CHƯƠNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ DÂN
1.4. Quan niệm của Nho giáo tiên Tần về thái độ và trách nhiệm của nhà vua, người cầm quyền với dân
Trong học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo tiên Tần, theo các nhà Nho, điều quan trọng nhất và có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh chính trị của nhà vua,người cầm quyền và đối với sự tồn vong của chế độ chính trị là phải nắm, phải giữ được dân để dân mãi mãi là kẻ bị thống trị. Nhưng để thực hiện được mục đích này, thì theo các nhà Nho tiên Tần, nhà vua, người cầm quyền phải được lòng dân, được dân tin. Được lòng dân, được dân tin, đến lượt nó, lại trở thành cơ sở, là căn cứ để các nhà Nho đưa ra những đề xuất về thái độ, trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà vua, người cầm quyền đối với dân.
Có thể khái quát từ nội dung của những đề xuất ấy thành hai chính sách:
“Dưỡng dân” và “Giáo dân”.
Thứ nhất: Chính sách dưỡng dân. Dưỡng dân là khái niệm của nhà Nho chỉ rừ trỏch nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dõn là phải chăm sóc dân, nuôi dưỡng dân, bảo vệ dân (bảo dân).
Nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu nhất trong chính sách dưỡng dân, theo các nhà Nho là, nhà vua và người cầm quyền phải luôn quan tâm, luôn chăm lo đời sống vật chất tối thiểu nhưng thiết thân của dân để dân không bị chết đói, chết rét, đủ điều kiện để như Mạnh Tử nói: “trên đủ phụng dưỡng cha mẹ, dưới đủ nuôi vợ con” [40, tr.758]. Muốn được như vậy, nhiệm vụ của nhà vua là phải giúp dân làm giàu, phải làm cho dân có tài sản riêng và ổn định (hằng sản), phải "quy định điền sản cho dân, dạy dân biết trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn vợ con, khiến họ phụng dưỡng những người già trong gia đình"
[40, tr.1038], sai khiến dân điều gì cũng không được trái thời vụ, mùa màng của dân (bất đoạt nông thời) đồng thời phải giảm thuế khoá và những đóng góp khác của dân, lấy dân phải có hạn [85, tr. 686, 687], tức là phải cho dân trong thiên hạ được an cư, lạc nghiệp. Có như vậy, theo các nhà Nho, nền
chính trị mới được thịnh vượng, nhà vua mới được dân kính trọng, ngôi vị nhà vua mới bền vững, vô địch,...
Khổng Tử cho rằng, dưỡng dân là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà vua, vì theo ông, có nuôi dân tốt thì dân mới tin, mới theo. Như trong sách Luận ngữ có chép lại việc: khi Tử Cống hỏi Khổng Tử về cách cai trị, ông trả lời là cần chú trọng ba điều: thực túc, binh cường, dân tín. Hỏi: Nếu phải bỏ một trong ba điều đó thì bỏ gì trước? Trả lời: Bỏ binh bị. Lại hỏi : Nếu bỏ tiếp một điều nữa ? Trả lời: Bỏ lương thực. Tuy ông đề cao dân tín hơn là Thực túc, nhưng muốn có dân tín, thì phải nuôi dân cho tốt. Bỏ lương thực ở đây là bất đắc dĩ phải bỏ mà thôi. Cho nên trong thuật trị nước, ông khuyên nhà vua, người cầm quyền là phải "Túc thực" để nuôi dân trước, sau đó mới "Túc binh" để bảo vệ dân, nhưng điều quan trọng nhất là phải có được lòng dân, lòng tin của dân vì nếu không, sự nghiệp chính trị của nhà vua sẽ sụp đổ [85, tr.425].
Dưỡng dân theo các nhà Nho tiên Tần là nhà vua, người cầm quyền phải biết giúp dân làm giàu. Vì dân có giàu thì nước mới mạnh. Như khi cùng với học trò đến nước Vệ, Khổng Tử khen dân đông, Nhiễm Hữu hỏi dân đông thì phải làm gì nữa, ông trả lời là, phải giúp dân làm giàu [85, tr.444].
