PHƯƠNG ÁN VẬN CHUYỂN ĐỔ ĐẦM BÊ TÔNG TỪNG BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH, CÁCH THỨC BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG, TRÌNH TỰ THÁO DỠ CỐP PHA

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN KỸ THUẬT: THI CÔNG THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG (Trang 40 - 45)

1. Lựa chọn phương án thi công bê tông:

- Hiện nay đối với công trình nhà cao tầng có 2 loại bê tông thường được sử dụng rộng rãi sau:

 Chế trộn tại chỗ

 Bê tông thương phẩm

- Việc chế trộn tại chỗ cho những công ty có đủ phương tiện tự thành lập nơi chứa trộn bê tông. Loại này nhằm vào các công ty xây dựng quốc doanh đã có tên tuổi. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm về quản ký chất lượng, tốn kém máy móc thiết bị. Nếu nuốn quản lý chất lượng tốt, đơn vị sử dụng bê tông phải đầu tư hệ thống bảo đảm chất lượng tốt, đầu tư khá vào khâu thí nghiệm, và có đội ngũ thí nghiệm tương xứng. Ở đây, khu vực thi công rất thuận tiện cho việc sử dụng bê tông thương phẩm, dễ quản lý chất lượng.

- Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt. Bê tông thương phẩm có nhiều yêu điểm trong quản lý chất lượng và thi công thuận lợi. Bê tông thương phẩm kết hợp với máu bơm bê tông là 1 tổ hợp hiệu quả.

- Vì vậy, để đảm bảo thi công nhanh cũng như chất lượng kết cấu, chọn phương án thi công bằng bê tông thương phẩm là hợp lý hơn cả. Bê tông lót thì đổ bằng thủ công.

2. Phương án vận chuyển bê tông:

- Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bê tông cần đảm bảo:

 Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để bê tông bị phân tầng, bị chảy nước ximăng và bị mất nước do nắng gió.

 Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông.

a. Vận chuyển bê tông cột, vách cứng:

- Bê tông được bơm lên từ máy bơm bê tông theo đường ống dẫn tới vị trí cột, vách cứng và được nối với ống vòi voi dẫn vào vị trí cột.

- Khi bê tông bơm lên nếu chưa đủ thì ta tiến hành đổ bằng thủ công dung xô đổ trực tiếp vào cột, vách cứng đến khi đủ cao độ cần đổ.

b. Vận chuyển bê tông dầm sàn:

- Để thi công bê tông dầm sàn ta mua bê tông tươi tại nhà máy và vận chuyển bê tông bằng xe ô tô vận chuyển sau đó đổ sang xe bơm bê tông để cho xe bơm bê tông bơm lên vị trí cần thi công.

- Nếu trong quá trình đổ bê tông dầm sàn còn thiếu chưa đủ chiều dày có thể vận chuyển bê tông lên bằng cách dung máy cần trục tháp vận chuyển từng thùng bê tông tươi lên hoặc dùng máy vận thăng.

3. Phương án đổ bê tông:

a. Đổ bê tông cột, vách cứng:

- Cột, vách cứng có chiều cao nhỏ hơn 5m, nên tổ chức đổ liên tục.

- Trước khi đổ bê tông cột phải xử lý chân cột bằng vữa xi măng mác cao, sau đó tiến hành đổ bê tông.

- Để tránh phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không được vượt quá 1,5m.

- Đổ bê tông cột cao 40cm phải tiến hành đầm bê tông sau đó đổ tiếp - Hướng đổ bê tông từ trục (1-7),(A-E).

- Sử dụng thùng chứa có ống vòi voi cao su và cơ cấu điều chỉnh cửa xả bê tông.

- Tường hoặc lừi thang cú mặt bằng chạy dài hoặc khộp kớn trước khi đổ bờ tông phải mắc đủ sàn công tác cho một đợt đổ bê tông để nâng cao năng suất đổ bê tông.

- Tường có chiều dày nhỏ hơn 40cm nên đổ liên tục trong từng đoạn có chiều cao 0,5m. Đổ bê tông phải để vữa bê tông rơi vào giữa hai mặt cốp pha tránh để đá văng ra hai bên.

b. Đổ bê tông dầm sàn:

- Các dầm trong công trình đều có chiều cao không quá 80cm nên ta tiến hành đổ bê tông dầm đồng thời với bản sàn.

- Đổ bê tông sàn chỉ đổ thành 1 lớp, để tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra, ta cần đổ theo hướng giật lùi, không đổ theo hướng tiến lớp này chồng lên lớp kia.

- Đổ bê tông trong dầm trước rồi mới đổ bê tông sàn.

- Dầm có chiều cao 600-700 nên cần phải đổ bê tông thành 2 lớp, tiến hành đầm lớp 1 sau đó đổ lớp 2 và đầm tiếp, chiều cao mỗi lớp 250-350.

