Quan điểm của C.Mác về vai trò của nhà nước với tư cách là động lực phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quan điểm của C.Mác về động lực phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 48)

Trong lịch sử sản xuất ra của cải vật chất nói riêng và sản xuất ra đời sống của loài người nói chung, khi của cải vật chất làm ra trở nên dư thừa, chế độ tư hữu ra đời. Để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống trị đã lập ra một công cụ là nhà nước, điều này đã được Ăngghen phát biểu “Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành tất yếu”

[39, tr. 257]. Thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị thực hiện sự thống trị của mình đối với toàn xã hội. Xét về mặt bạo lực, bất cứ nhà nước nào cũng phải dựa trên sức mạnh kinh tế, đó là sức mạnh được vật chất hóa từ một trình độ phát triển nhất định của sản xuất mà xã hội đạt được trong một thời đại lịch sử. Trình độ phát triển của sản xuất quy định sự thay đổi các kiểu nhà nước trong lịch sử: Nhà nước chiếm hữu nô lệ tất yếu phải được thay thế bằng nhà nước phong kiến, đến lượt nó, nhà nước phong kiến phải được thay thế bằng nhà nước tư sản, sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng không

nằm ngoài quy luật đó và sự thay đổi đó là tất yếu, nếu không nó sẽ cản trở sự phát triển của kinh tế.

Như vậy, nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị-giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản trong xã hội, với chức năng bảo vệ lợi ích của mình và trấn áp sự phản kháng của các giai cấp khác. Theo quan niệm của C.Mác: “Do chỗ sở hữu tư nhân được giải thoát khỏi cộng đồng [Gemeinwesen] nên nhà nước đã tồn tại độc lập bên cạnh và bên ngoài xã hội công dân, nhưng thực ra nhà nước ấy chẳng phải là cái gì khác mà chỉ là hình thức tổ chức mà những người tư sản buộc phải dùng đến để bảo đảm lẫn nhau cho sở hữu và lợi ích của họ, ở ngoài nước cũng như ở trong nước” [32, tr. 90].

Tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có các hình thức sở hữu phù hợp tạo ra các kiểu quan hệ sản xuất khác nhau, trong tổng số các quan hệ sản xuất của một nền sản xuất xã hội thì quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chi phối sự vận động của các quan hệ sản xuất còn lại. Do vậy, nhà nước không khác gì là một tổ chức được thiết lập nhằm thực hiện tư tưởng chính trị của giai cấp thống trị để bảo vệ, duy trì các cơ sở đã sinh ra nó, bảo vệ chế độ kinh tế, nhằm mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích của chính nó, không ai có thể phủ nhận cái bản chất đó của nhà nước dù là kiểu nhà nước nào.

Mối quan hệ giữa kinh tế-chính trị là vấn đề hết sức cơ bản mà bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng cần giải quyết. Như C.Mác và Ăngghen đã nói:

“Vậy chúng tôi đấu tranh cho chuyên chính chính trị của giai cấp vô sản để làm gì, nếu quyền lực chính trị bất lực về kinh tế” [48, tr. 683]. Chính trị do kinh tế quyết định, chính trị biểu hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế của các giai cấp và biểu hiện một cách sâu sắc bản chất giai cấp của các quan hệ kinh tế-quan hệ sở hữu. Nhưng, chính trị lại có tính độc lập tương đối có tác động mạnh mẽ trở lại cơ sở kinh tế, chính trị sau khi xuất hiện do kết quả của

sự phát triển kinh tế không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế. Vị trí hàng đầu thể hiện ở chỗ mọi sự nghiệp xây dựng kinh tế của mỗi giai cấp nhất thiết phải có một đường lối chính trị và quyền lực chính trị để bảo vệ và phát triển kinh tế. Cho nên, nhà nước không chỉ do kinh tế mà còn chủ yếu là vì kinh tế, từ đó có thể nói, sự tác động của nhà nước tới kinh tế cũng mang tính tất yếu khách quan không kém gì tính tất yếu kinh tế-nhà nước. C.Mác và Ăng ghen cho rằng: “Tác động ngược trở lại của quyền lực nhà nước đối với sự phát triển kinh tế có thể có ba loại. Nó có thể tác động theo cùng hướng - khi ấy sự phát triển sẽ nhanh hơn; Nó có thể tác động ngược lại sự phát triển kinh tế, khi ấy thì hiện nay, ở mỗi dân tộc lớn, nó sẽ phá vỡ sau một khoảng thời gian nhất định, hoặc là nó có thể cản trở sự phát triển kinh tế ở những hướng nào đó và thúc đẩy sự phát triển ở những hướng khác, trong trường hợp này rốt cuộc dẫn đến một trong hai hướng trên” [48, tr. 678].