Muốn dưỡng dân, làm giàu cho dân thì nhà vua cần phải giảm nhẹ thuế cho dân. Chủ trương này của ông đã được học trò Hữu Nhược thực hiện một cách trung thành: "Lỗ Công hỏi Hữu Nhược: năm nay mất mùa thuế không đủ…. làm sao bây giờ ?" Hữu Nhược đáp: sao không thu thuế theo phép triệt (mười phân thu một). Lỗ Công bảo: mười phân thu hai còn không đủ, huống hồ là thu theo phép triệt. Hữu Nhược đáp: trăm họ no đủ thì làm sao vua thiếu được? Trăm họ thiếu thốn thì làm sao vua đủ được? " [49,tr164]. Đặc biệt, Khổng Tử yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải biết giảm thu thuế khi dân mất mùa để giảm bớt sự nghèo khó cho dân. Và để dưỡng dân, để dân đỡ khổ và giúp dân làm giàu, các nhà Nho đã đề xuất với nhà vua, người cầm
quyền cần phải thực hiện chính sách tiết kiệm trong tiêu dùng. Nhiều người đương thời đã phê phán Nho gia là không biết tiết kiệm nên bày đặt ra lễ, nhạc rất phiền toái và tốn kém. Trong số những người phê phán kịch liệt có Mặc Tử và phái hậu Mặc với chủ trương phi lễ, phi nhạc. Tuy nhiên, sự phê phán trên không hoàn toàn công bằng đối với Khổng Tử, vì ông luôn chủ trương nhà vua, mọi người phải tiết kiệm: "Tiết dụng nhi ái nhân". Ông từng khuyên các bậc trị dân cái gì không lợi cho dân thì đừng có tiêu, và ngay cả lễ, nhạc cũng phải tiết kiệm, không được bày đặt tốn kém. Như ông đã khẳng định: "nói về lễ, về lễ đâu chỉ có ngọc và lụa. Nói về nhạc, về nhạc đâu phải chỉ có chuông và trống"; "lễ mà quá xa xỉ thì kiệm…còn hơn. Tang mà quá chú trọng nghi tiết thì thương xót còn hơn" [49,tr174].
Để có được lòng dân, để được "dân tín" thì theo nhà Nho, nhà vua còn phải "sử dân dĩ thời" tức là sai bảo dân cho đúng, cho hợp thời, hợp nghĩa, sao cho dân không oán [85, tr. 686].
Để được lòng dân, ông còn khuyên nhà vua, người cầm quyền phải thực hiện chính sách phân phối công bằng. Theo ông, thực hiện chế độ phân phối công bằng, thì lòng dân sẽ không oán, mọi người hoà thuận, nước sẽ yên, sẽ mạnh. Như khi Nhiễm Hữu khuyên họ Quý đánh chiếm nước bé Chuyên Du, Khổng Tử đã mắng Nhiễm Hữu và bảo: "Khổng này nghe nói người có nước, có nhà không lo nghèo thiếu mà lo sự phân phối không quân bình, không lo ít dân mà lo xã tắc không yên. Phân phối mà quân bình thì dân không nghèo.
Hoà thuận thì dân không ít. Như vậy xã tắc sẽ yên ổn, chính quyền không nghiêng đổ" [49,tr166].
Như trên đã nói, Mạnh Tử cũng giống như Khổng Tử khi cho rằng, một chính quyền vì dân phải đặc biệt quan tâm đến đời sống vật chất của dân để dân được sống no đủ, sung túc. Trong sách Mạnh Tử, tư tưởng này của ông được thể hiện trong nhiều chương, nhất là trong chương Đằng Văn Công.
Trong chương này, Mạnh Tử đã dành phần lớn chương này để thể hiện tư
tưởng trên đây của mình. Hơn nữa, Mạnh Tử còn cho rằng, nhà vua, người cầm quyền phải đặc biệt quan tâm đến đời sống và thân phẩn của bốn hạng người cùng khổ trong thiên hạ, mà bốn hạng người đó không thể trông cậy vào ai được: Quan (không có vợ), quả (bà lão không có chồng), độc (người già không nơi nương tựa), cô ( mồ côi cha mẹ) [40,tr.785, 786]. Quan tâm đến đời sống của dân, theo Mạnh Tử, điều đầu tiên nhà cầm quyền cần làm cho họ có hằng sản (luôn có tài sản riêng và bền vững), mà tài sản quan trọng nhất bấy giờ là ruộng đất. Để thực hiện được điều này, theo ông, nhà vua phải có một chính sách phân phối ruộng đất cho dân một cách hợp lý, ổn định và chớnh sỏch đú phải được tiến hành theo một cỏch thức rừ ràng, minh bạch. Khi nhà nước đánh thuế dân cũng phải chú ý đến việc đảm bảo cho dân có thể nộp thuế mà vẫn đủ điều kiện để đảm bảo cuộc sống của dân. Theo Mạnh Tử, nuôi dưỡng dân chính là phải đảm bảo đời sống cho nhân dân có một cuộc sống no đủ, đó cũng chính là nhà vua, người cầm quyền đã góp phần tạo nên một xã hội ổn định, thịnh trị và thái bình. Như ông nói: "Có ba phép đánh thuế: bằng vải sợi, bằng thóc lúa và bằng sưu dịch. Người quân tử áp dụng một phép mà hoãn cho dân hai phép kia. Nếu áp dụng hai phép đánh thuế (một lúc) thì dân chúng có kẻ chết đói, áp dụng cả ba phép thì cha con lìa nhau" [40,tr.1361].
