MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Xây dựng và phát triển thương hiệu AIG Việt Nam (Trang 20 - 23)

PHẦN II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

2. MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

Năm 2008 là năm cả thế giới diễn ra nhiều biến động lớn:

Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Đây là vấn đề xuyên suốt, trọng tâm của kinh tế thế giới năm 2008. Sự đổ vỡ dây chuyền trong ngành tài chính Mỹ ở thời kỳ đỉnh điểm giữa tháng 9/2008 đã lan qua Đại Tây Dương, tới châu Âu, và gây ra những cơn “dư chấn” ở châu Á. Sau nỗi hoảng sợ của cả thế giới là trạng thái đóng băng tín dụng gần như trên phạm vi toàn cầu.

Ba nền kinh tế lớn nhât thế giới đồng loạt suy thoái lần đầu tiên kể từ Đại chiến Thế giới thứ hai, kinh tế toàn cầu giảm tốc mạnh

Cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay đã đẩy đồng loạt cả ba nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Nhật Bản và khu vực sử

dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vào suy thoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo các nền kinh tế phát triển trên thế giới sẽ tăng trưởng âm 0,3%

trong cả năm 2009, trong đó dự kiến tăng trưởng tại Mỹ sẽ là âm 0,7%, tăng trưởng tại Nhật Bản là âm 0,2%, tăng trưởng tại Eurozone là âm 0,5%.

Sự đổ vỡ hàng loạt của các ngân hàng

Là tâm điểm của khủng hoảng, nước Mỹ là nơi diễn ra nhiều vụ đổ vỡ nhất trong ngành tài chính - ngân hàng.Trước hết, phải kể tới sự “biến mất” của mô hình ngân hàng đầu tư độc lập (investment bank) của Phố Wall. Kế đến là hàng loạt vụ giải thể trong lĩnh vực ngân hàng thương mại của Mỹ.

Năm của các kế hoạch giải cứu và kích thích kinh tế

Tại Mỹ, Chính phủ nước này năm qua đã phải tiếp quản hai tập đoàn tài chính nhà đất khổng lồ là cặp “sinh đôi” Fannie Mae và Freddie Mac, hãng bảo hiểm AIG, và ngân hàng Citigroup.

Tại châu Âu, nhiều ngân hàng lớn đã bị quốc hữu hóa một phần hoặc toàn bộ như Northern Rock và Bradford & Bingley của Anh, Fortis và Dexia của Bỉ, Hypo Real Estate của Đức; Kaupthing, Landsbanki và Glitnir của Iceland…

Bên kia bờ Đại Tây Dương, sau nhiều tranh cãi, các nước sử dụng chung đồng Euro cũng đi tới một kế hoạch giải cứu tập thể cho ngành ngân hàng; nước Anh cũng tung ra một gói giải cứu trị giá 85 tỷ USD cho hệ thống tài chính của mình.

Cùng với đó, thế giới cũng chứng kiến sự ra đời của những kế hoạch kích thích kinh tế lớn chưa từng có. Mở màn là gói kích thích kinh tế thông qua hoạt động hoàn thuế cho người dân và doanh nghiệp trị giá hơn 150 tỷ USD của Mỹ.

Tổng thống đắc cử Barack Obama của Mỹ hiện đang có ý định đưa ra một gói kích thích kinh tế nữa, với trị giá có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD.

Trung Quốc cũng đã tung ra gói kích thích kinh tế trị giá 586 tỷ USD. Gần đây nhất, hôm 12/12, Nhật Bản đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá

255 tỷ USD. Cùng thời điểm, EU cũng đưa ra một kế hoạch tương tự trị giá khoảng 267 tỷ USD.

Nỗi lo lạm phát chuyển sang nỗi lo giảm phát, đói nghèo gia tăng trên toàn thế giới

Ở nửa đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường dầu thô liên tiếp lập kỷ lục và thiếu chút nữa chinh phục mốc 150 USD/thùng, lạm phát là nỗi lo canh cánh của cả thế giới. Tuy nhiên, càng về cuối năm, nỗi lo này càng giảm bớt cùng với sự đi xuống nhanh chưa từng có của giá nhiên liệu. Mặc dù vậy, thế giới lại phải đương đầu với một mối đe dọa mới là giảm phát - một vấn đề đáng ngại không kém gì lạm phát.

Sự đổi hướng trong chính sách tiền tệ của các nước, xuất hiện những mức lãi suất thấp chưa từng có trong lịch sử

Với chuỗi cắt giảm lãi suất 10 lần kể từ tháng 9/2007 tới nay, FED đã đưa lãi suất đồng USD từ mức 5,25% về khoảng thấp chưa từng có trong lịch sử 0 – 0,25%. ECB, ngân hàng trung ương với mục tiêu số một là chống lạm phát, cũng đã phải giảm mạnh lãi suất đồng Euro về mức 2,5% sau khi khủng hoảng tấn công mạnh vào châu Âu. Nhật Bản lần đầu tiên hạ lãi suất trong 7 năm trở lại đây, đưa lãi suất đồng Yên về mức 0,3%. Trung Quốc cũng liên tục cắt giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ. Thụy Sỹ trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Âu hiện nay có mức lãi suất dưới 1% khi mới đây đưa lãi suất đồng Franc của mình về 0,5%...

Đáng chú ý, các quốc gia không chỉ tiến hành cắt giảm lãi suất riêng lẻ, mà còn thực hiện những đợt phối hợp cắt giảm lãi suất toàn cầu, mà mở đầu là đợt cắt giảm lãi suất hôm 8/10 do FED, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dẫn đầu trong bối cảnh diễn biến khủng hoảng căng thẳng.

Thị trường hàng hóa đạt đỉnh và tụt dốc

Năm 2008 chứng kiến đỉnh cao và sự thoái trào của hoạt động đầu cơ trên thị trường hàng hoá.

Chỉ số giá Reuters/Jefferies CRB Index của 19 loại hàng hóa, trong đó có vàng và dầu thô, đã giảm mất 38% tính từ đầu năm tới ngày 18/12

Năm chao đảo của thị trường chứng khoán toàn cầu

Khủng hoảng tài chính, kéo theo sự đổ vỡ và nguy cơ đổ vỡ của nhiều tập đoàn lớn trong ngành này, cùng với sự suy thoái của kinh tế toàn cầu, đã khiến thị trường chứng khoán thế giới liên tục rung chuyển trong năm 2008. Cũng theo số liệu của Bloomberg, tính tới ngày 19/12 này, thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm 46% giá trị so với hồi đầu năm, còn 32.000 tỷ USD.

Riêng tại thị trường Mỹ, tính tới ngày 17/12, chỉ số Dow Jones đã giảm 33,47%, chỉ số S&P 500 giảm 38,4%, còn chỉ số Nasdaq giảm 40,45%.

Bầu cử tổng thống Mỹ, cả thế giới đặt hy vọng vào chính sách kinh tế của ông Barack Obama.

Những vụ scandal tài chính và doanh nghiệp lớn

Ngày 11/12, cả thế giới chấn động khi các nhà chức trách Mỹ bắt giữ cựu Chủ tịch Thị trường Chứng khoán Nasdaq Mỹ, đồng thời là một nhà giao dịch chứng khoán huyền thoại của nước này, ông Bernard Madoff.

Ngoài ra , Chủ tịch tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, ông Lee Kun Hee – vị doanh nhân quyền lực nhất nước này – phải từ chức vì bị buộc tội trốn thuế.

3. MÔI TRƯỜNG NGÀNH VÀ CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Xây dựng và phát triển thương hiệu AIG Việt Nam (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)