CHƯƠNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ DÂN
1.3. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về vai trò của dân
Từ việc xác định dân là ai, là người như thế nào, các nhà Nho tiên Tần đã đi đến quan niệm về vai trò của dân. Trước thực trạng hết sức rối loạn của xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc và trước những diễn biến của
lịch sử, trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, dân có vai trò hết sức quan trọng. Khi đề cập đến vai trò của dân, từ trong các sách Luận ngữ, Mạnh Tử và Tuõn Tử cho thấy, cỏc nhà Nho tiờn Tần đó trỡnh bày khỏ hệ thống và rừ nét hơn các học thuyết khác. Và mặc dù các nhà Nho đều cho rằng, dân là hạng người (tầng lớp người) hèn kém về đạo đức và tài trí, dù họ được gọi bằng những tên gọi khác nhau như tiểu nhân, dã nhân, thứ dân, xích đỏ, v.v…
thế nào đi chăng nữa, thì trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, dân có một số vai trò chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Dân là một lực lượng to lớn trong xã hội, là lực lượng chủ yếu trong việc sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lực lượng mà các nhà Nho tiên Tần gọi là “lao lực”.
Chính nhận thức được vai trò to lớn này của người dân và nhằm làm cho người dân mãi mãi có vai trò và luôn phát huy vai trò này mà không phải ngẫu nhiên, các nhà Nho tiên Tần luôn khuyên nhà vua, người cầm quyền phải quan tâm đến đời sống vật chất, đến những nhu cầu tối thiểu, thiết thực, trực tiếp của người dân. Chẳng hạn, các nhà Nho yêu cầu nhà vua phải dạy dân, khuyến khích dân cày cấy, trồng dâu, dệt vải; với Khổng Tử thì, nhà vua phải giỳp dõn làm giàu; cũn Mạnh Tử núi rừ: “Bởi vậy cho nờn đấng minh quân chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy, cốt khiến cho họ trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôii nấng vợ con, nhằm năm trúng mùa thì mãi mãi no đủ, phải năm thất gặt thì khỏi nạn chết đói. Được vậy rồi, nhà vua mới khiến dân làm thiện. Tự nhiên họ sẽ theo điều thiện một cách dễ dàng"
[55, tr.37].
Như tiết 1.2 đã trình bày, dân là tầng lớp "lao lực" tức là làm việc mệt nhọc bằng sức lực chân tay để tạo ra của cải vật chất không chỉ cho chính họ, gia đình họ mà cho cả tầng lớp "lao tâm" cai trị người . Không chỉ có vai trò như vậy, mà theo các nhà Nho tiên Tần, sự tồn tại của tầng lớp lao lực này còn là tất yếu, là phù hợp, với yêu cầu, đòi hỏi của nhà vua, của người cầm
quyền. Theo đó, sự tồn tại của tầng lớp này còn ảnh hưởng (và ở mức độ nào đó) chi phối địa vị chính trị, sự tồn tại về mặt chính trị của nhà vua, người cầm quyền. Như Mạnh Tử đã nói: "Vì thế người xưa mới nói rằng có người lao tâm, có kẻ lao lực. Người lao tâm cai trị người, kẻ lao lực bị người cai trị.
Kẻ bị cai trị phải nuôi người, người cai trị được người nuôi dưỡng. Đó là lẽ thụng thường trong thiờn hạ vậy" [40, tr 948]. Về vấn đề này, Tuõn Tử chỉ rừ them, dân là một lực lượng to lớn trong xã hội có vai trò nhất định đối với sự tồn tại của nhà vua và sự nghiệp chính trị của nhà vua, người cầm quyền. Như Tuân Tử đã nói: " Vị nhân chủ muốn mạnh, vững và yên vui thì không gì bằng quay về cầu ở nơi dân, muốn dân quý phụ mình thì không gì bằng quay về cầu ở nơi chính sự" [47, tr 86]. Có nghĩa là, trong quan niệm của Tuân Tử, ông luôn đề cao vai trò và sức mạnh của nhân dân, vì theo ông, nhà vua muốn địa vị của mình thêm mạnh, muốn ngai vàng của mình bền vững thì phải biết dựa vào dân. Bởi vì dân không chỉ do trời sinh ra mà điều cơ bản, họ là bộ phận to lớn trong xã hội, là đối tượng của cai trị, nếu không có họ thì nhà vua, kẻ thống trị cũng không thể tồn tại với tư cách là nhà vua, là kẻ thống trị được.
Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, người dân, tức là người "lao lực" có vai trò to lớn trong lĩnh vực kinh tế, đó là những người sản xuất ra của cải, lương thực để nuôi sống cả xã hội, là người góp phần vào việc duy trì sự tồn tại của xã hội, của vua, của đội ngũ quan lại.
Thứ hai: Dân là gốc nước, là nền tảng, là cơ sở xã hội của nền chính trị.