Mạnh Tử còn cho rằng, việc sử dụng sức dân cũng phải tuỳ thời (sử dân tuỳ thời), sai khiến dân không được trái mùa vụ của dân (bất đoạt nông thời) vì như ông nói: "Đừng vi phạm thời gian làm ruộng của dân, thì thóc lúa ăn chẳng hết" [40,tr.722]. Mạnh Tử cũng yêu cầu nhà vua, người cầm quyền thực hành tiết kiệm trong việc sử dụng tài sản của nhân dân, họ không được quá xa xỉ và lãng phí, vì " Ăn uống phải thời, sử dụng có tiết độ thì tài sản dùng không hết" [40,tr1039]. Có quan tâm và đối xử với dân như vậy, cũng như quan niệm của nhiều nhà Nho, theo Mạnh Tử, nhà vua mới thực sự coi dân là trời, coi dân còn quý trọng hơn cả xã tắc và nhà vua, mới xứng đáng là cha mẹ của dân (quân vi dân chi phụ mẫu).
Ngoài ra, theo Mạnh Tử, mục đích và là điều quan trọng nhất trong nội dung dưỡng dân, chính sách dưỡng dân là nhà vua phải làm cho dân được cuộc sống sung túc, hạnh phúc, và chỉ có như vậy mới dạy dỗ dân được, mới làm cho dân không làm những điều bậy bạ. Như trong sách Mạnh Tử, ông nói: "Thói thường người dân, hễ có hằng sản mới có hằng tâm, không có hằng sản thì cũng không có hằng tâm. Nếu không có hằng tâm sẽ trở nên buông lung, càn dở, việc gì cũng dám làm. Chừng người ta mắc phải tội, cứ vin vào đó để gia hình, thế là giăng lưới bẫy dân vậy. Lẽ nào có chuyện người nhân ở ngôi báu, mà việc bẫy dân cũng dám làm" [40,tr.932]. Bởi thế, ông khuyên các " đấng minh quân ắt phải quy định điền sản cho dân, ắt phải lo sao cho dân trông lên đủ thờ cha mẹ, nhìn xuống đủ nuôi vợ con, luôn năm được mùa thì suốt đời no bụng, phải năm mất mùa thì cũng tránh khỏi chết đói, sau đó mới có thể thúc đẩy dân làm việc thiện, do đó dân tuân theo cũng dễ dàng"
[40,tr.758] và "Mỗi nhà được cấp năm mẫu đất, trồng thêm cây dâu, thì người năm chục tuổi được mặc lụa là. Nuôi mấy con gà, con lợn, con chó, và đừng làm hại tới thời kỳ sinh sản của chúng, thì người bảy chục tuổi được ăn thịt vậy. Khu ruộng một trăm mẫu, được canh tác đúng thời vụ, thì một nhà tám miệng ăn không đến nỗi đói vậy" [40,tr.759]. Và theo ông, có như vậy mới tạo điều kiện để "Người già được mặc lụa, được ăn thịt, trai trẻ không đói, không rét, thế mà nước không hưng vượng, là chuyện chưa hề xảy ra vậy"
[40,tr759].
