Một số yếu tố môi trường

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI cá TRA GIỐNG BẰNG CHẾ PHẨM SINH học và THẢO dược tại QUẬN THỐT nốt cần THƠ (Trang 32 - 38)

Bảng 5 : bảng biến thiên nhiệt độ trong 2 ao

Ngày Ao 1 Ao 2

Sáng Chiều Sáng Chiều

1-10 29±0.57 31±0.7 28.5±0.47 31.5±0.84

11-20 28.5±0,52 31±1.05 29±0.52 31.5±0.84

21-30 29±0.7 33±0.62 29.5±0.52 32±0.88

31-40 28±0.78 32±0.57 28.5±1.02 32.5±0.47

41-50 29±0.52 31.5±0.7 29±0.4 32±0.57

25 25

26 27 28 29 30 3132 33 34

10 20 30 40 50

nhiệt đ

ngày nuôi

Nhiệt độ trong ao 1

sáng chiều

Hình 4.2.1: BIỂU ĐỒ BIẾN THIÊN NHIỆT ĐỘ AO 1

26 27 28 29 30 31 32 33

10 20 30 40 50

nhiệt đ

ngày nuôi

Nhiệt độ trong ao 2

Sáng Chiều

Hình 4.3.2: BIỂU ĐỒ BIẾN THIÊN NHIỆT ĐỘ AO 2

26

Nhiệt độ là yếu tố môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sống của thủy sinh vật nói chung và tôm cá nói riêng như sinh trưởng dinh dưỡng, sinh sản. Đặc biệt đối với cá, vì cá là động vật biến nhiệt [10]. Theo Niconski (1951) được trích bởi [10] cho biết cá chỉ hoạt động bình thường khi nhiệt độ cơ thể cá chênh lệch với nhiệt độ môi trường khoảng 0,5-1 độ C. Đối với cá khi nhiệt độ môi trường gia tăng, cá tăng cường độ trao đổi chất, cường độ hô hấp. Theo [6], nhiệt độ thích hợp cho đa số các loài cá nuôi từ 20-30 độ C, giới hạn cho phép là từ 10-40 độ C.

Như vậy dựa vào 2 biểu đồ ta thấy sự biên thiên nhiệt độ trong ngày dao động không đáng kể giữa hai ao vào buổi sáng và buổi chiều. Ở ao 1 biến thiên nhiệt độ từ (28-33 độ C) và ở ao 2 biến thiên nhiệt độ từ (28.5-32.5 độ C). Dựa vào sự biến thiên nhiệt độ đó hoàn toàn trong ngưỡng phù hợp cho ao ương nuôi cá tra.

4.3.2 pH.

Bảng 6: biến thiên pH trong 2 ao

Ngày Ao 1 Ao 2

Sáng Chiều Sáng Chiều

1-10 7.1±0.08 8.0±0.11 7.2±0.12 8.1±0.10

11-20 7.2±0.11 8.3±0.06 7.5±0.16 8.5±0.18

21-30 7.5±0.09 8.5±0.01 7.2±0.14 8.5±0.12

31-40 7.6±0.11 8.4±0.08 7.5±0.11 8.7±0.1

41-50 7.7±0.08 8.8±0.1 7.6±0.1 8.7±0.12

27 0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

10 20 30 40 50

pH

ngày nuôi

pH trong ao 1

sáng

Hình 4.3.2.1: BIỂU ĐỒ BIẾN THIÊN pH CỦA AO 1

0 2 4 6 8 10

10 20 30 40 50

pH

ngày nuôi

pH trong ao 2

sáng chiều

Hình 4.3.2.2: BIỂU ĐỒ BIẾN THIÊN pH CỦA AO 2

28

pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: dinh dưỡng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng.

Theo Swingle (1969) được trích bởi [10] thì pH = 6,5 - 9 là thích hợp cho các loài tôm cá.

Từ bảng số liệu trên pH từ 7,1 – 8,8 thích hợp cho môi trường ương nuôi cá tra, tuy biên độ giữa sáng và chiều ko nhiều. Với điều kiện pH trên ương nuôi hoàn toàn thích hợp cho cá tra.

4.3.3 Oxy

Bảng 7 : hàm lượng DO trong 2 ao

Ngày Ao 1 Ao 2

Sáng Chiều Sáng Chiều

1-10 5.5±0.11 4.5±0.18 5.3±0.15 4.6±0.14

11-20 5.4±0.16 4.7±0.14 5.2±0.17 4.5±0.16

21-30 5.3±0.14 4.3±0.15 5.0±0.14 4.1±0.19

31-40 4.9±0.12 4.4±0.18 5.1±0.1 4.5±0.14

41-50 5.0±0.13 4.6±0.12 5.2±0.16 4.4±0.17

29

4.6 4.7 4.8 4.95 5.1 5.2 5.35.4 5.5 5.6

10 20 30 40 50

DO

ngày nuôi DO vào buổi sáng

ao 1 ao 2

Hình 4.3.3.1 BIỂU ĐỒ HÀM LƯỢNG DO VÀO BUỔI SÁNG

3.8 4 4.2 4.4 4.6 4.8

10 20 30 40 50

DO

ngày nuôi DO vào buổi chiều

AO 1 AO 2

Hình 4.3.3.2 BIỂU ĐỒ HÀM LƯỢNG DO VÀO BUỔI CHIỀU

30

Hàm lượng oxy là khí quan trọng nhất trong số các chất khí, nó rất cần đối với đời sống thủy sinh vật, giá trị này có trong môi trường nước chủ yếu là từ sản phẩm của quá trình quang hợp bởi thủy thực vật thủy sinh và sự khuếch tán từ không khí vào.

Đối với thủy vực nước tĩnh thì nguồn cung cấp oxy từ quá trình quang hợp là chủ yếu, nó được tiêu thụ trong quá trình hô hấp của thủy sinh vật, tham gia vào quá trình oxy hóa các chất hữu cơ và vô cơ trong nước và nền đáy.

Lượng oxy trong từng ngày biến đổi không nhiều, biên độ giữa buổi sáng và buổi chiều chênh lệch không cao, buổi sáng từ 4,9-5,5 và buổi chiều từ 4,1-4,7. Sự chênh lệch không cao và nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cá.

Với hàm lượng oxy trong nước phong phú, đó là dấu hiệu của một vùng nước thuận lợi và sạch cho cá. Khi hàm lượng oxy trong nước thấp sẽ làm giảm tốc độ sinh trưởng cho cá, nguy hiểm hơn là thúc đầy quá trình độc tố của thủy sinh vật trong ao.

Ngoài ra với những quy trình nuôi ở những điều kiện tự nhiên khác nhau, thì trong những ngày đầu vụ nuôi cần phải lắp đặt hệ thống sục khí trong ao. Trong giai đoạn đầu vụ ương (từ 1-15 ngày tuổi) hàm lượng oxy yêu cầu phải ≥ 3mg/l. Nhưng với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nước vào ao 1 cách dễ dàng, nên trong trại không cần dùng sục khí mà vẫn đảm bảo lượng oxy trong ao đầy đủ bằng cách cung cấp thêm nước vào ao nuôi. Bằng cách này chúng ta vừa chủ động được nguồn nước sạch trong môi trường nuôi, và cung cấp thêm oxy vào ao trong vụ nuôi, vừa tiết kiệm được chi phí phát sinh.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI cá TRA GIỐNG BẰNG CHẾ PHẨM SINH học và THẢO dược tại QUẬN THỐT nốt cần THƠ (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)