An toàn lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thi công công trình là công tác hết sức quan trọng, vì vậy nó cần phải được chú trọng trong khi lập biện pháp cụ thể trước khi tiến hành thi công và cả trong quá trình thi công.
- Lập biện pháp kỹ thuật thi công an toàn
- Phải tiến hành khám sức khoẻ cho công nhân trước khi thi công công trình.
- Tiến hành huấn luyện định kỳ nội quy an toàn lao động (hang năm, hang quý) nội dung được biên soạn theo tài liệu an toàn và bảo hộ lao động của Bộ xây dựng, Bộ lao động thương binh xã hội.
- Trên công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động. Sổ này phải được đóng giáp lai, sổ ghi kiến nghị về công tác an toàn từng ngày trên công trường.
* Những nội quy chung cho công trường:
Công nhân đến công trường phải mặt quần áo bảo hộ lao động, phải đi giày, găng tay, mũ bảo hiểm, khi làm việc trên cao phải có dây an toàn, túi đựng dụng cụ lao động.
Sau mỗi ca làm việc phải vệ sinh phương tiện dụng cụ lao động, bàn giao cho ca sau.
Khi thi công ban đêm phải có đèn đủ chiếu sang đi lại trên công trường.
Xung quanh công trường phải được bao che cẩn thận.
Công trường phải có biển báo khu vực đang thi công tránh người không có nhiệm vụ qua lại trong công trường.
Đề phòng cháy nổ chữa cháy tại láng trại, kho chứa các vật liệu.
Đường dẫn điện, nước trong công trường được thiết kế an toàn trong suốt quá trình thi công.
Đối với cụng tỏc giàn giỏo, cốt pha, cốt thộp phải cú người theo dừi trong suốt quá trình thi công.
* Những công việc phải tiến hành ngay khi xảy ra sự cố:
Cấp cứu người bị nạn.
Có biện pháp bảo vệ hiện trường, ngừng ngay việc thi công ở khu vực xảy ra tai nạn hoặc trên toàn công trường.
Báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp xuống để lập biên bản hiện trường.
1. An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu:
- Dụng cụ để trộn và vận chuyển bê tông phải đầy đủ, không sử dụng hư hỏng, hằng ngày trước khi làm việc phải kiểm tra cẩn thận dụng cụ và dây an toàn.
- Dụng cụ làm bê tông và những trang bị khác không được vứt từ trên cao, phải chuyền theo dây chuyền hoặc từ tay mang xuống. Những viên đã to
không dùng được phải để gọn lại hoặc mang xuống ngay, không được ném xuống.
- Sau khi đổ bê tông xong phải thu xếp dụng cụ gọn gàng, và rửa sạch sẽ, không được vứt bừa bãi hoặc để bê tông khô cứng trong các dụng cụ ấy.
- Bao xi măng không được chồng cao quá 2m, chỉ được chồng 10 cao một, không được dựa vào tường, phải để cách tường từ 0,6m đến 1m để làm đường đi lại.
- Hố vôi đào dưới đất phải có rào ngăn chắc chắn, để tránh người ngã vào, rào cao ít nhất là 1m, có chắn song theo mặt đất, dưới cùng phải có ván ngăn. Hố vôi không được sâu quá 1,2m. và phải có tay vịn cẩn thận. Công nhân đi lấy vôi phải mặc quần, yếm và mang găng ủng. Không được dùng nước lã để rửa mặt khi bị vôi bắn vào mặt, phải dùng dầu để rửa. (y tế phải dự trữ dầu này).
- Xẻng phải để làm sấp hoặc dựng đứng (không để nằm ngửa), cuốc bàn, cuốc chim, cào phải để lưỡi hoặc mũi nhọn cắm xuống dất.
2. An toàn khi sử dụng các loại máy thi công:
- Máy trộn bê tông phải bố trí gần nơi đổ bê tông, gần nơi để cát đá và nơi lấy nước.
- Máy trộn bê tông sau khi đã lắp đặt, cần kiểm tra xem máy đặt có vững chắc không, các bộ phận hãm, ly hợp hoạt động có tốt không, các bộ phận truyền động như bánh răng bánh đai đã được che chắn, động cơ điện đã được nối đất tốt chưa...Tất cả đều tốt mới được vận hành.
- Khi làm việc chung quanh máy trộn bê tông phải ăn mặc gọn gàng, phụ nữ phải đội nón, không để tóc dài lòng thòng, dễ quấn vào máy nguy hiểm.
Tuyệt đối không được đứng ở khu vực thùng vận chuyển vật liệu vào máy.
- Không phải công nhân tuyệt đối không được mở hoặc tắt máy, trừ trường hợp khẩn cấp cần tắt máy ngay.
- Khi đầm bê tông bằng máy đầm rung bằng điện phảo có biện pháp đề phòng điện giật và giảm tác hại do rung động của máy đối với cơ thể thợ điều khiển máy.
- Mọi công nhân điều khiển máy đàm rung đều phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi nhận việc và phải định kì khám sức khoẻ theo chế độ vệ sinh an toàn lao động.
- Để giảm bớt tác hại của hiện tượng đầm rung đối với cơ thể người, máy đầm rung phải dùng loại tay cầm có bộ phận giảm chấn.