Để được lòng dân, để được dân tin và giảm nỗi khổ của dân, Mạnh Tử còn khuyên nhà vua không chỉ "cùng dân cày cấy, nấu lấy cơm mà ăn, đồng thời vẫn làm được công việc cai trị đất nước" [85,tr.700], mà nhà vua còn cùng vui cái vui của dân (dữ dân đồng lạc), cùng lo cái lo của dân (dữ dân đồng ưu). Có như vậy, nền cai trị của nhà vua mới hưng thịnh, như Mạnh Tử nói: " Vui với niềm vui của dân, sẽ được dân vui với niềm vui của mình; lo
nỗi lo của dân sẽ được dân lo nỗi lo của mình.Vui vì thiên hạ, lo vì thiên hạ mà rồi không dựng nên vương nghiệp là chuyện chưa từng có vậy" [40,tr778].
Trong sách Mạnh Tử, biểu hiện của việc nhà vua, người cầm quyền chăm lo đời sống vật chất cho dân còn ở chỗ, ông luôn yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải bớt hình phạt, giảm thuế má cho dân như trên đã trình bày, mà còn phải khuyến khích dân làm giàu. Như ông nói: "Nếu nhà vua chịu thi hành nhân chính với dân, giảm bớt hình phạt, nhẹ thuế khoá, khuyên dân cày sâu cuốc bẫm, nhổ cỏ cho thật kỹ…, như thế có thể khiến họ chỉ sử dụng gậy gộc cũng đủ đánh bại quân Tần" [40,tr.730]. Mạnh Tử không những chủ trương phải làm cho dân có "hằng sản" mà còn chủ trương giới hạn trong việc thu thuế và bắt nông dân đi lao dịch, để tránh khỏi làm cho nông dân bỏ trốn và phản kháng. Như ông nói: "Làm phụ mẫu dân mà lại để cho dân oán hận, mà ngó lấm lét mình, để cho họ làm lụng cực khổ suốt năm mà chẳng đủ nuôi cha mẹ, rồi họ phải đi vay nặng lời mà đóng đủ thuế, để cho người gia kẻ trẻ lăn chết theo đường mương lỗ cống; như vậy làm phụ mẫu thương dân ở chỗ nào?". Bởi vì lúc đó, tình thế xung đột giữa "người cai trị" và "người bị cai trị" đã rất gay gắt, sưu thuế mà người dân phải gánh vác đã quá sức họ, cho nên Mạnh Tử chủ trương "bớt hình phạt, giảm thuế má" và khuyến khích
"cày sâu, bừa kỹ", không bắt dân bỏ mùa màng của họ, phải chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy và "Đừng gây khó khăn cho việc ruộng nương, nhẹ bớt thuế khoá, dân sẽ trở nên giàu có" [40,tr.1309].
Còn Tuân Tử cho rằng, kẻ nắm quyền cai trị dân nếu muốn được an vị thì biện pháp chủ yếu nhất là thực hiện đường lối, chính sách chính trị mang nội dung ái dân và thương dân. Và để đường lối, chính sách ấy được thực thi, ông đòi hỏi các nhà vua và thế lực cầm quyền phải chăm lo đến đời sống cho dân, đến thân phận của người dân, vì theo ông: " Trời sinh ra dân không phải vì vua mà trời lập ra vua chính tại vì dân" [47, tr.120]. Quan điểm này của ông hoàn toàn phụ hợp với quan điểm: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi
khinh " của Mạnh Tử. Cũng giống như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng, khi đời sống của nhân dân được chăm lo, người dân có một cuộc sống giàu có, no đủ thì sẽ không có việc tranh đoạt lẫn nhau. Bởi vậy mà, Tuân Tử luôn đòi hỏi nhà vua, người cầm quyền luôn phải chăm lo cho nhân dân, bảo đảm cho dân có một cuộc sống no đủ và yên bình. Khi đề cập đến vấn đề này, Tuân Tử khẳng định rằng, mục đích tối thượng và tối đại của trị đạo là "
nuôi cái dục của nhân dân và thoả mãn nhu cầu của nhân dân". Nếu đất nước nghèo khó, đời sống của nhân dân cùng cực thì mục đích trị đạo của nhà vua không đạt được. Do đó mà theo Tuân Tử, nhà vua phải cần có những chính sách phù hợp để làm cho dân dư giả (giàu có). Bởi lẽ, thứ nhất, là để cho dân có thể thoả mãn được hầu hết những nhu cầu chính đáng, cơ bản của họ; thứ hai là dân có no đủ thì lòng nhiệt huyết vì nhà vua của họ mới có điều kiện để thi hành và họ mới trừ bỏ được tính ác của mình, mới học và làm theo lễ nghĩa - tức mới có đạo đức và không chỉ góp phần làm cho xã hội có trật tự, có kỉ cương mà còn góp phần làm cho quốc gia phú cường. Chính sách làm cho dân giàu có, dư giả của Tuân Tử xuất phát từ chính quan niệm "gốc" có vững thì ngọn mới tươi, gốc mà lỏng thì ngọn sẽ héo" [47, tr.132] của ông.
