Biểu 2.7 Biểu đồ so sánh doanh thu qua các năm
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa ở công ty
2.5.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua bằng hoạt động nhập khẩu, Công ty TNHH tái chế Dũng Uyên đã góp phần không nhỏ vào cung cấp lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, trải qua nhiều khó khăn, Công ty đã dần đi vào ổn định và tự khẳng định mình. Công ty đã tập trung mọi nỗ lực để nhập khẩu hàng ngàn tấn nguyên liệu với nhiều chủng loại khác nhau và bàn giao được đầy đủ, kịp thời, an toàn cũng như vận chuyển hàng hoá tới tận cơ sở, nhà máy sản xuất khi được yêu cầu. Bên cạnh đó, Công ty cũng không ngừng mở rộng phát triển phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cua nhân dân.
Huy động vốn : Công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng, tạo được chữ tín trong quan hệ tín dụng như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội.
Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường : là một doanh nghiệp nhỏ nên rất dễ dàng thay đổi cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các mặt hàng xuất nhập khẩu đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của thị trường. Đảm bảo uy tín, tín nhiệm của các đối tác cũng là một ưu điểm của công ty mà không phải bất cứ công ty nào cũng có được.
Bộ máy tổ chức : Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, cơ động, có sự phân phối hợp đồng thống nhất giữa các phòng ban, có sự quy định về chủng loại hàng hoá xuất nhập khẩu đối với từng phòng ban.
Đóng góp cho ngân sách Nhà nước : Công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đóng góp ngân sách với Nhà nước năm sau luôn cao hơn năm trước và đảm
bảo thu nhập bình quân ổn định cho cán bộ công nhân viên. Năm 2010, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên là 6..800.000 người/ tháng, đây là con số phản ánh chất lượng cuộc sống của nhân viên công ty là tương đối cao.
Huy động vốn : Khả năng huy động vốn của Công ty là tương đối nhanh và ổn định. Ngoài Ngân hàng SHB là nơi Công ty vay vốn chính, Công ty còn vay vốn của một số tổ chức, cá nhân khác có uy tín lớn.
2.5.2. Những hạn chế và khó khăn
2.5.2.1. Thiếu vốn trong hoạt động nhập khẩu
Để tiến hành kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một khối lượng nhất định về vốn. Nói cách khác, vốn là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhưng việc huy động vốn ngắn hạn chỉ nằm trong sách lược ngắn hạn của công ty còn về lâu dài thì để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty được liên tục phát triển thì cần phải có chiến lược nhằm tăng cường nguồn vốn dài hạn tài trợ cho nguồn vốn lưu động của công ty. Hơn nữa mỗi hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu thường xuyên có giá trị lớn và được tính bằng ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD) vì thế khi thiếu vốn công ty đã phải vay đồng VNĐ để mua ngoại tệ thanh toán nên lại phải chịu thêm khoản trượt giá do biến động tỷ giá hối đoái. Nguồn vốn của công ty đã hạn hẹp lại còn bị khách hàng chiếm dụng, nhiều khi công ty gặp phải tình trạng nợ khó đòi ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
2.5.2.2. Sự cạnh tranh của các đối thủ trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất
Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhận thức được điều đó Công ty đã có những chính sách để thích ứng với sự cạch tranh ngày càng gay gắt trong việc cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. Xuất phát điểm là phục vụ và đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước Công ty đã phân
tích và nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ trên thị trường cũng như tiềm năng và triển vọng của thị trường thép phế liêu, nhựa và các phi kim loại khác.
Thấy được tầm quan trọng của nguyên liệu đối với việc phát triển sản xuất sản phẩm thép và nhựa trong nước Công ty đã không ngừng hoàn thiện mình để ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tính chất khắc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhập khẩu nguyên liệu của Công ty. Trước hết đó là quy mô rộng lớn của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu nguyên liệu. Các doanh nghiệp này có số vốn rất lớn.Hàng năm số nguyên liệu do các đơn vị này nhập khẩu chiếm 80%-90% tổng lượng nhập khẩu.
Ngoài ra thị trường trong nước của công ty đang ngày càng bị thu hẹp do một số khách hàng của công ty đã đựợc cấp phép xuất nhập khẩu trực tiếp do đó công ty bị mất đi một số khách hàng lớn làm cho doanh thu uỷ thác nhập khẩu giảm đáng kể. Trên thị trường lúc này có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại thuần tuý và họ có ưu thế về vốn, quy mô lớn vì vậy trị giá hợp đồng nhập khẩu của họ thường lớn cho nên họ tương đối chủ động trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Nhưng trong ngắn hạn thì nguồn nguyên liệu nội địa cũng vẫn chưa đáp ứng đủ cầu trong nước và lại đang trong thời kỳ khấu hao cho nên giá cả nguyên liệu trong nước cao hơn giá thị trường quốc tế.
Một khó khăn nữa là hoạt động kinh doanh nguyên liệu của Công ty phụ thuộc 100% vào thị trường nước ngoài. Việc phụ thuộc như vậy làm cho độ rủi ro rất lớn bởi vì bất kỳ một biến đổi nhỏ về chính trị, luật pháp cũng như chính sách thương mại của các nước sẽ ảnh hưởng đến giá và lượng nhập khẩu của Công ty. Nhiều khi Công ty không có đủ thông tin để dự doán xu thế biến động của thị trường nước nhập khẩu và kết quả các đơn hàng nhập khẩu trở nên khó khăn, giá cả tăng vọt hoặc giảm rất nhanh làm cho hoạt động kinh doanh bị thua lỗ do người mua không chấp nhận giá cao.
Cạnh tranh trong kinh doanh nhập khẩu là tất yếu. Vấn đề là Công ty phải tìm hiểu kỹ động thái của khách hàng, của đối thủ cạnh tranh để từ đó đề ra được các giải pháp và biện pháp cạnh tranh có hiệu quả nhất.
2.5.2.3. Một số khó khăn hạn chế khác
Một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động nhập khẩu như thời gian giao hàng giữa người xuất khẩu và Công ty không khớp, dẫn đến sự lãng phí trong chi phí lưu kho, lưu bãi, một số hạn chế trong khâu thanh toán. Những hạn chế này đều dẫn đến sự lãng phí, tăng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp, đồng thời cũng làm cho hoạt động kinh doanh của công ty thiếu đồng bộ, do thiếu hàng hóa.
Thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp nằm rải rác trên khắp các tỉnh thành toàn quốc, trong khi doanh nghiệp chỉ có chi nhánh Công ty được đặt tại Nha Trang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh nên gặp khó khăn trong việc quản lý. Bên cạnh đó, các hoạt động chăm sóc khách hàng đều do các nhân viên tại Công ty hoặc chi nhánh trực tiếp đảm nhiệm nên chi phí kinh doanh tại các tỉnh, thành này đều khá cao do phải chịu chi phí đi lại, công tác phí.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH NHẬP KHẨU