Các nhà Nho tiên Tần đều coi dân là “gốc” (dân vi bản – Khổng Tử), là gốc nước (dân vi bang bản - Mạnh Tử). Coi dân là gốc, là gốc nước, bởi theo họ, dân là một bộ phận to lớn trong xã hội, là đối tượng của cai trị, không có họ thì cũng không tồn tại mặt đối lặp - đó là giai cấp thống trị. Vì vậy mà cũng tất yếu, như Mạnh Tử khẳng định, không có dân thì không có nước, không có vua. Họ không chỉ là những người nuôi dưỡng, phụng dưỡng mà còn là
lực lượng bảo vệ nhà vua, người cai trị và chế độ chính trị (mà nhà vua là người đứng đầu cái chế độ ấy).
Do nhận rừ vai trũ, sức mạnh của dõn đối với nước, đối với nền chớnh triu, vì vậy mà, các nhà Nho tiên Tần đều khuyên nhà vua hãy coi dân quý trọng hơn xã tắc và nhà vua (Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh) [85, tr.758]. Cũng từ quan niệm này mà các nhà Nho tiên Tần đều cho rằng, sự tồn vong của một triều đại, sự thịnh suy của một chế độ phụ thuộc vào việc nhà vua có giữ được dân, vào việc dân có tin, có nghe và làm theo hay không. Theo đó, nếu dân tin, dân theo, dân ủng hộ thì nhà vua, triều đại, chế độ sẽ đứng vững và phát triển. Còn ngược lại, nếu dân không tin, không theo, bỏ đi nơi khác hoặc nổi loạn thì triều đại tất sẽ đổ nát, sự nghiệp chính trị của nhà vua sẽ sụp đổ [85, tr.425]. Như trong sách Luận ngữ; Khổng Tử khẳng định, dân mà không tin thì nước không đứng được.
Phỏt triển và làm rừ quan điểm này của Khổng Tử, trong sỏch Mạnh Tử, Mạnh Tử đã nêu lên một tư tưởng rất mới lạ so với thời đại của ông: "Kiệt và Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử, ấy vì mất dân chúng. Mất dân chúng, ấy vì mất lòng dân. Muốn được thiên hạ, có một phương pháp nên theo: Hễ được lòng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng. Muốn được dân chúng, có một phương pháp nên theo: dân muốn việc gì nhà cầm quyền nên cung cấp cho họ, dân ghét việc gì nhà cầm quyền đừng thi thố cho họ" [56,tr 19].
Như vậy, có thể nói rằng, theo quan điểm của Nho giáo tiên Tần thì vai trò của dân và dân tín (lòng tin của dân) góp phần tạo nên sức mạnh vật chất to lớn, có ý nghĩa chính trị nhất định đến sự tồn vong, thịnh suy của các triều đại phong kiến.
Vì dân, lòng tin của dân có vai trò như vậy, cho nên dân không chỉ là gốc, là gốc nước mà họ còn là quý như Mạnh Tử nói: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" [85, tr.758] (dân là đáng quý nhất, rồi mới đến xã tắc sơn hà, sau cùng mới là ngôi vua). Mạnh Tử đưa ra lời khẳng định này là theo
ông, sở dĩ có dân thì mới có nước, có nước thì mới có vua. Theo đó, nếu được dân thì được tất cả, mất dân thì mất tất cả và nếu được dân ủng hộ, dân giúp đỡ thì mới giữ được nước, mới làm được thiên tử, còn nếu chỉ được lòng thiên tử thì chỉ làm vua chư hầu và nếu được vua hầu tin dùng thì chỉ có thể làm quan đại phu [85, tr.758].
Cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử luôn coi vai trò của dân có ý nghĩa quyết định đến tính mạng và sự nghiệp chính trị của nhà vua cũng như sự thành bại, sự thịnh trị của nền chính trị. Như Tuân Tử khẳng định: "Vua là thuyền - Dân là nước, nước có thể chở thuyền, nước có thể lật thuyền" [47, tr.
121]. Câu nói này của Tuân Tử đã trở thành câu nói bất hủ được người đời lưu truyền đến thế hệ sau. Mặc dù đề cao vai trò của nhà vua, người cầm quyền và người quân tử, nhưng Tuân Tử vẫn chú trọng đến vai trò của dân trong việc ổn định xã hội. Khi ông ví hình ảnh của vua và dân như hình ảnh
"thuyền" và "nước" là ông muốn nói đến mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời, không thể thiếu giữa vua và dân. Ở đây, mối quan hệ giữa thuyền - nước và vua - dân thể hiện mối quan hệ biện chứng: "Thuyền" chỉ được hiểu theo đúng nghĩa của nó khi đặt trong mối quan hệ với nước, cũng như "vua"
được gọi là vua vì nhà vua là người cai trị đất nước. Nhưng phải có "dân"
mới cần thiết lập ra ngôi vua, mới duy trì được sự bền vững ngôi vua. Vì vậy theo ông, nếu một vị vua mà không giữ được dân, không được lòng dân chúng thì xã tắc cũng không yên bình được.
Tóm lại, chính vì nhận thức và chỉ ra vai trò của dân to lớn như vậy mà các nhà Nho tiên Tần đều đã được chủ trương và đòi hỏi nhà vua phải giữ được dân, phải được dân tin. Và theo nhà Nho, có như vậy, nhà vua mới giữ được thiên hạ và giữ được ngôi vị của mình, triều đại và chế độ chính trị mới tồn tại và phát triển.
1.4. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về thái độ và trách nhiệm của nhà