Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Tiên Hội, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
4.3.2. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: thu hút lao động, đảm bảo đời sống xã hội, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, phù hợp với tập quán canh tác. Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương.
Theo số liệu điều tra nông hộ tại xã Tiên Hội, phần lớn các hộ được điều tra có số nhân khẩu từ 4 - 6 người/hộ, lao động trong độ tuổi từ 2 - 4 người/hộ. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải áp dụng loại hình sử dụng đất nào tận dụng được nguồn lao động hiện có của từng hộ gia đình.
Quá trình sản xuất nông nghiệp tạo ra việc làm cho người nông dân, tạo ra nguồn của cải phục vụ đời sống của chính nông hộ, đồng thời tạo ra nguồn hàng hóa để buôn bán trên thị trường. Qua đó, loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, giảm tình trạng đói nghèo, giải quyết nhu cầu về lao động cho người dân. Ngược lại, các loại hình sử dụng đất không hiệu quả, cho thu nhập thấp, không giải quyết được việc làm cho người dân dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội trong lúc nông nhàn, hay xu thế dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị. Sản xuất chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu thì người dân không có điều kiện đầu tư cho giáo dục, y tế. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của các LUT
STT LUT
Chỉ tiêu đánh giá Đảm bảo
lương thực
Thu hút lao động
Yêu cầu vốn đầu
tư
Giảm tỷ lệ đói nghèo
Đáp ứng nhu cầu nông hộ
Sản phẩm
hàng hóa
1 2L - M 3 3 2 3 2 2
2 2L 3 2 2 3 2 2
3 1L - 2M 2 2 2 2 2 1
4 1L - 1M 2 2 1 2 1 1
5 1L 1 1 1 1 1 1
6 CM 1 2 2 3 2 2
7 CAQ 2 3 2 2 2
8 Chè 3 3 3 3 3
(Nguồn: Điều tra nông hộ)
Cao: 3 Trung bình: 2 Thấp: 1
* Đối với các LUT trồng cây hàng năm.
Các hoạt động trồng trọt trên đất hàng năm đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên, việc đầu tư công lao động trong các LUT này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực
tại xã mà còn cung cấp cho các xã lân cận trên địa bàn huyện, đặc biệt có cánh đồng làng Lớn cung cấp nguyên liệu để sản xuất giống lúa Bao thai.
LUT 2 lúa - màu, 2 màu - 1 lúa và chuyên màu có khả năng giải quyết công ăn việc làm cao hơn nhiều so với LUT 1 lúa - 1 màu và LUT 1 lúa.
Trong các kiểu sử dụng đất thì công thức luân canh Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông là cần nhiều lao động nhất do lạc và rau đều là cây trồng đòi hỏi nhiều công chăm sóc, công thức luân canh này cũng cho thu nhập thuần và hiệu quả sử dụng đồng vốn khá cao, quay vòng vốn nhanh: Khả năng đáp ứng lao động là 970 công/ha/năm, thu nhập thuần đạt 70,11 triệu đồng/ha/năm.
LUT 1 lúa cần ít lao động nhất (221,47 công/ha/năm) do chỉ canh tác được một vụ lúa dẫn đến lao động không có việc làm ở những tháng còn lại, cho thu nhập rất thấp (thu nhập thuần chỉ đạt 17,71 triệu đồng/ha/năm).
* Đối với các LUT trồng cây lâu năm.
Là LUT có hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi đầu tư lớn, đặc biệt trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cần một khoản chi phí lớn nhưng không cho sản phẩm thu hoạch. Đây là một trở ngại đối với các hộ nghèo, không có khả năng đầu tư.
Trong những năm qua, diện tích chè được mở rộng, thu hút được lao động trên địa bàn. Chè giải quyết được việc làm ổn định cho người dân do cần nhiều công lao động trong khâu thu hoạch, chế biến, lại liên tục từ tháng 2 đến tháng 11 (9- 10lứa/năm, nhiều hộ đầu tư được hệ thống tưới tiêu thì chè cho thu hoạch 11 lứa/năm). Cây chè cho thu nhập cao và được coi là cây làm giàu cho người dân, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo, đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Thu nhập thuần bình quân/1ha là 83,25triệu đồng/ha, giá trị ngày công lao động đạt 115,3 nghìn đồng/công. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là sản phẩm hàng hóa, sản phẩm lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển, tăng số lượng lao động dịch vụ, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* LUT cây ăn quả: đây là loại hình sử dụng đất góp phần tăng thu nhập đồng thời giải quyết việc làm cho người dân trong thời gian nông nhàn chờ thời vụ, vị trí vườn thường liền với nhà ở nên không mất công đi lại như ra
đồng ruộng là điều kiện thuận lợi để sử dụng lao động phụ trong gia đình một cách tốt nhất, cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương. Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả của xã chưa được chú trọng đầu tư, phát triển nên thu nhập của người dân từ LUT này còn thấp, phần lớn người dân mới đang quan tâm đến lợi ích kinh tế của cây ăn quả.