Như trên đã trình bày, khoa học là động lực thúc đẩy sự phát triển của công cụ sản xuất đưa đến sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển. Lịch sử loài người là lịch sử phát triển lực lượng sản xuất mà trước hết là công cụ lao động, kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo lao động, khi lực lượng sản xuất càng phát triển thì tính chất xã hội hóa ngày càng cao và đòi hỏi sự thay đổi của quan hệ sản xuất trong đó quan hệ sở hữu là yếu tố cơ bản.
“Khi phát triển lực lượng sản xuất của mình, nghĩa là sinh sống, thì con người cũng phát triển những quan hệ nhất định với nhau và…tính chất của những quan hệ ấy tất yếu phải thay đổi cùng với sự cải biến và phát triển của lực lượng sản xuất ấy” [47, tr. 664]. Tính chất của quan hệ sở hữu như thế nào, điều đó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà trái lại, trước hết phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất định trong lịch sử.
Như chúng ta đã biết, từ những năm bốn mươi của thế kỷ XIX trở đi được coi là một thời kỳ đảo lộn về kinh tế và xã hội, dựa trên những thành tựu khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh-Pháp-Đức và hàng loạt các nước châu Âu khác. Đại công nghiệp cơ khí ra đời đã đẩy lùi các ngành sản xuất thủ công, lực lượng sản xuất lớn mạnh như vũ bão, sản xuất và lao động ngày càng được xã hội hóa, với sự ra đời của nền đại công nghiệp đã quyết định sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với phong kiến.
Đến lượt nó, sự phát triển của đại công nghiệp lại mâu thuẫn với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, như C.Mác đã từng nói: “Trong quá trình phát triển của những lực lượng sản xuất có một giai đoạn mà trong đó xuất hiện
những lực lượng sản xuất và những phương tiện giao tiếp chỉ có thể gây tác hại trong khuôn khổ hiện có, và đã không còn là những lực lượng sản xuất nữa mà lại là những lực lượng phá hoại (máy móc và tiền)” [32, tr. 99]. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa ngày càng bộc lộ ra một cỏch rừ nột như Ăngghen đó chỉ rừ: Những lực lượng sản xuất mới đã vượt quá hình thức tư sản của việc sử dụng chúng. Và sự xung đột ấy giữa lực lượng sản xuất và phát triển không phải là sự xung đột sinh ra từ đầu óc con người…mà là có thật, khách quan, ở bên ngoài chúng ta, độc lập với ý muốn hay hoạt động của chính ngay những người đã gây ra nó.
C.Mác đã phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của xã hội tư bản là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, chủ nghĩa tư bản ngày càng phát triển thì mâu thuẫn đó càng tăng lên, mâu thuẫn này không chỉ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn là căn nguyên của mọi áp bức, bất công trong xã hội tư bản. Do đó, phải thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa năng suất lao động lên một bước cao hơn, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, mang lại tự do, bình đẳng và các giá trị đích thực cho con người, là nhiệm vụ và là bản chất của nhà nước chuyên chính vô sản trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Để thực hiện được những điều trờn, C.Mỏc chỉ rừ: “Theo nghĩa đú, những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu” [34, tr. 616]. Như vậy, chỉ có xóa bỏ chế độ tư hữu thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là cách thức duy nhất để đảm bảo cho sự phát triển của nền sản xuất xã hội, giải phóng con người nói riêng và giải phóng xã hội nói chung và theo C.Mác phương pháp và cách thức tiến hành là: “Giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước
đoạt lấy toàn bộ trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị và để tăng nhanh số lượng những lực lượng sản xuất”
[34, tr. 594]. C.Mác và Ăngghen đã coi việc giải phóng lực lượng sản xuất và phát triển nền sản xuất xã hội một cách hợp lý, có kế hoạch trên cơ sở thủ tiêu chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là mục tiêu mà giai cấp vô sản cần hướng tới.
Tuy nhiên, để thực hiện được việc xóa bỏ chế độ tư hữu thì chúng ta phải xác định đúng trình độ của công cụ sản xuất ở mức nào, từ đó xác định đúng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất và khi xác định đúng trình độ phát triển của công cụ sản xuất thì chúng ta sẽ thấy được tính chất mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sẽ thấy được sở hữu tư nhân đã hoàn toàn trở lên kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất hay còn có những mặt, những yếu tố có tác dụng làm thúc đẩy lực lượng sản xuất phỏt triển. Và chỳng ta cần hiểu rừ nội hàm quan niệm của C.Mỏc về xúa bỏ “chế độ tư hữu”, như C.Mác đã từng nói: “Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo” [32, tr. 51].