Vẫn là cách khẳng định vai trò của dân và cho rằng, dân là gốc của nước và người cầm quyền là ngọn cây, sức mạnh của nhà cầm quyền còn bị phụ thuộc vào dân, mà Tuân Tử đã đưa ra quan niệm về mối quan hệ khăng khít lẫn nhau giữa nhà cầm quyền và nhân dân. Theo đó, nhà vua mà được " dân cùng góp sức thì mạnh, dân không góp sức thì yếu" [47,tr.138] và để thực thi chính sách làm cho dân dư giả, theo Tuân Tử, nhà vua phải "giảm nhẹ thuế ruộng đất, bỏ thuế chợ, thuế quan, giảm số người đi buôn , bắt dân làm xâu ít đi, đừng làm lỡ thiết tiết canh tác (thời vụ) của dân. Như thế là làm cho nước giàu, như thế là dùng lương chính (chính sách tốt) làm cho dân dư rả"
[47, tr.132].
Ở đây, quan điểm của Tuân Tử cũng hết sức tiến bộ khi ông cho rằng, nhà vua sinh ra là vì dân chứ không phải vì có vua mà trời sinh ra dân để cho ông vua cai quản; ngược lại, lập ra ông vua với mục đích là vì nhiệm vụ cao cả của nhà vua, là nhằm ổn định xã hội, nhằm chăm lo cho đời sống của dân.
Tư tưởng này của Tuân Tử đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa và gần tiếp cận đến tư tưởng mới về nhà nước của dân và vì dân.
Tuân Tử còn cho rằng, muốn dân hết lòng vì nhà vua và luôn coi nhà vua như cha mẹ mình thì nhà vua trước hết phải yêu dân và bảo vệ dân. Cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử luôn coi nhà vua là cha mẹ của dân, vì vậy, đối với dân, Tuân Tử yêu cầu: "Vua phải yêu dân, bảo vệ dân như bảo vệ con đỏ" [47, tr.120]. Vì theo ông, nhà vua, người cầm quyền có yêu thương dân thật lòng thì dân mới hết sức vì mình, sống chết với mình, thì mình mới được yên vui, vì "yêu dân tức là làm cho yên nước" [47, tr.129]. Cũng như Khổng Tử và Mạnh Tử, Tuân Tử luôn cho rằng, “ái dân” (thương yêu dân) nhà vua không chỉ được lòng dân và được dân thương yêu và kính trọng như chính cha mẹ của mình mà nhà vua sẽ mạnh và vô địch. Như ông đã nói: "Ái dân giả cường, bất ái dân giả nhược (kẻ thương dân thì mạnh, kẻ không thương dân là yếu)" [47, tr.86]. Cho nên, nghiệp vương và quốc gia mạnh hay yếu, theo Tuân Tử, một phần phụ thuộc chủ yếu vào việc nhà vua có ái dân, có được lòng dân, ý dân, sức dân hay không. Trong quan niệm của Tuân Tử, nhà vua ái dân là phải dưỡng dân và giáo dân, bởi có dưỡng dân và giáo dân mới được dân tin, dân yêu, từ đó mà nước trị, dân yên. Trong thiên Quân đạo, sách Tuân Tử, Tuân Tử nói rằng: "Vua muốn trị yên thì tốt hơn hết là chính sự phải cho công bằng, phải yêu dân…." [47, tr.129], trái lại nếu không yêu dân thì tất sẽ diệt vong, "cho nên đấng nhân quân yêu dân thì yên, ưa kẻ sĩ thì vinh. Hai điều đó thiếu một thì diệt vong" [47, tr.129]. Vì vậy, Tuân Tử luôn phản đối việc ông vua đứng đầu một chính thể mà dùng chính sách tàn bạo và hà khắc đối với dân. Vì ông cho rằng: " Vua mà tàn bạo thì trăm họ khinh như