Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 28 - 41)

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG

3. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu nêu trên, cùng với sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh phải đồng thời triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. Trong đó, những nhiệm vụ và

giải pháp chủ yếu là:

a. Về Kinh tế

* Nhiệm vụ tổng quát:

Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, huy động mọi nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới.

* Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, quản lý khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có; đầu tư xây dựng thêm các khu công nghiệp mới; nâng cao quy mô chất lượng thu hút đầu tư; khuyến khích các dự án có công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm mới có giá trị cao nhằm duy trì tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp.

- Tập trung phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm đã có như xi măng, thép..., đồng thời phát triển thêm một số sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch, tiên tiến như sản xuất, lắp ráp ôtô, dệt may, lắp ráp điện tử (tivi,

tủ lạnh, hàng dân dụng), bia, cơ khí (lắp ráp máy nông nghiệp, luyện kim, luyện thép, thép đúc).

- Nghiên cứu quy hoạch phát triển thêm khu, cụm công nghiệp ở huyện Kim Sơn để thu hút những dự án lớn nhằm khai thác những điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển; khả năng sử dụng đất, thuận tiện về giao thông thuỷ, bộ; tiện lợi trong việc xử lý ô nhiễm, chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông vận tải thủy, nhất là nạo vét cửa Đáy để tàu 3.000 tấn ra vào cảng Ninh Phúc.

- Ban hành chính sách ưu tiên phát triển các làng nghề truyền thống, nhất là

những làng nghề gắn với vùng du lịch. Trước mắt, tập trung cho những làng nghề có những sản phẩm truyền thống, sản phẩm xuất khẩu như thêu ren, chế tác đá mỹ nghệ, đồ gỗ mỹ nghệ, cói, trong đó chú trọng chất lượng sản phẩm thêu ren nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, khuyến khích sáng tạo, sản xuất hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch mang bản chất Ninh Bình.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới.

- Về nông nghiệp:

+ Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội- môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất, bố trí hợp lý cơ cấu mùa vụ, diện tích gieo trồng, đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, nhất là

vùng kinh tế biển Kim Sơn và vùng kinh tế đồi rừng Nho Quan. Giữ ổn định diện tích trồng lúa (từ 75-80 ngàn ha/năm). Hàng năm mở rộng diện tích lúa chất lượng cao, đạt 40% diện tích gieo trồng vào năm 2015. Duy trì diện tích vụ đông từ 20.000 ha trở lên; bổ sung sửa đổi chính sách tiếp tục triển khai thực hiện đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại, tăng giá trị sản phẩm và tỷ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ khâu quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo đến khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường cho du lịch sinh thái.

+ Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển, nhân rộng các điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, phấn đấu nhiều hộ nông dân đạt 200 triệu đồng/ha/năm.

- Về cơ sở hạ tầng nông thôn:

+ Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa truyền thống.

+ Xây dựng chương trình nhà ở nông thôn theo đúng quy hoạch, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát; nâng cao tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn..

+ Củng cố, hoàn thiện các hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; kiên cố hóa các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 và hồ, đập chứa nước.

Hoàn thiện hệ thống đê biển theo chương trình quốc gia; đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ ven biển chắn sóng, lấn biển bảo vệ sản xuất và đời sống nhân dân, phòng chống nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

+ Xây dựng các công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung.

+ Đẩy nhanh việc nhựa hóa, bê tông hóa đường trục xã, liên xã; cứng hóa đường trục thôn, xóm, đường trục chính nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản và đi lại của nhân dân.

+ Cải tạo, nâng cấp hạ tầng điện nông thôn; xây dựng và đổi mới phương thức quản lý, kinh doanh điện hiệu quả và phù hợp với thực trạng nông thôn.

+ Xây dựng hệ thống thu gom rác thải và xử lý chất thải rắn ở nông thôn theo quy định; xây dựng hệ thống tiêu thoát nước thải đạt chuẩn, quy hoạch nghĩa trang, các cơ sở sản xuất – kinh doanh đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Về xây dựng văn hóa và con người nông thôn mới:

+ Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường học; coi trọng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông.

+ Nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Xây dựng, nâng cấp trạm xá, đầu tư, trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.

+ Xây dựng và thực hiện nếp sống văn hoá nông thôn mới. Nâng cao mức sống về vật chất và mức hưởng thụ về tinh thần, tham gia hoạt động văn hóa của nhân dân ở nông thôn, xây dựng sân thể thao phổ thông, các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi ở các thôn, xóm và khu dân cư. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, thư viện, tủ sách pháp luật ở xã, thôn, xóm, nhà văn hóa thôn xóm, hoạt động bưu điện văn hóa xã, phát triển các trung tâm thông tin qua hoạt động internet. Xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, khuyến khích các hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bổ sung, sửa đổi, ban hành mới quy ước, hương ước nhằm phát huy các hình thức tự quản trong cộng đồng dân cư.

+ Quan tâm phát triển, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động đối với lao động nông thôn; gắn đào tạo nghề với phát triển làng nghề truyền thống, sản xuất những sản phẩm mới với nguyên liệu từ nông nghiệp, phát triển du lịch và du lịch góp phần tăng thu nhập; đảm bảo không còn hộ tái đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn.

- Giữ vững an ninh trật tự xã hội nông thôn. Xây dựng và phát huy hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; chú trọng an ninh trật tự ở vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn.

- Xây dựng hệ thống chính trị - xã hội nông thôn vững mạnh, đặc biệt chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã.