Thứ nhất, C.Mác đã chỉ ra rằng: “Cho tới bây giờ chúng ta vẫn xuất phỏt từ cụng cụ sản xuất và ở đõy đó thể hiện rừ tớnh tất yếu của sở hữu tư nhân trong những giai đoạn phát triển công nghiệp nhất định…Trong công nghiệp lớn thì mâu thuẫn giữa công cụ sản xuất và quan hệ sở hữu chỉ là sản vật của nền công nghiệp lớn, và nền công nghiệp lớn này phải đạt đến một trình độ phát triển cao mới có thể tạo ra mâu thuẫn đó. Như vậy, chỉ với công nghiệp lớn, mới cú khả năng xúa bỏ được sở hữu tư nhõn” [32, tr. 94-95]. Rừ ràng ở đây ta thấy, để xóa bỏ sở hữu tư nhân thì trình độ của lực lượng sản xuất không chỉ là nền đại công nghiệp cơ khí mà phải là nền đại công nghiệp
phát triển ở trình độ cao. Để xác định được thế nào là nền đại công nghiệp phát triển cao thì tất nhiên chúng ta không thể bằng ý muốn chủ quan của con người, khi muốn quan niệm phát triển cao là cao mà phải đặt trong điều kiện thực tế và có cái nhìn khách quan, biện chứng. Điều này đã chứng minh Liên xô-Đông Âu và cả Việt Nam trước đổi mới, khi tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đã xóa bỏ ngay sở hữu tư nhân thiết lập nhanh chóng trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế chế độ sở hữu công hữu về tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể. Trong khi đó, trình độ phát triển công cụ sản xuất ngay cả ở Liên Xô-Đông Âu cũng hết sức thấp kém, biểu hiện sự thấp kém này là năng suất lao động của Liên xô-Đông Âu trên thực tế chưa bao giờ bằng được năng suất lao động của chủ nghĩa tư bản cùng thời (Mỹ-Tây Âu- Nhật Bản…). Vì vậy, sự khủng hoảng kinh tế xã-hội diễn ra ở Liên Xô-Đông Âu và việc chủ nghĩa xã hội trên hiện thực đã bị sụp đổ ở đây là điều không thể tránh khỏi. Sự sụp đổ không phải là ngẫu nhiên của lịch sử hay do ý chí chủ quan của một cá nhân nào mà là có tính tất yếu. Tính tất yếu ấy xuất phát từ quy luật khách quan, mà trước hết là quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, như V.I Lê-nin đã từng nói
“Xét cho cùng thì năng suất lao động là cái quan trọng nhất, cơ bản nhất cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới” [23, tr. 478].
Như vậy, khi sự phát triển của lực lượng sản xuất còn trong tình trạng đa dạng với nhiều trình độ khác nhau, thì nó quy định sự phong phú đa dạng của các hình thức sở hữu để đảm bảo cho sự phù hợp sinh động với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đến lượt nó các hình thức sở hữu tác động tới lực lượng sản xuất theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Điều này có nghĩa là, nếu các hình thức sở hữu mà phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, còn ngược lại nó trở thành lực cản đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Như vậy, sở hữu vừa là kết quả vừa là điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự biến đổi của các quan hệ sở hữu là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất chứ không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân, nhóm, giai cấp nào, điều này đã được C.Mác phát biểu trong lời tựa cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị “Không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và những quan hệ sản xuất mới cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ” [36, tr. 15-16].
Lịch sử đã cho chúng ta thấy, trong mỗi phương thức sản xuất nhất định bao giờ cũng có một loại hình sở hữu đặc trưng giữ vai trò chủ đạo, trong khi vẫn tồn tại các hình thức sở hữu khác. Lịch sử cũng đã từng chứng khiến sự tồn tại của các chế độ sở hữu như cộng sản nguyên thủy, tư hữu nô lệ, tư hữu phong kiến, tư hữu tư bản chủ nghĩa, công hữu xã hội chủ nghĩa mà ngoài các hình thức sở hữu chủ yếu, đặc trưng cho mỗi phương thức sản xuất thì trong mỗi thời đại còn có những quan hệ tư hữu nhỏ của người lao động dưới nhiều mức độ khác nhau và chịu chi phối, tác động của hình thức sở hữu chủ đạo.
