Quan điểm phát triển và những mục tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 25 - 28)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG

2. Quan điểm phát triển và những mục tiêu chủ yếu

a. Quan điểm phát triển chủ yếu của tỉnh giai đoạn 2010 - 2015, định hướng đến năm 2020.

1 Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX

- Ưu tiên tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Tập trung sức khai thác các lợi thế của tỉnh nhất là vị trí địa lý, tài nguyên đá vôi, dịch vụ cảng và tiềm năng du lịch, đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hiệu quả cao nhằm giảm dần độ chênh lệch về GDP bình quân đầu người so với bình quân chung của cả nước, tiến tới đạt và vượt mức bình quân chung của cả nước vào năm 2020.

- Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo động lực giải phóng và

phát huy mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển. Coi trọng và tạo mọi điều kiện cho khu vực kinh tế dân doanh, bao gồm: hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế hộ phát triển thuận lợi.

- Kết hợp quá trình đẩy mạnh đô thị hóa với phát triển các vùng nông thôn;

kết hợp đẩy mạnh phát triển vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi của tỉnh.

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển xã hội, với quốc phòng an ninh nhằm tạo ra sự ổn định vững chắc cho quá trình tăng trưởng, trong đó nhân tố con người cần được đặc biệt coi trọng.

b. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu.

* Các mục tiêu đến năm 2020.

- Phấn đấu GDP/người đạt khoảng 60 triệu đồng/người, gấp hơn 20 lần so với năm 2000, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân năm (giai đoạn 2011- 2020) đạt 13% trở lên

- Cơ cấu kinh tế năm 2020 (%/GDP):

+ Công nghiệp – xây dựng: 45%

+ Dịch vụ: 48%

+ Nông, lâm nghiệp, thủy sản: 7%.

Để đảm bảo cho các mục tiêu phát triển trên đây, cần xác định các khâu đột phá và trọng điểm đầu tư trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh tạo ra những

sản phẩm và dịch vụ đặc thù của Ninh Bình, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường cao cho cả trước mắt và lâu dài.

* Các mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2010-2015.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm: 14%

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất hàng năm (giá cố định 1994): 15%

Trong đó: + Công nghiệp – xây dựng: 15%

+ Dịch vụ: 19%

+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 2,5%

- Cơ cấu kinh tế năm 2015 (theo GDP, giá hiện hành) Trong đó: + Công nghiệp – xây dựng: 48%

+ Dịch vụ: 42%

+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: 10%.

- GDP bình quân đầu người năm 2015 (gá hiện hành): 50 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân : 15.000 tỷ đồng/năm.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đến năm 2015: 4.200 tỷ đồng.

- Sản lượng lương thực có hạt bình quân: 48 vạn tấn/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015: 300 triệu USD.

- Khách du lịch đến năm 2015: 6 triệu lượt (1 triệu lượt khách quốc tế); số khách lưu trú đạt 1 triệu lượt (0,35 triệu lượt khách quốc tế).

- Đến năm 2015: 70% số trường mầm non, 70% số trường trung học cơ sở;

40% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

- Phấn đấu năm 2015: đạt 8,9 bác sỹ/vạn dân; mức giảm tỷ lệ sinh hàng năm còn 0,2%o; mức giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng bình quân hàng năm 0,6%.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề đến năm 2015: 40%.

- Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 (theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2011- 2015) còn khoảng 7 % .

- Tỷ lệ dân số thành thị được cung cấp nước sạch đạt 98%; tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 90% (năm 2015).

- Tỷ lệ các xã được công nhận nông thôn mới năm 2015: 20% trở lên.

- Tỷ lệ diện tích đất có rừng che phủ năm 2015: 20%.

- 85% tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, chính quyền đoàn thể cơ sở vững mạnh. Bình quân mỗi năm kết nạp 2.500 đảng viên (trong đó đảng viên là người có đạo 60 người).

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w