Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… (Phụ lục_01). Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của xã Tiên Hội tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định qua 3 bước.
Bước 1: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của từng vùng.
Bước 2: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của xã.
Bước 3: Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ… ), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.
Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính dược thể hiện tại bảng 4.8 Bảng 4.8. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính
(tính bình quân cho 1 ha)
STT Cây trồng
Giá trị sản xuất (100đ)
Chi phí sản xuất (1000đ)
Thu nhập thuần (1000đ)
Hiệu quả sử dụng vốn (lần)
Giá trị ngày công lao động
(1000đ/công) 1 Lúa xuân 47980,95 21092,09 26888,86 1,27 89,35 2 Lúa mùa 46739,34 19953,14 26786,20 1,34 89,14 3 Ngô xuân 28883,26 15099,89 13783,37 0,91 62,36 4 Ngô vụ mùa 28465,08 14549,50 13915,58 0,96 61,96 5 Ngô đông 27383,58 15889,63 11493,95 0,72 51,99 6 Lạc xuân 37284,00 19115,95 18168,05 0,95 50,28 7 Khoai lang đông 40906,78 13455,72 25402,62 1,55 87,26 8 Rau đông (bắp cải) 72280,00 27381,02 44898,98 1,64 96,71
(Nguồn: Tổng hợp từ việc điều tra thực địa nông hộ)
* Hiệu quả kinh tế cây chè
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ 2 cả nước, cây chè cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi nói chung, xã Tiên Hội nói riêng.
Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè khoảng từ 4 - 5 năm, trong 2 năm đầu cây không cho thu hoạch, năm thứ 3, 4 có sản phẩm thu hoạch nhưng sản lượng rất thấp. Trên cơ sở điều tra nông hộ, tôi đã tổng hợp được hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn xã Tiên Hội. Hiệu quả kinh tế chỉ tính cho cây chè ở thời kỳ kinh doanh, chi phí cho cây chè không bao gồm các khoản chi phí ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và khấu hao tài sản. Hiệu quả kinh tế của cây chè tính bình quân cho 1 ha trên địa bàn xã Tiên Hội được thể hiện tại bảng 4.9.
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT chè (tính bình quân trên 1ha)
Giá trị sản xuất (1000 đồng)
Chi phí sản xuất
(1000 đồng)
Lao động (công)
Thu nhập thuần (1000 đồng)
Hiệu quả sử dụng vốn
(lần)
GT ngày công LĐ
(1000 đồng)
125,50 42.25 597,00 83,25 2,97 115,30
(Nguồn: Tổng hợp từ việc điều tra thực địa nông hộ)
Ở thời kỳ kinh doanh chi phí gồm có: Công lao động, đốn cành, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu cho chế biến và tưới vào mùa khô, vận chuyển sản phẩm... Qua bảng 4.9 ta thấy, các chi phí về vật chất tính bình quân cho 1ha trên địa bàn là 42,25 triệu đồng, công lao động là 597 công, thu nhập thuần đạt 83,25 triệu đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 115.3 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 2,97 lần. Như vậy, hiệu quả kinh tế của LUT chè là cao so với các LUT khác.
Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình có mức đầu tư và hiệu quả khác nhau, có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo. Các hộ có mức đầu tư
lớn chủ yếu là những hộ sở hữu những vườn chè giống mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt, tập chung chủ yếu ở xóm Tiên Trường, trong khi giá bán bình quân vào thời điểm chính vụ chỉ đạt 75 - 80 nghìn đồng/kg chè búp khô thì các hộ này vẫn bán với giá từ 100 - 130 nghìn đồng/kg, vụ đông xuân giá bán là trên 150 nghìn đồng/kg búp khô. Nông Trường, Lập Mỹ có diện tích chè lớn nhưng năng suất thấp, cây chè chủ yếu là giống chè hạt, được trồng từ những năm 1980, lượng phân bón chưa đủ nhu cầu của cây, người dân chưa có kỹ thuật chế biến chè ngon nên giá bán vẫn chưa được cao.
Vì vậy, vấn đề đạt ra cho sản xuất chè tại xã Tiên Hội là cần phải cải tạo diện tích chè kém chất lượng, sản xuất chè theo hướng chất lượng, hiệu quả cao. Để làm được điều này cần có các chương trình, dự án đầu tư vốn, giống cây và hướng dẫn về kỹ thuật cho người dân.
* Hiệu quả kinh tế cây ăn quả
LUT trồng cây ăn quả tại xã Tiên Hội được phân bố rộng rãi nhưng quy mô nhỏ lẻ, không hình thành vườn chuyên canh cây ăn quả, chủ yếu là vườn tạp. Hiệu quả kinh tế cây ăn quả được thể hiện qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả (Tính bình quân trên 1ha)
STT Cây trồng
Giá trị sản xuất
(1000 đồng)
Chi phí sản xuất
(1000 đồng)
Thu nhập (1000 đồng)
Hiệu quả sử dụng vốn (lần)
GT ngày công LĐ
(1000 đồng) 1 Bưởi
Diễn 97 24.5 72.5 3,96 87,5
2 Vải 21 3.7 17.3 5,68 70
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ.)
Qua bảng 4.10 ta thấy, giá trị sản xuất của cây ăn quả đang dần mang lại nguồn thu nhập tương đối với khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng hàng năm là do các chi phí không bao gồm các khoản đầu tư ở thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cây Bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao hơn cây Vải với thu nhập thuần là 55,2 triệu đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 87,5 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 3,96 lần.
Loại hình sử dụng đất cây ăn quả tại xã Tiên Hội đang từng bước phát triển, diện tích lớn và năng suất và sản lượng đang tăng trưởng hơn so với thời kỳ trước, nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa thể tương xứng với tiềm năng vốn có do:
- Tuổi cây trong vườn không đồng đều, cây phát triển tự do, không được cắt tỉa tạo hình nên độ thông thoáng trong vườn kém.
- Các giống cây ăn quả trong vườn phần lớn không được chọn lọc. Việc đầu tư, chăm sóc, bón phân, quản lý vườn cây không đúng mức, dẫn đến cây trong vườn sinh trưởng kém, chậm ra hoa, kém đậu quả, sâu bệnh không được phòng trừ kịp thời… Các hộ bón một lượng phân rất ít, hầu như không phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây, nhiều hộ chỉ phó mặc cho tự nhiên chờ thu hoạch. Do đó, năng suất, chất lượng thấp, sản phẩm kém khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Phần lớn diện tích là trồng cây vải thiều, các giống vải chín sớm chiếm tỷ lệ rất thấp. Vải thiều chín dồn dập trong khoảng 20 ngày từ giữa cho đến cuối tháng 6 gây trở ngại lớn cho thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Mặt khác, người dân ít có thông tin về thị trường, kết quả là giá bán rất thấp và không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập, hiệu quả sản xuất đối với người trồng vải. Nhiều năm gần đây, người dân bỏ không đầu tư chăm sóc, đã có một số hộ chặt bỏ Vải để trồng cây khác.
Vì vậy, để loại hình trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao, thì cần có kế hoạch cải tạo vườn và có những giải pháp về thị trường tiêu thụ.