- Khi đúc bê tông sàn, để đảm bảo độ dày sàn đông đều, ta đóng sơ những móc cữ vào cốp pha sàn, mép trên cọc mốc trùng với cao trình sàn. Khi đúc bê tông xong thì rút cọc mốc lên và lấp vữa lỗ hở đồng thời là mặt sàn.

- Để đảm bảo sự liên kết giữa các lớp bê tông, phải đổ sao cho lớp trên chồng lên lớp dưới trước khi lớp dưới bắt đầu đông kết. Muốn đảm bảo yêu cầu đó ta phải khống chế diện tích ô sàn theo khả năng thi công.

* Xử lý mạch ngừng trong thi công bê tông:

• Thi công bê tông toàn khối tốt nhất là đổ bê tông lien tục tạo thành khối đồng nhất, tăng khả năng chịu lực của kết cấu. Nhưng do các lý do kỹ thuật như dừng lại để lắp ván khuôn cốt thép, dừng lại do mất điện, do thời tiết… hoặc do khối lượng bê tông cho công trình quá lớn không thể đổ bê tông lien tục được, bắt buộc chúng ta phải phân chia kết cấu thành nhiều đoạn để đổ.

• Về nguyên tắc chúng ta bố trí mạch ngừng tại các vị trí có giá trị nội lực bằng 0 hoặc đồng thời nhỏ nhất, để xác định chính xác ta phải dựa vào các biểu đồ nội lực của kết cấu, đồng thời cũng dựa vào điều kiện thi công cụ thể để xác định vị trí mạch ngừng hợp lý.

• Đối với cột: vị trí mạch ngừng bố trí tại dưới chân dầm và trên mặt sàn.

• Đối với dầm: Vị trí mạch ngừng bố trí cách đáy sàn 3-5cm.

• Đối với sàn: Vị trí mạch ngừng song song với dầm chính và vuông góc với dầm phụ tại 1/3 nhịp.

4. Phương án đầm bê tông:

Mục đích của việc đầm bê tông là làm cho bê tông đặc chắc, đồng nhất tạo điều kiện cho bê tông bám chắc vào cốt thép. Bản chất của dầm là truyền rung động của đầm vào các hạt nước trong bê tông để xếp chúng sắp xếp chặt chẽ lại với nhau tạo thành một khối đặc chắc, đảm bảo đủ khả năng chịu lực theo yêu cầu thiết kế.

a. Đầm dầm:

- Tại những chỗ liên kết dầm với cột, dầm chính và dầm phụ, dầm dọc thì quả dầm không thể vào được do thép đan chéo vào nhau, thì ở đó có thể dung xà beng hoặc dựng bỳa gừ nhẹ vào thành dầm, hoặc dựng que sắt để xọc.

- Đầm dầm chính gồm 3 lớp thì lớp sau phải cắm sâu vào lớp trước 5-10cm - Chiều dày lớp bê tông phải <3/4 chiều dày chày đầm

- Đầm luôn luôn được đặt vuông góc với bề mặt lớp bê tông

- Thời gian để chày đầm một chỗ từ 15-30(s) để tránh bê tông bị phân tầng - Cho máy chạy trước khi hạ đầm vào bê tông và rút đầm ra khỏi bê tông

mới được tắt máy để tránh để lại lỗ trên bê tông.

- Khoảng cách di chuyển đầm <1,5 bán kính hiệu dụng của đầm.

b. Đầm bê tông sàn:

- Dùng đầm bàn để đầm mặt sàn khi bê tông đã đủ đổ ta tiến hành đầm chặt

- Cho đầm đi với vận tốc chậm =0,1m/s.

- Hai vệt đầm chồng lên nhau từ 3-5cm.

- Sau khi đầm từ 60-90 phút tuỳ theo thời tiết khi đầm ta có thể đầm lại lần hai cho bê tông đặc chắc hơn

<1,5R

VỆT ĐẦM SAU

1/3 VEÄT CHOÀNG LEÂN NHAU VỆT ĐẦM TRƯỚC

ĐẦM DÙI

SƠ ĐỒ DI CHUYỂN SƠ ĐỒ DI CHUYỂN ĐẦM BÀN 5. Cách thức bảo dưỡng bê tông:

- Bản chất của việc bảo dưỡng bê tông: quá trình đông cứng của bê tông được thực hiện chủ yếu bởi tác dụng thuỷ hoá của xi măng. Tác dụng thuỷ hoá thực hiện được phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm thích hợp. Vì vậy phải bảo dưỡng bê tông tạo điều kiện thích hợp cho các phản ứng thuỷ hoá học xi măng được thực hiện hoàn toàn để phát huy hết tính năng của bê tông.

- Bảo dưỡng ẩm: Giữ cho bê tông có độ ẩm cần thiết để ninh kết và đóng rắn như tưới nước, bọc kết cấu bằng bao tải, rơm rạ… tránh ánh nắng trực tiếp.