Ở đõy ta phải làm rừ thờm rằng, sự chiếm hữu và quản lý kinh tế trong quá trình sản xuất của con người không thể thoát ly trình độ và nhu cầu phát triển của của cơ sở kinh tế. Nhưng nó khác với quan hệ sản xuất, quản lý kinh tế là hoạt động của nhân tố chủ quan nhằm cải biến một cách tự giác quá trình sinh hoạt kinh tế khách quan của con người là quan hệ sản xuất. Vì vậy, nếu coi hoạt động kinh tế của nhà nước chính là quan hệ sản xuất tức là đồng nhất các chính sách kinh tế của nhà nước, những phương tiện để thu hút, tổ chức và hướng hoạt động của con người với bản thân quan hệ sản xuất - những quan hệ hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất, không phụ thuộc và ý muốn chủ quan của con người. Việc đồng nhất trên sẽ không tránh khỏi rơi vào chủ nghĩa quan liêu, nhà nước hóa kinh tế, mà không xem như nhà nước chỉ là yếu tố tác động có tính thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh tế.

Sự can thiệp vào đời sống kinh tế có nghĩa là nhà nước dùng quyền lực áp đặt những quy chế của mình nhằm hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế cho phù hợp với những mục tiêu nhà nước đã lựa chọn. Để thực hiện vai trò trên, nhà nước đã ban hành và thực thi hệ thống pháp luật kinh tế, các chính sách kinh tế, tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống, can thiệp vào phương pháp thu nhập trong xã hội. Và với quyền lực chính trị của mình, nhà nước mới có khả năng điều chỉnh việc phân bố sản xuất và lao động giữa các ngành và vùng để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, mới thúc đẩy được các ngành kinh tế phát triển. Sự tác động của nhà nước đối với kinh tế ở mức độ nông sâu như thế nào nó phụ thuộc vào vị thế của giai cấp thống trị trong xã hội. Chẳng hạn, khi nói về vai trò của nhà nước trong tổ chức xây dựng và quản lý kết cấu hạ tầng, C.Mác và Ăngghen cho rằng, đó không chỉ là sự thể hiện chức năng của nhà nước, mà trong những trường hợp riêng biệt, nó còn đòi hỏi phải có nhà nước “Dù trong những chính quyền chuyên chế đã xuất hiện và suy vong ở Ba Tư và Ấn Độ cú nhiều đến đõu chăng nữa, thỡ mỗi một chớnh quyền đú cũng biết rất rừ rằng nó trước hết là người tổng phụ trách việc tưới nước cho các thung lũng mà nếu không có thì ở đó không thể có một nền nông nghiệp nào hết” [38, tr. 253].

Với sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ khí, lịch sử toàn thế giới mở ra, khi các dân tộc, các quốc gia trên thế giới có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau thì Nhà nước không chỉ có vai trò trong quan hệ kinh tế đối nội mà còn có vai trò trong cả kinh tế đối ngoại. Theo C.Mác và Ăngghen “Bảo hộ mậu dịch là chính sách thông thường của bất kỳ một quốc gia văn minh nào, trong các nền kinh tế hiện đại, chính sách bảo hộ mậu dịch còn được bổ sung bằng chính sách tự do thương mại” [40, tr. 530-531].

Nền kinh tế hàng hóa với cơ chế thị trường là bước phát triển tất yếu từ nền kinh tế tự cấp, tự túc, nó dựa trên sự phát triển của xã hội hóa sản xuất.

