Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
B,. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng
* LUTs trồng cây hàng năm
- Xây dựng thêm và nâng cấp hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng được một hệ thống kênh mương, trạm bơm, cống nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh nhằm tạo khả năng tưới tiêu nước chủ động cho đồng ruộng, đảm bảo cung cấp nước cho ruộng có địa hình vàn cao, thoát nước cho khu vực thường xuyên bị ngập ngập úng. Đồng thời có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn các giống cây trồng phù hợp để đưa diện tích đất 1 vụ nên 2 vụ.
- Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún như hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.
- Nhà nước cần có trợ cấp về giá giống, phân bón, có các chính sách dùng trước trả sau… .Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…
- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng, cụ thể: Vùng 2, vùng 4 có lợi thế phát triển thành vùng chuyên canh lúa, vùng 1, vùng 3 phát triển thành vùng chuyên màu với 3 cây trồng chủ lực là Ngô, Khoai lang và Rau… việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điêu kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.
- Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất rau an toàn.
* LUTs trồng cây lâu năm
Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh
và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả, cây chè của huyện, xã.
Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.
Phần lớn đất trồng cây lâu năm được trồng ở những nơi có địa hình dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây phân xanh phủ đất giữ ẩm, áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp…
Đất trồng cây lâu năm của xã là đất gò đồi chua, độ mùn kém ngoài việc bón phân hữu cơ cần bón thêm vôi và lân để cải thiện độ ph đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động. Ở đất đồi việc vận chuyển phân hữu cơ đến bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ phân tại chỗ cũng là một giải pháp tốt để giải quyết nguồn phân hữu cơ cho vườn cây.
* Với cây ăn quả (Bưởi Diễn,Vải)
- Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Khi tiến hành cải tạo cần lưu ý: phải vừa cải tạo vừa thâm canh, lấy kết quả thâm canh để đầu tư cho cải tạo. Việc cải tạo vườn không nên chặt bỏ đồng loạt, gây xáo trộn quá lớn về môi trường, môi sinh. Cần có thị trường tiêu thụ, người dân cần biết người mua cần gì, cần vào lúc nào, loại quả như thế nào thì bán được giá. Từ đó, định hướng và đưa ra kế hoạch cải tạo vườn, nội dung cải tạo bao gồm:
+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn:
Cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực? Ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tầng tán.
+ Cải tạo giống cây ăn quả.
Trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của xã, có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những giống cũ chất lượng kém.
Hiện nay, các viện nghiên cứu, trạm trại đã chọn tạo được nhiều giống mới có
năng suất cao, mẫu mã đẹp, thơm ngon hơn về chất lượng, trong đó có những gióng chín sớm hơn hoặc chín muộn hơn giống địa phương.
Ghép cải tạo vườn vải chính vụ với các giống vải chín sớm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không phải chặt bỏ vườn cũ để trồng cây mới. Như vậy, sẽ giảm được chi phí đầu tư cho nông dân khi phải trồng mới và chăm sóc cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, vườn cây được cải tạo sẽ cho thu nhập sớm hơn. Mặt khác, mở rộng diện tích phát triển và nâng cao kỹ thuật chăm sóc đối với giống cây kinh tế Bưởi Diễn sẽ mang lại nguồn kinh tế cao hơn, góp phần đưa giống cây trồng này làm giống cây chính mang lại thu nhập cao cho người dân.
+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu.
+ Cải tiến kỹ thuật canh tác, làm đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc cho từng loại cây ăn quả.
- Cùng với việc sử dụng giống tốt sạch bệnh, cần chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả từ làm đất, đào hố, bố trí mật độ.
Khoảng cách, kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây ở các thời kỳ tuổi, từ việc bón phân, tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh đến việc trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Hiện nay, về cơ bản đã có tài liệu hướng dẫn đối với từng loại cây ăn quả.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyờn theo dừi cỏc thụng tin, dự bỏo về thị trường sản phẩm quả để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.
* Đối với cây chè
- Tập trung quy hoạch và cải tạo các vườn chè đã già cỗi bằng cách trồng mới các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt.
- Đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc cũng như công nghệ chế biến và cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường v.v.… Xây dựng các cơ sở chế biến chè chất lượng cao.
- Tổ chức các buổi tập huấn phổ biến về kỹ thuật sản xuất, chế biến.
- Tăng cường đầu tư thâm canh, hình thành vùng sản xuất chè tại các xóm có điều kiện thích hợp như: Tiên Trường, Nông Trường, Lập Mỹ, Hoàng Nồng..
- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng xen một số cây ngắn ngày nhất là các loài cây họ đậu nhằm tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, cỏ dại, tăng độ phì cho đất, tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.
C, Giải pháp về thị trường
- Củng cố các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, bổ sung thêm chức năng cung cấp thông tin, giá cả thị trường của hợp tác xã đến người sản xuất.
- Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hóa với sản xuất, đặc biệt là với hệ thống vật tư nông nghiệp trên địa bàn, phát triển các đại lý mua bán hàng hóa cung cấp các dịch vụ, vật tư theo hợp đồng ổn định, lâu dài.
D, Giải pháp về tín dụng
- Hàng năm, xã phải kết hợp với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, huyện mở 2 lớp tập huấn về sử dụng vốn vay tại xã cho các cán bộ chủ chốt ở các thôn vào đầu mỗi mùa vụ. Sau đó, các cán bộ này về truyền đạt thông tin lại cho người dân tại thôn mình.
- Ưu tiên phân bố nguồn vốn cho các hộ (mỗi hộ được vay từ 10 - 15 triệu đồng, lãi suất 0,65% đến 0,9%) có khả năng về đất và lao động để khuyến khích mở rộng đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là các mô hình sản xuất thâm canh cây trồng có hiệu quả.
- Hỗ trợ cho các hộ nghèo trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng chính sách xã hội dưới hình thức giảm lãi suất cho vay 0,6%, kéo dài thời hạn vay vốn 3 năm đối với mô hình trồng trọt và 5 năm đối với mô hình chăn nuôi.
E, Giải pháp kỹ thuật
- Hàng năm, UBND xã nên phối hợp với các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông trong huyện, tỉnh để tổ chức lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm vào đầu mỗi mùa vụ. phổ biến mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phát triển kinh tế thị trường thông qua các lớp tập huấn.
- Xây dựng khung lịch mùa vụ thích hợp để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết, sâu bệnh đối với cây trồng.
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