4.2.1 Các yêu cầu cần thiết để thực hiện quy trình
Nguồn nước đưa vào ao không bị nhiễm hóa chất độc hại, thuốc bảo vệ thực vật
Con giống khỏe mạnh kích cỡ đồng đều
Thức ăn đảm bảo chất lượng không bị nấm mốc
Không sử dụng các hóa chất độc hại trong quá trình xử lý nước
Hạn chế sử dụng kháng sinh trong quá trình nuôi.
4.2.2 Khâu chuẩn bị ao
Ao thực hiện có diện tích 7650m2 và 4550m2 với độ sâu trung bình 1,2m nước, số lượng thả 5 triệu và 3 triệu cá bột. Rút cạn nước, vét bùn nếu điều kiện cho phép tiến hành phơi đáy ao khoang 2-3 ngày để diệt tạp (không nên phơi đáy ao quá lâu tránh hiện tượng xì phèn). Cải tạo đáy ao bằng CaCO3 (30-50 kg) tùy theo độ phèn của đáy ao
19
Cấp nước vào ao, nước được cấp qua lưới lọc để tránh các loài cá tạp
Trước khi thả 2 ngày tiến hành xử lý nước theo các bước sau để chuẩn bị thức ăn ban đầu cho cá.
Ngày thứ Sản phẩm Liều dùng/
3000 m3
Thời điểm sử dụng
Cách sử dụng
1 TC-01 1L 8h sáng Hòa với nước
tạt đều ao
Toren 2L 10h sáng
2 Men tạo trứng
nước
4kg 4h chiều
Pond clear 0,5 gói
3 Tiến hành thả bột : trước khi thả bột xuống ao tạt ( 0,5L ) Stresroak + ( 0,5L ) Livfitvet + (1kg) Yeast Powder/3000m3. Nên thả bột vào buổi tối là tốt nhất, hoặc buổi sáng sớm.
Hình 4.2.2.1 Hệ thống cấp nước vào ao.
20
Hình 4.2.2.2 Hệ thống nước vào và xả trực tiếp ra kênh.
4.2.3 Mật độ nuôi.
Cá bột thả nuôi khoảng 600-700 con / m2.
4.2.4 Cho ăn và chăm sóc cá trong quá trình nuôi.
Bảy ngày đầu tiến hành xử lý như sau :
Ngày thứ Sản phẩm Liều dùng
/3000m3
Thời điểm sử dụng
Cách sử dụng
1 Stresroak 1L 8h sáng và 4h
chiều
Hòa với nước và tạt đều ( chú ý buổi chiều
không tạt
stresroak chỉ tạt yeast Powde )
Men tạo trứng nước 1kg
2 Stresroak 1L 8h sáng và 4h
chiều Men tạo trứng nước 1kg
3 Stresroak 1L 8h sáng và 4h
chiều Men tạo trứng nước 1Kg
4 Men tạo trứng nước 1kg 8h sáng và 4h
chiều
Kiểm tra lượng trứng nước trong ao để điều chỉnh lượng men cho phù hợp
5 Men tạo trứng nước 1kg 8h sáng và 4h
chiều
6 Men tạo trứng nước 1kg 8h sáng và 4h
chiều
7 Men tạo trứng nước 1kg 8h sáng và 4h
chiều
21
Từ ngày thứ 8 trở đi cho ăn liên tục trong khoảng 10 ngày đầu 2-3 lần /ngày sau đó thì cứ cách 2 ngày cho ăn 1 ngày.
Lưu ý: vào những ngày không cho cá ăn thì tiến hành tạt Stresroak (1L) + Yeast Powder (1kg) khoảng (10h sáng).
Định kỳ 5 ngày tiến hành xử lý nước như sau:
Sản phẩm Liều dùng/3000m3 Thời điểm sử dụng Cách sử dụng
TC-01 1L 8h sáng Hòa với nước tạt
đều ao. Tạt luân phiên thay đổi mỗi lần một sản phẩm
Toren 2L 8h sáng
BKC 80 1L 8h sáng
Iodine 0,5L 8h sáng
Pond clear 0,5 gói 10h sáng
Khoảng 16 ngày tập cho cỏ gom cầu để tiện theo dừi quản lý thức ăn. Khi cho cỏ ăn ta tiến hành trộn thuốc thường xuyên theo liều lượng sau:
Sản phẩm Liều dùng/ kg thức ăn Cách sử dụng
Stresroak 2ml Trôn đều với thức ăn để
khoảng 5-10 phút cho ngấm đều thuốc rồi rải cho cá ăn
Livfitvet 2ml
Toxiroak 3g
Diaroak 1g
Cho cá ăn thuốc liên tục 3 ngày rồi nghỉ trộn thuốc 2 ngày sau đó theo phác đồ sau:
Sản phẩm Liều dùng/kg thức ăn Cách sử dụng
Mixone 300g Trôn đều với thức ăn để
khoảng 5-10 phút cho ngấm đều thuốc rồi rải cho cá ăn
Siêu đạm 250g
Lactovet 300g
Vilocymz 200g
Lưu ý : trong suốt quá trình nuôi không thay nước mà chỉ châm thêm, khi cá được 20 ngày tuổi ta tiến hành châm thêm nước ngày 10cm nước.
Hệ số thức ăn và khẩu phần ăn.
