hơn.
KẾT LUẬN
Sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là biện pháp mà các nhà kinh tế cho là có hiệu quả cao xét từ góc độ chi phí thực hiện. Đồng thời do đặc tính linh hoạt của bản thân cơng cụ vận hành trên cơ sở sử dụng sức mạnh của thị trường với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả và người có cơng giúp môi trường phải được trợ giúp. Công cụ kinh tế khơng chỉ có khả năng khắc phục những hạn chế của các cơng cụ khác, mà cịn cho phép nâng cao hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ và quản lý mơi trường; khuyến khích sự tự giác của các tổ chức, cá nhân; làm thay đổi những thói quen, hành vi không phù hợp với yêu cầu bảo vệ và quản lý môi trường.
Bài nghiên cứu đã trình bày những vấn đề chung về các công cụ kinh tế, thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam, từ đó rút ra những giải pháp góp phần hồn thiện cơng cụ kinh tế trong công tác quản lý môi trường ở nước ta hiện nay. Qua đó có cái nhìn rõ hơn về các cơng cụ kinh tế và tình hình sử dụng các cơng cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Việt Nam thời gian qua.