Thực tiễn đã chứng minh nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mặc dù sở hữu tư nhân là nền tảng của nó, nhưng bên cạnh đó, nhiều hình thức sở hữu mang tính xã hội vẫn tồn tại như: sở hữu tập thể (từ sự liên kết của các chủ sở hữu nhỏ, đến các công ty cổ phần, tập đoàn đa quốc gia), sở hữu nhà nước (các cơ sở kinh tế do nhà nước quản lý nhằm phục vụ nhu cầu chung của mọi người dân). Từ thực tiễn đó, chúng ta thấy rằng: ở Việt Nam hiện nay, chỉ có thể phát triển nền sản xuất hàng hóa, dựa trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, tạo ra sự liên kết và tính chất đan xen
giữa chúng thì mới có khả năng đưa nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển trên cơ sở đó xác lập một quan hệ sản xuất tương ứng. Đây là một nhân tố quyết định xóa bỏ nền kinh tế tự cấp, tự túc, mở đường cho phương thức sản xuất kinh doanh lấy năng suất, chất lượng hiệu quả làm mục tiêu, khai thác được mọi tiềm năng sẵn có trong nền kinh tế quốc dân và hình thành cơ cấu kinh tế thích ứng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ của thời đại.
Theo quan niệm của C.Mác, ngay cả khi chế độ tư bản chủ nghĩa đã tạo ra một hình thức giao tiếp tất yếu tương ứng với một giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, và trong khi phân tích mối quan hệ giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với chế độ tư hữu này, Ông cũng lưu ý rằng: “Chế độ tư hữu là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ra đời sống vật chất trực tiếp và vì thế mà không thể xóa bỏ khi chưa có được lực lượng sản xuất phát triển đến một mức phổ biến mà đối với chúng chế độ tư hữu này trở thành xiềng xích” [32, tr. 485-486]. Tư tưởng đó đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự giúp chúng ta một lần nữa nhìn nhận lại những sai lầm chủ quan, duy ý trí, vi phạm quy luật khách quan mà chúng ta đã phạm phải khi xóa bỏ mọi hình thức sở hữu cũ bằng biện pháp quốc hữu hóa, tập thể hóa hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân.
Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần phải tính đến những thay đổi về trình độ của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá trình sản xuất phát triển. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải xác lập các hình thức sở hữu thích hợp trong bối cảnh của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, Theo quan niệm của C.Mác, trong quá trình chuyển từ chế độ sở hữu tư hữu về tư liệu sản xuất của chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ sở
hữu công hữu về tư liệu sản xuất của chủ nghĩa cộng sản không phải là sự xóa bỏ hoàn toàn mọi thứ sở hữu, cũng không tước bỏ quyền chiếm hữu sản phẩm xã hội của người lao động, mà chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung mà xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản. Việc xóa bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trước kia không phải là cái gì đặc trưng vốn có của chủ nghĩa cộng sản” [34, tr. 615]. Không những vậy, C.Mác còn chỉ ra những ưu điểm của sở hữu tư nhân tự do, khi cho rằng sản xuất nhỏ dựa trên sở hữu ấy là điều kiện cần thiết cho cá tính tự do của người lao động. Hơn nữa, chỉ ở đâu người lao động là người sở hữu tư nhân tự do về những điều kiện lao động do chính anh ta thực hiện, thì ở đó phương thức sản xuất tương ứng mới đạt tới sự phồn vinh, mới biểu hiện được toàn bộ năng lực của nó
“Quyền tư hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất của mình là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, mà sản xuất nhỏ lại là điều kiện tất yếu để phát triển nền sản xuất xã hội và cá tính tự do của bản thân người lao động” [41, tr. 1075].
Có được quyền sở hữu và chiếm hữu trên thực tế có nghĩa là sẽ có được lợi ích và mọi người sẽ cố gắng phấn đấu vì lợi ích đó. Vai trò động lực của sở hữu được bộ lộ rừ nột trong mối quan hệ này “tất cả cỏi gỡ mà con người đấu tranh để giành lấy, đều dính liền với lợi ích của họ” [30, tr. 109].
Việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân, thiết lập chế độ sở hữu công hữu không thể làm ngay lập tức, cũng không thể là việc làm tùy tiện do ý muốn chủ quan quyết định, mà nó là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất.
Tùy thuộc vào trình độ xã hội hóa của xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử quyết định, bởi lẽ: “Không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu” [33, tr. 469]. Như vậy, việc xóa bỏ chế độ tư hữu sẽ phải kinh qua một quá trình khó khăn và lâu dài trong hiện thực, không xóa bỏ chế độ sở hữu ở bất kỳ trình độ phát triển nào