22
Bảng 2: hệ số thức ăn loại Cargill
Loại thức ăn Hàm lượng đạm Hệ số thức ăn (FCR)
Cargill 35 0,65
Cargill 28 1,0
Trong quá trình nuôi do hệ số thức ăn thấp, vì khi ương nuôi trong những ngày đầu chúng ta đã cung cấp cho ao ương thức ăn tự nhiên từ ngày 1 đến ngày 7. Những thức ăn tự nhiên : trứng nước ( Moina), trùng chỉ,…
Bảng 3: Khẩu phần cho ăn
Ngày tuổi 20 30 40 50 60
Khẩu phần %
khối lượng
thân/ngày
10 8-10 6-8 6 4
Áp dụng vào quy trình nuôi thì khẩu phần cho ăn này hoàn toàn phù hợp đến tốc độ tăng trưởng của cá tra giống.
4.2.5 Thu hoạch và vận chuyển cá giống.
Để cá giống ít bị hao hụt khi thu hoạch, nên áp dụng biện pháp luyện cá giống, bắng cách kéo dồn ao vào lưới để cá quen dần với điều kiện chật chội, nước đục. Dùng lưới dệt sợi mềm không gút, mắt lưới nhỏ hơn chiều cao thân cá để cá không lọt cũng như bị mắc vào lưới, hoặc dùng lưới sợi cước mắt nhỏ để may thành lưới kéo. Sau khi đạt cỡ cá hương, mỗi tuần nên kéo dồn cá 1 lần, chỉ dồn chật cá sau đó lại thả lại ao. Cá được luyện sẽ không bị sốc khi kéo thu hoạch, không bị yếu hoặc chết khi đánh bắt để vận chuyển đi xa. Khi thu hoạch cá giống, phải ngưng cho cá ăn ít nhất 6 giờ.
Để vận chuyển cá đi, phải chứa cá vào bể có nước chảy từ 10-12 giờ trước khi chuyển, để cá thải hết phân và chất thải. Có thể áp dụng các cách vận chuyển kín hoặc hở để đưa đi xa.
23
Bảng 4 : Mật độ vận chuyển cá trong túi nilon bơm oxy.
Loài cá Chiều dài thân cá (cm) Mật độ (con/lit)
Cá tra
3 80
5-7 40
8-10 20
Cá basa
3 70
5-7 30
8-10 15
Cá trong túi nilon bơm oxy được xếp lên các phương tiện vận chuyển như xe ô tô, máy kéo, ba gác máy, ghe thuyền, đưa đến ao thả nuôi.. Vận chuyển vào lúc nắng phải che đạy, không để nắng chiếu trực tiếp các túi cá làm tăng nhiệt độ nước trong túi và dễ làm cá bị chết do nóng. Nếu thời gian vận chuyển cá trên 8 tiếng thì nên thay nước và bơm oxy mới. Khi đến nơi thả, không nên xả cá ra ngay, mà đưa túi cá xuống nước để trong khoảng 15 phút cho nhiệt độ trong hoặc ngoài túi cân bằng mới tháo đầu túi đổ cho cá bơi từ từ ra ngoài. Tốt nhất là dùng nước muối 2 – 3% tắm cho cá 5 – 6 phút trước khi thả nuôi.
Cách vận chuyển cá bằng phương pháp hở (không cần túi bơm oxy).
Dùng các loại thùng phuy, thùng bằng tôn, nhựa, hình trụ hoặc khối vuông, thể tích 200 – 300 lớt, chứa nước ẵ - 2/3 thựng, đưa vào thựng phải đều cỡ, khỏe mạnh khụng bị xây xát. Mật độ thả cá trong thùng như sau:
Cỡ cá 3cm : 50 con/ lít Cỡ cá 5 – 7cm: 40 con/ lít Cỡ cá 8-10 cm: 20 con/ lít Cỡ cá 15cm trở lên: 15 con/ lít
Trong khi vận chuyển nên có sục khí cho thùng cá để cung cấp thêm oxy cho cá, cứ sau 4-5 giờ thì thay nước mới. Trước khi thả nuôi nên tắm nước muối 2-3%.
.4.2.6 Các bệnh thường gặp trong vụ nuôi.
Trong suốt quá trình nuôi không xảy ra bệnh, trong quá trình nuôi tỷ lệ sống vẫn 7- 10% do điều kiện tự nhiên nhiệt độ nóng vào buổi trưa, và khi mua cá bột về ương
24
trong 3 ngày đầu thì tỷ lệ chết nhiều do cá chưa quen với môi trường, hiện tượng ăn nhau…
Theo Vinanet [13] thì tỷ lệ sống trong quá trình ương cá tra giống từ khi thả bột đến khi đạt kích cỡ 1,7-2,0 cm (cỡ 30-50 con/kg) trong khoảng 10-15% phụ thuộc vào kỹ
thuật của người ương giống, thậm chí có hộ ương cá giống có tỷ lệ sống đạt dưới 10%
mặc dù đã có kinh nghiệm nhiều năm.
Như vậy với nghiên cứu từ quy trình này thì tỷ lệ sống từ 7-10% cho thấy sự tỷ lệ sống tương đối ổn định, và nông dân đảm bảo nguồn thu và có lời cho mỗi vụ nuôi.
4.3 Một số yếu tố môi trường