Một số đặc điểm hình thái quả

Một phần của tài liệu luận văn So sánh một số giống cà chua trong điều kiện canh tác hữu cơ vụ Thu Đông 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 46 - 50)

4.7.1. Màu sắc vai quả xanh.

Màu sắc vai quả xanh cũng là một đặc điểm đặc trưng cho hình thái giống. Ngoài ra nó còn liên quan đến chất lượng quả chín. Theo Kiều Thị Thư (1998) màu sắc quả trước khi chín liên quan đến chất lượng quả ở giai đoạn sau, thường quả có màu sắc trước khi chín màu xanh chất lượng ngon hơn quả màu trắng ngà.

Bảng 4.10. Một số dặc điểm về hình thái quả

S T T

Đặc điểm

Tổ hợp lai

Màu sắc

vai quả xanh

Màu sắc quả chín

H (m m)

D (m m)

I=

H / D

Số hạt/q uả (hạt)

Số ngăn hạt/q uả (ngă n)

1 PT18

Xanh đậm

Đỏ tươi

43.

37

45.

01

0.

9 6

88.0

4 2.70

2 FM20

Xanh nhạt

Đỏ vàng

48.

98

42.

98

1.

1 4

149.

47 2.72

3 HPT10

Trắng ngà

Đỏ vàng

50.

26

43.

52

1.

1 5

87.3

5 3.03

4 HT42

Xanh đậm

Đỏ tươi

44.

55

46.

70

0.

9 5

74.7

8 2.75

Ghi chú : H : Chiều cao quả D : Đường kính quả

I : Chỉ số hình dạng quả

Màu sắc vai quả xanh gồm: trắng ngà, xanh nhạt, xanh đậm. Giống HPT10 vai quả có màu trắng ngà; giống PT18, HT42 có vai quả màu xanh đậm; giống FM20 có vai quả màu xanh nhạt

4.7.2. Màu sắc quả chín.

Màu sắc quả chín là một chỉ tiêu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của quả cà chua, nó đặc trưng cho từng giống nhưng cũng chịu tác động mạnh của điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là ánh sang và nhiệt độ không khí. Màu đỏ của quả chín do sắc tố Lycopen quyết định, màu vàng da cam do sắc tố Caroten quyết định và

màu vàng do sắc tố Xanthophylls quyết định. Sự hình thành sắc tố Lycopen thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12 – 18oC, khi nhiệt độ cao trên 30 oC thì quá trình hình thành Lycopen bị ức chế nhưng quá trình tổng hợp Caroten vẫn diễn ra, chính vì thế mà về mùa nóng cà chua thường có màu vàng hoặc đỏ vàng. Trong thí nghiệm có 2 giống có màu đỏ tươi là HT42, PT18, còn 2 giống FM20, HPT10 có màu đỏ vàng.

4.7.3. Chỉ số hình dạng quả.

Quả cà chua có nhiều hình dạng khác nhau, chỉ số hình dạng quả là một chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn được mẫu quả thích hợp với người tiêu dùng. Dựa vào hình dạng quả chúng ta có thể đánh giá được tương đối độ chắc quả, các giống có dạng quả thuôn dài thường chắc hơn các giống có dạng tròn và dẹt. Đây là một chỉ tiêu đặc trưng cho từng giống, ít thay đổi bởi điều kiện ngoại cảnh, nó được đánh gia bằng chỉ số hình dạng quả (I), xác định bằng tỷ lệ giữa chiều cao (H) và đường kính quả (D).

Dựa vào chỉ số hình dạng quả (I) có thể chia quả thành 3 dạng quả:

I = H/D

I: Chỉ tiêu hình dạng

quả I > 1,06: Dạng quả dài

h: Chiều cao quả I = 0,8 - 1,06: Dạng quả tròn d: Đường kính quả I < 0,8: Dạng quả dẹt

Qua bảng số liệu cho thấy, có 2 giống dạng quả dài là FM20(1.14) và

HPT10(1.15), còn lại 2 giống PT18(0.96) và HT42(0.95) dạng quả tròn.

4.7.4. Số hạt trên quả.

Số hạt trên quả phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống, hạt là kết quả của quá trình thụ phấn, thụ tinh nên nó cũng phản ánh khả năng chịu nhiệt và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh của các giống. Nếu giống nào có nhiều hạt chứng tỏ giống đó thích ứng tốt với điều kiện ngoại cảnh nhưng đặc tính nhiều hạt lại ảnh

hưởng không tốt đến thị hiếu người tiêu dùng và chế biến. Cho nên mục tiêu chọn giống cà chua ít hoặc không hạt được các nhà chọn giống quan tâm nhằm đáp ứng thị

trường.

Qua bảng 4.10 cho thấy, số quả trên hạt dao động trong khoảng từ 74.78 đến 149.47 hạt. Giống FM20 có số hạt trên quả nhiều nhất (149.47 hạt) và giống HT42 ít nhất là 74.78 hạt.

4.7.5. Số ngăn hạt.

Số ngăn hạt là đặc tính đặc trưng cho từng giống. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá độ chắc quả. Nếu giống có số ngăn hạt ít thì quả chắc và nhẵn hơn nhưng dịch quả lại ít nên ảnh hưởng đến chất lượng hương vị quả. Nếu tổ hợp nào có số ngăn hạt nhiều thì độ rỗng lớn, quả có độ chắc kém dẫn đến khó vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch. Vì vậy chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra số ngăn hạt hợp lý mà

vẫn đảm bảo độ chắc quả và chất lượng quả.

Qua thí nghiệm cho thấy, các giống có số ngăn hạt dao động từ 2.70 đến 3.03 ngăn hạt/quả. Trong đó giống HPT10 có số ngăn quả nhiều nhất (3.03 ngăn hạt/quả), còn các giống khác có số ngăn hạt gần nhau như: giống PT18( 2.70 ngăn hạt/ quả);

FM20( 2.72 ngăn hạt/ quả); HT42( 2.75 ngăn hạt/ quả).

Một phần của tài liệu luận văn So sánh một số giống cà chua trong điều kiện canh tác hữu cơ vụ Thu Đông 2011 tại Gia Lâm, Hà Nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w