Thứ ba, phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ du lịch.

- Về du lịch:

+ Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch chi tiết, việc đầu tư xây dựng từng khu du lịch, từng điểm du lịch, đảm bảo hài hoà giữa phát triển du lịch với văn hoá, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

+ Nâng cao hiệu quả công tác quảng bá và xúc tiến du lịch, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động làm việc trong ngành du lịch theo hướng chuyên nghiệp.

- Các lĩnh vực dịch vụ khác:

+ Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, giữ vững thị trường truyền thống, tích cực, chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường mới; phát triển các mặt hàng xuất khẩu truyền thống; tìm kiếm thị trường xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm mới như: hải sản chế biến, vật liệu xây dựng, ô tô.

+ Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các dịch vụ vận tải hành khách, tài chính, ngân hàng. Hỗ trợ dịch vụ hành chính công cho các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng, tài chính; tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh thuận lợi; xây dựng biện pháp huy động có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân để phục vụ đầu tư phát triển.

+ Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng nhân lực, đổi mới phong cách phục vụ, xây dựng mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của xã hội.

Thứ tư, tăng thu ngân sách một cách vững chắc.

+ Xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất kinh doanh, đôn đốc động viên các doanh nghiệp tích cực sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; hướng dẫn cho các doanh nghiệp kê khai miễn giảm, hoàn thuế; có chính sách tích cực đẩy mạnh thu nộp thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn.

+ Khai thác triệt để các nguồn thu, tăng thu ngân sách để tăng chi đầu tư phát triển. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, tạo nguồn thu lâu dài, bền vững.

+ Chỉ đạo chặt chẽ việc đấu giá giá trị quyền sử dụng đất nhằm tăng vốn để đầu tư hạ tầng, đảm bảo yêu cầu phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị và nông thôn mới.

b. Về văn hóa – xã hội:

* Nhiệm vụ tổng quát:

Phát triển văn hóa – xã hội đồng bộ với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm hướng tới phát triển bền vững ở cả đô thị và nông thôn;

phát triển mạnh mẽ, toàn diện giáo dục – đào tạo; nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục – thể thao; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

* Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

- Về giáo dục và đào tạo:

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên, đa dạng hóa các loại hình trường, lớp đào tạo; phát triển một số loại hình trường chất lượng cao, đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

+ Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảng dạy và học tập.

+ Củng cố vững chắc phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng cường đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.

+ Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ cán bộ khoa học, doanh nhân và lao động lành nghề.

- Về khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường:

+ Đẩy mạnh các hoạt động khoa học – công nghệ với phương châm thiết thực và hiệu quả, tăng cường tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống, sử dụng công nghệ cao trong một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế.

+ Nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản, thu thập, xử lý, lưu trữ và

khai thác thông tin.

+ Thực hiện phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ, quản lý và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

- Về y tế, dân số, gia đình và trẻ em:

+ Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 46-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh, khống chế và dập tắt kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm và truyền nhiễm. Quản lý, kiểm tra chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý tốt thị trường thuốc để đủ thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Nâng cao y đức người thày thuốc, kiện toàn tổ chức bộ máy, có chính sách thu hút, đào tạo tăng cường đội ngũ bác sỹ, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị đã đầu tư cho các bệnh viện tỉnh, huyện.

+ Tăng cường công tác y tế cơ sở, nâng cấp cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

+ Tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 47-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về dân số - kế hoạch hóa gia đình. Coi trọng việc xây dựng gia đình bền vững.

- Về văn hóa thông tin, báo chí, phát thanh – truyền hình, thể dục - thể thao:

+ Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng với phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Chấp hành nghiêm túc Chỉ thị của Bộ chính trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nếp sống văn hóa trong kinh doanh, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, hoạt động mê tín dị đoan, văn hóa phẩm độc hại. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quản

lý chặt chẽ các hoạt động xuất bản, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của địa phương.

+ Nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí và báo Ninh Bình điện tử; tăng thời lượng thông tin thời sự trực tiếp trên sóng phát thanh, nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình. Duy trì và nâng cao chất lượng mạng lưới phát thanh cơ sở, quan tâm đào tạo đội ngũ phóng viên, cán bộ truyền thanh cơ sở nhằm đảm bảo cập nhật cung cấp thông tin phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đáp ứng nhu cầu thông tin của đông đảo các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

+ Tiếp tục đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao trong nhân dân, chú trọng thể thao thành tích cao. Tập trung đầu tư cho các môn thể thao Ninh Bình có thế mạnh như: điền kinh, cờ vua, bóng chuyền. Quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao đã đầu tư.

- Giải quyết việc làm, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, chống tái nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.

+ Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề, nhất là cho nông dân vùng giải phóng mặt bằng làm khu công nghiệp, cụm công nghiệp; duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, khuyến khích các đơn vị kinh tế tham gia dạy nghề.

+ Tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ công tác giảm nghèo, chống tái nghèo; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng.

+ Tiếp tục thực hiện tốt chính sách đối với người có công, gia đình chính sách và các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đảm bảo các gia đình chính sách ở địa phương có mức sống từ trung bình trở lên.

c. Về quốc phòng – an ninh.

* Nhiệm vụ tổng quát:

Tăng cường quốc phòng địa phương, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ

giữa nhiệm vụ quốc phòng – an ninh với phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về an ninh chính trị nội bộ; tiếp tục giữ vững an

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG BÀI 3 (Trang 28 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w