Tùy theo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mà mức độ đạt được của sự xã hội hóa nền sản xuất của mỗi nước và trong từng thời kỳ giữa chúng có những quan hệ nhất định đảm bảo cho nền kinh tế phát triển cân đối, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài. Sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất, sự tác động thường xuyên của các nhân tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị và đối ngoại làm cho các quan hệ tỷ lệ đó luôn luôn biến động. Các quan hệ tỷ lệ đó có thể phù hợp với yêu cầu của các quy luật và tính quy luật vận động khách quan, phát triển kinh tế-xã hội sẽ tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ngược lại các quan hệ tỷ lệ đó không phù hợp sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, yếu kém. Đặc biệt là, khi quan hệ kinh tế quốc tế được hình thành và phát triển thì các hoạt động kinh tế trong và ngoài thâm nhập, tác động lẫn nhau; các nguồn lực bên trong và bên ngoài có thể di chuyển phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước; quy mô và cơ cấu kinh tế có thể chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hợp lý, tối ưu hay lạc hậu, bất hợp lý, mất cân đối, và nền kinh tế dân tộc mỗi quốc gia ở vào vị trí phụ thuộc hay là một mắt khâu cần thiết của hệ thống phân công lao động quốc tế.

Có thể nói, vận mệnh của mỗi nền kinh tế quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các quan hệ bên trong, mà còn phụ thuộc vào các quan hệ bên ngoài, vào thị trường khu vực và quốc tế. “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở lên vô cùng thuận lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh” [34, tr.

602]. Trước hình đó, đặt lên vai các nhà nước nhiệm vụ không chỉ là bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia, mà còn phải nhận thức quy luật vận động, phát triển của nền sản xuất xã hội, nắm vững và dự báo được các diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, có khả năng sử dụng các công cụ luật pháp, chính sách làm đòn bẩy kinh tế, định hướng sự phát triển do chính các quy luật và

tính quy luật khách quan của đời sống kinh tế-xã hội quy định. Như Ăngghen đã viết: “Về toàn bộ mà nói, sự vận động kinh tế nói chung và nhìn tổng thể sẽ tiện mở đường cho mình, nhưng nó cũng sẽ chịu sự tác động ngược trở lại của vận động chính trị mà chính nó tạo ra và có tính độc lập tương đối. Sự vận động kinh tế chịu ảnh hưởng một bên là sự vận động quyền lực nhà nước, còn một bên là của lực lượng đối lập sinh ra đồng thời với quyền lực ấy” [48, tr.

678].

Ngày nay, vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế thị trường được bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp hoạt động chung và do tính chất xã hội hóa của sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất càng phát triển, trình độ xã hội hóa sản xuất càng cao, thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ đòi hỏi của nó ngày càng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Nếu như trong nền kinh tế tự cung, tự cấp thì sản xuất và tiêu dùng không tách bạch, thuộc cùng một chủ thể. Nhưng, trong nền kinh tế hàng hóa gắn liền với cơ chế thị trường, sản xuất và tiêu dùng là hai hoạt động tách biệt của hai chủ thể khác nhau, sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế là do các quy luật kinh tế khách quan chi phối, sự vận động của thị trường là do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hóa trên thị trường quy định. Đối với nhà sản xuất, tôn chỉ cao nhất là lợi nhuận, quan hệ giữa người với người dựa trên lợi ích kinh tế. Và quy luật vận động của nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường được nhà kinh tế học người Anh A.dam Smith (1723-1790) gọi là “Bàn tay vô hình”.

Theo thuyết này thì để nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhà nước không nên can thiệp vào thị trường, vào hoạt động của doanh nghiệp. Nhà nước chỉ cần thực hiện 3 chức năng cơ bản: thứ nhất, đảm bảo môi trường hòa bình, thứ hai: không để xảy ra nội chiến và ngoại xâm, thứ 3: tạo môi trường thể chế cho phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật, ngoài 3 chức năng cơ bản đó thì các vấn đề còn lại đều có thể giải quyết ổn thỏa và nhịp nhàng. Trong

nội dung tác phẩm: “Của cải của các dân tộc” A.dam Smith có nêu; Mỗi cá nhân.., trong khi hướng ngành sản xuất của anh ta vào việc làm ra những sản phẩm có giá trị cao nhất, anh ta chỉ có ý định là thu được nhiều lợi nhuận cho chính mình, trong trường hợp này cũng như trong trường hợp khác, anh ta đã được dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình để thực hiện một mục đích mà anh ta không hề nghĩ đến, cũng chẳng vì thế mà xã hội tồi đi. Khi theo đuổi lợi ích riêng, anh ta thực ra đã thúc đẩy lợi ích chung của toàn xã hội nhiều hơn khi thực sự có ý định làm như vậy.

