Những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình những năm qua

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 21 - 24)

a. Về kinh tế - xã hội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa thực sự ổn định và bền vững;

năng lực cạnh tranh của các sản phẩm còn hạn chế.

Sản xuất công nghiệp mới tập trung ở một số ngành như xi măng, điện, phân hóa học, thép xây dựng và hàng may mặc; các ngành công nghiệp khác còn nhỏ, manh mún; thị trường và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp còn yếu. Tỷ trọng công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp sạch còn thấp và chưa có định hướng rừ để thu hỳt đầu tư.

Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn những hạn chế, đầu tư phát triển các vùng sâu, vùng xa còn kém hiệu quả. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nhất là kết cấu hạ tầng ở nông thôn.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm địa phương vẫn còn thấp so với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn; nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp chưa vượt qua những khó khăn về kỹ thuật nuôi trồng, ô nhiễm môi trường nước và dịch bệnh; tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn còn thấp. Đến năm 2009, trồng trọt vẫn còn chiếm 68,3 % giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Kinh tế du lịch hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và nguồn lực đã được đầu tư, chưa tạo được chuyển biến để thay đổi cơ cấu kinh tế. Dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu, các cơ sở phục vụ du lịch chưa thực sự hấp dẫn du khách nên thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách còn thấp. Tỷ lệ khách quốc tế chưa cao (chiếm 25,6% lượng khách đến; 13,8% khách lưu trú).

Môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, sự phát triển bền vững đang đứng trước những thách thức lớn lao. Trên địa bàn hiện nay, 40% số cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, cùng với 17% số hộ chưa có hố xí hợp vệ sinh đang là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Cùng với sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, ô nhiễm môi trường không khí ngày càng gia tăng. Nồng độ SO2 gấp từ 17 – 23 lần, bụi lơ

lửng từ 2,4 – 9,73 lần, H2S gấp 47,5 – 190 lần TCVN. Ngoài ra, môi trường còn bị ô nhiễm bởi sự phát triển của ngành nông nghiệp, các làng nghề và do rác thải sinh hoạt, rác thải y tế.

b. Về văn hóa – xã hội

Chất lượng đào tạo trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề còn thấp; cơ sở vật chất còn khó khăn. Việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên một số lĩnh vực còn yếu. Tỷ lệ hộ cận nghèo ở một số địa bàn huyện còn cao. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm thu nhập thấp nhất có xu hướng ngày càng tăng (từ 4,9 lần vào năm 2002 đã tăng lên 7,6 lần vào năm 2008). Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân còn có khâu, có lúc chưa tốt.

Giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn còn hạn chế.Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (mới đạt 28% vào năm 2010). Tỷ lệ hộ cận nghèo ở một số huyện còn cao. Quản lý Nhà nước ở nhiều khu, nhiều điểm văn hóa chưa chặt chẽ. Việc xây dựng nếp sống văn minh ở các khu du lịch, khu di tích văn hóa tuy có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Vệ sinh môi trường nhất là ở nông thôn và các khu, điểm du lịch còn nhiều hạn chế. Thiết chế văn hóa ở cơ sở còn nhiều bất cập.

c. Về công tác nội chính

An ninh nông thôn, đô thị còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, tệ nạn ma túy vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn còn xảy ra nhiều.

Việc nắm bắt, phản ánh tình hình khiếu nại, tố cáo có việc chưa chủ động, chưa kịp thời. Một số vụ việc giải quyết chưa đúng trình tự, thủ tục, quy định của pháp luật, chủ yếu là cấp cơ sở. Việc triển khai thực hiện một số kết luận, quyết định sau thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo còn chậm, do đó có vụ việc diễn biến phức tạp, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

d. Về công tác xây dựng hệ thống chính trị

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng hoạt động của một số tổ chức cơ sở đảng chưa chuyển biến kịp so với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới, chất lượng thấp, tính chiến đấu chưa cao, nền nếp sinh hoạt Đảng ở một số cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp

chưa nghiêm. Một số cấp ủy Đảng chưa thực sự coi trọng công tác giáo dục chính trị, công tác tư tưởng và công tác dân vận. Việc rèn luyện đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức.

Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của một số cấp ủy chưa cụ thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc; công tác tuyên truyền có lúc, có nơi còn đơn điệu, thiếu sức thuyết phục.

Một số cán bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở còn vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, có tư tưởng hữu khuynh, né tránh, chưa gương mẫu thực hiện chế độ chính sách, chưa tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, năng lực chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài. Một số cơ quan, đơn vị còn có biểu hiện mất đoàn kết.

Cải cách hành chính chưa được tập trung chỉ đạo thường xuyên, còn một bộ phận cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu dân. Hoạt động đoàn thể ở một số nơi còn biểu hiện hành chính, hình thức; việc nắm bắt diễn biến tâm tư, nguyện vọng quần chúng còn yếu. Một số cơ quan, đơn vị và cá nhân chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng chống, chống tham nhũng, lãng phí; việc phát hiện tham nhũng ngay tại cơ sở còn hạn chế.

Tóm lại, sau gần 20 năm tái lập tỉnh, kinh tế Ninh Bình đã thoát khỏi tình trạng yếu kém, đạt được sự phát triển liên tục với tốc độ nhanh. Bộ mặt kinh tế - xó hội, nhất là khu vực nụng thụn thay đổi, tiến bộ rừ nột, đời sống nhõn dõn không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần, quốc phòng, an ninh tiếp tục được củng cố…Những thành tích đó đã khẳng định sự phát triển đúng định hướng và phù hợp với thực tiễn. Những thành tựu mà Ninh Bình đạt được đã và

đang góp phần cùng cả nước thực hiện thành công công cuộc đổi mới và vững bước trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là tiền đề cơ bản, tạo đà thuận lợi cho sự phát triển của địa phương năm tới và nhwnhx năm tiếp theo.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w