- Sau khoảng 1 ngày có thể xây be bờ và bơm nước thành 1 lớp mỏng từ 3- 5cm

- Sau khi đổ bê tông 12 ngày, thì tiến hành bảo dưỡng bằng cách tưới nứoc hằng ngày. Thời gian bảo dưỡng liên tục trong 7 ngày. Tuyệt đối không để bê tông bị trắng mặt.

- Bê tông dầm sau 2 ngày có thể tháo cốp pha thành, sau 10-12 ngày có thể tháo cốp pha đáy

- Trong thời gian bảo dưỡng, tránh các tác động cơ học nhưu rung động, lực xung kích và các động lực có khả năng gây nguy hại khác.

6. Trình tự tháo coffa:

Tháo dỡ coffa có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng đến việc tiết kiệm coffa và đến chất lượng bê tông. Vì vậy phương án, thời gian và kỹ thuật tháo dỡ coffa cần phải được tính toán kỹ càng và thận trọng.

a. Các nguyên tắc khi tháo dỡ coffa:

- Cấu kiện lắp sau thì tháo trước, lắp trước thì tháo sau.

- Tháo dỡ các kết cấu không hoặc chịu lực ít trước, sau đó mới tháo các kết cấu chịu lực.

- Tháo cốp pha đà giáo theo một trình tự sao cho phần còn lại vẫn đảm bảo ổn định.

- Tháo cốp pha phải chú ý đến việc sử dụng lại cốp pha.

b. Các quy định về tháo dỡ coffa cây chống:

- Khi tháo dỡ cốp pha, cần tránh không gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến két cấu bê tông.

- Cốp pha dà giáo chỉ được dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu được trọng lượng bản thân và tải trọngt ác động khác trong quá trình thi công.

- Cốp pha và dàn giáo sau khi tháo được vận chuyển về nơi quy định. tránh để bừa nãi gây nguy hiểm, lãng phí.

- Khi tháo dỡ coffa ở nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau:

 Giữ lại toàn bộ đà giáo, cột chống ở dưới tầng sàn sắp đổ be tông.

 Tháo dỡ từng bộ phận cột chống của tấm sàn phía dưới giữa và giữ lại cột chống <3m

 Việc chất tải lên kết cấu đã tháo coffa chỉ được thực hiện khi bê tông đã đạt được mác thiết kế.

- Thời gian chờ tháo cốp pha: Theo TCVN 4453-1995, thời gian chờ tháo cốp pha được lấy như sau:

 Đối với dầm có nhịp nhỏ hơn 7m: phải đạt 70%R28

 Đối với dầm có nhịp lớn hơn 8m: phải đạt 90%R28

 Bê tông mác 300 có Rn = 130kG/cm2

 Tương ứng 70%R28 là 10 ngày 90%R28 là 23 ngày c. Trình tự tháo dỡ coffa :

Khi tháo dỡ coffa cần phải chuẩn bị dụng cụ như búa, xà beng, tháo tới đâu được vệ sinh và xếp gọn gàng đến đó.

c1. Tháo dỡ coffa cho kết cấu thẳng đứng (cột, vách cứng) :

- Khi bê tông đông cứng coffa thành thường không chịu lực. Vì vậy việc tháo dỡ coffa thường được thực hiện khi bê tông đạt cường độ khoảng 25(kg/cm3) tức là từ 1-3 ngày tuỳ theo mác bê tông, lượng xi măng, nhiệt độ môi trường.

- Trước tiên ta tháo các cây chống xiên, các thanh giằng ngang, giằng chéo rồi tháo các hệ thống gông sườn, bu lông giằng, tháo các tấm góc, tháo coffa thành.

- Đối với cột, thời gian chờ tháo cốp pha có thể lấy theo kinh nghiệm là 2 ngày

- Thực tế thi công thường đổ bê tông cột khi sàn chưa tháo cốp pha, do đó để đổ bê tông cột thì sàn phải đạt 50% cường độ khoảng 5 ngày.

c2. Tháo dỡ coffa cho kết cấu nằm ngang (dầm, sàn):

- Đầu tiên tháo coffa dầm trước: tháo chống xiên, chống đứng thành dầm, tháo coffa thành, tháo nêm và hạ từng cây chống coffa đáy dầm xuống theo nguyên tắc tháo các cây chống ở 2 đầu trước đối xứng nhau, cuối cùng là các cây chống giữa.

- Sau đó tháo coffa sàn: trước tiên tháo dần các nêm (hoặc các kích vít) để cho các đà và coffa dụt xuống tách khỏi bề mặt của bê tông, sau đó tháo dần các cây chống và đà ngang ở 1 ô sàn, tháo đà tới đâu thì tháo ván khuôn tới đó.

Bê tông khi tháo xong phải được xử ký ngay những chỗ rỗ, tiến hành thử bê tông có đủ cường độ theo thiết kế hay không trước khi thi công tầng tiếp theo (có thể dung sung bắn bê tông hoặc máy siêu âm).

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN KỸ THUẬT: THI CÔNG THIẾT KẾ THI CÔNG PHẦN KHUNG (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w