Việc đề cao “bàn tay vô hình” và xem nhẹ “bàn tay hữu hình” là nhà nước đã thực hiện ở các nước tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn tự do cạnh tranh đã đem lại sự tăng trưởng nhất định trong kinh tế.

Tuy nhiên, theo cơ chế thị trường tự do cạnh tranh, chúng ta có thể thấy rằng, khi trình độ của lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động ngày càng tăng cao, và để thực hiện mục tiêu lợi nhuận thì nhà sản xuất luôn tìm mọi cách để phát triển sản xuất hơn nữa tạo ra thật nhiều sản phẩm.

Khi sản xuất phát triển đến một lúc nào đó nguồn cung sẽ lớn hơn cầu, trên thị trường khi cung lớn hơn cầu thì đó hàng hóa sẽ trở nên bị ế thừa, hàng hóa bị ế thừa không tiêu thụ được nhà sản xuất sẽ không thu được lợi nhuận, dẫn đến phá sản, và như vậy sản xuất không được diễn ra nữa. Từ đây, khủng hoảng kinh tế nổ ra, khi sản xuất không diễn ra nữa, hàng hóa trên thị trường khan hiếm và cầu lại lớn hơn cung, khi đó những nhà sản xuất nào vượt ra được khủng hoảng thì lại tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất và khi đó kinh tế lại được phục hồi. Cứ như vậy, các cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ diễn ra theo các chu kỳ của nó. Điển hình trong lịch sử kinh tế thế giới đến nay đã diễn ra các cuộc khủng hoảng vào các giai đoạn 1929-1933, 1971-1973, 2008 đến nay, mỗi lần diễn ra khủng hoảng không chỉ gây ảnh hưởng cho kinh tế mà còn dẫn đến những xáo trộn lớn trong đời sống xã hội của con người.

Muốn khắc phục được hiện tượng trên cần có bàn tay của nhà nước. Bởi vì, chỉ có nhà nước với thực lực kinh tế và quyền lực chính trị của mình mới có khả năng điều chỉnh, phân bố sản xuất và lao động giữa các ngành và các vùng, để hình thành nên cơ cấu kinh tế hợp lý và giải quyết những mục tiêu kinh tế vĩ mô mà bản thân cơ chế thị trường không thể thực hiện được.

Như vậy, trong thời đại ngày nay, sự can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là nhiệm vụ, chức năng của tất cả các nhà nước, không phân biệt nhà nước tư bản chủ nghĩa hay nhà nước đang trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự can thiệp của nhà nước nhằm sửa chữa, khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, kiềm chế sức mạnh nguy hiểm của tính tự phát chứa đựng trong lòng thị trường, đồng thời kinh tế thị trường vẫn là kinh tế thị trường với tất cả tiềm năng kích thích của nó đối với sản xuất thông qua trao đổi hàng hóa, tiền tệ một cách tự do. Nhà nước can thiệp bằng các chính sách và đường lối phát triển kinh tế, thứ nhất: đường lối phát triển kinh tế của đất nước bao gồm các nội dung quan trọng về phương hướng phát triển cơ cấu ngành nghề, huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên quốc gia, kinh tế đối ngoại, phát triển kết cấu hạ tầng.., thứ hai: pháp luật liên quan đến kinh tế, bao gồm các luật, đạo luật, pháp lệnh như luật thuế, luật doanh nghiệp, luật đầu tư.., để hoạt động kinh tế được diễn ra một cách bình thường.

Như vậy, vai trò của nhà nước ảnh hưởng tới kinh tế theo ba hướng; thứ nhất, nhà nước để tự do kinh tế, kinh tế sẽ phát triển tự phát, hoang dã và theo

“luật rừng”; thứ hai, nhà nước can thiệp trực tiếp và toàn diện vào kinh tế sẽ hình thành nền kinh tế kế hoạch, thiếu năng động, chết cứng; thứ ba, nhà nước giữ vai trò là người định hướng, điều tiết bằng vĩ mô, kinh tế vẫn phát triển theo quy luật khách quan của nó, đồng thời ngăn chặn được tính tự phát, mặt

Một phần của tài liệu Nhận thức và vận dụng quan điểm của C.Mác về động lực phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)