- Để tránh bị điện giật, trước khi dùng máy đàm rung bằng điện phải kiểm tra xem điện có rò ra thân máy không. Trước khi sử dụng, thân máy đầm rung phải được nối đất tốt, dây dẫn cáp điện phải dùng dây có ống bọc cao su dày.
- Các máy đàm chấn động sau khi đầm 30-35 phút phải nghỉ 5-7 phút để máy nguội.
- Khi chuyển máy đầm từ chỗ này sang chỗ khác, phải tắt máy. Các đầu dây phải kẹp chặt và các dây dẫn phải cách điện tốt. Điện áp máy không quá 36- 40V.
- Khi máy đang chạy không được dùng tay ấn vào thân máy đầm. Để tránh cho máy không bị nóng quá mức, mỗi đợt chạy 30-35 phút phải nghỉ để làm nguội. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được dội nước vào máy đầm để làm nguội. Đối với máy đàm mặt , khi kéo lê máy trên mặt bê tông phải dùng thanh kéo riêng, không được dùng dây cáp điện vào máy để kéo, vì làm như vậy có thể làm đứt dây điện hoặc làm rò điện gây nguy hiểm.
- Hằng ngày sau khi đầm phải làm sạch vữa bám dính vào các bộ phận của máy đầm và sửa chữa các bộ phận lệch lạc, sai lỏng, không được để máy đầm ngoài trời mưa.
3. An toàn trong lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo:
- Không được sử dụng dàn giáo có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận móc neo , giằng…
- Các cột dàn giáo phải được đặt trên các vật kê ổn định.
- Cấm xếp tải lên dàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã quy định.
- Khi dàn giáo cao hơn 6 m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.
- Khi dàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang. Độ dốc cầu thang <600. - Lỗ hổng sàn công tác ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở
3 phía.
- Thường xuyên kiểm tra các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện hư hỏngcủa dàn giáo để cáo biện pháp sửa chữa kịp thời.
- Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ.
- Không lắp dựng tháo dỡ hoặc làm việc trên giáo khi trời mưa to, giông bão, hoặc gió cấp 5 trở lên.
4. An toàn trong gia công, lắp dựng, tháo dỡ cốp pha:
- Cốp pha dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo, lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.
- Cốp pha ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp, và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp dựng trước.
- Không được để trên cốp pha những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho người không trực tiếp tham gia vào việc bê tông dững trên cốp pha.
- Cấm đặt và chất xếp các tấm cốp pha, các bộ phận cốp pha lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài công trình khi chưa giằng kéo chúng.
- Trước khi đổ bê tông, cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra cốp pha, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào chắn biển báo.
- Chỉ được tháo dỡ cốp pha sau khi bê tông đã đạt cường độ quy định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuậ thi công.
- Khi tháo dỡ cốp pha phải tháo theo trình tự hợp lý, phải có biện pháp đề phòng cốp pha rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo cốp pha phải có rào chắn biển báo.
- Trước khi tháo cốt pha phải dọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đặt trên các bộ phận công trình sắp tháo cốp pha.
- Khi tháo cốp pha phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo ngay cho cán bộ thi công.
- Sau khi tháo cốp pha phải che chắn các lỗ hổng của công trình, không được để cốp pha đã tháo trên sàn công tác, hoặc ném cốp pha từ trên xuống, cốp pha đã tháo phải xếp đặt vào nơi quy định.
- Tháo dỡ cốp pha đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong thiết kế.
5. An toàn trong gia công, lắp dựng cốt thép:
- Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
- Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văn khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.
- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn , nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.
- Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ, và khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
- Khi gia công cốt thép và làm sạch gỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt, phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ thép thừa ở trên cao, công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ, cần tuân theo chặc chẽ các quy định của quy phạm.
- Buộc cốt thép phảo dùng các dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay.
- Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép va chạm vào dây điện.
6. An toàn khi vận chuyển bê tông:
- Các đường vận chuyên bê tông trên cao cho xe thô sơ phải có che chắn cẩn thận.
- Khi vận chuyển bê tông bằng băng tải phải đảm bảo góc nghiên băng tải - <= 200 phải có độ dày ít nhất 10cm.
- Việc làm sạch ống lăn, băng cao su , các bộ phận khác chỉ tiến hành khi máy làm việc.
- Chỉ vận chuyển vữa bê tông bằng băng tải từ dưới lên trên, hết sức hạn chế vận chuyển ngược chiều từ trên xuống.
- Khi băng tỉa chuyển lên hoặc xuống phải có tín hiệu đền boa chuông hoặc kẻng, còi đã quy ước trước.
- Vận chuyển bê tông lên cao bằng thùng đựng bê tông có đáy đòng mở thì thùng đựng phải chắc chắn không rò rỉ, có hệ thống đòn bẩy để đóng mở đáy thùng một cách nhẹ nhàng, an toàn. Khi đưa thùng bê tông đến phễu đổ, không được đưa thùng bê tông qua đầu công nhân đổ bê tông. tốc độ quay nagng và lên cao phải chậm vừa phải sao cho lúc nào dây treo thùng cũng