Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CỦA NHO GIÁO TIÊN TẦN VỀ DÂN

1.5. Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần về dân

Từ những nội dung cơ bản trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần ( thông qua quan niệm của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử), có thể khái quát một số giá trị và hạn chế chủ yếu sau đây:

1.5.1. Một số giá trị chủ yếu

Một là: Nho giáo tiên Tần từ rất sớm đã nhận thấy vai trò của dân như là một lực lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đến sự thịnh - suy,

hưng vong của chế độ chính trị, sự ổn định xã hội. Đây là giá trị nổi bật nhất và có tính bao trùm trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần về dân.

Hai là: Các nhà Nho tiền Tần rất coi trọng và đề cao vai trò của dân trong việc đưa đất nước đến thái bình, thịnh trị(dân là nước, vua là thuyền), luôn coi dân là gốc nước (dân vi bang bản), là nền tảng của xã hội, của chính trị ( dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Có nghĩa là, các nhà Nho tiên Tần đều thừa nhận vai trò và sức mạnh to lớn của dân có ảnh hưởng rất lớn (dù không phải là nhân tố quyết định nhất) đến nền tảng chính trị, nền tảng xã hội của một thời đại, đến địa vị và quyền lực chính trị của nhà vua, người cầm quyền (không có dân thì không có nước, không có nước thì không có vua).

Ba là:Vì dân có vai trò và sức mạnh to lớn như vậy, cho nên các nhà Nho tiên Tần luôn đòi hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc nước, là “cha mẹ của dân” do vậy, phải bằng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm sóc đời sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, phải giáo dục, giáo hóa dân bằng đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của mình và bằng việc thi hành đường lối Đức trị (Nhân trị, Nhân nghĩa) đối với dân.

Bốn là: Không chỉ nhận thức được vai trò, sức mạnh của dân, mà các nhà Nho tiên Tần đều đặc biệt quan tâm đến lòng dân, lòng tin của dân đối với nhà vua, người cầm quyền. Chính nhận thức được cái tất yếu này mà các nhà Nho tiên Tần luôn yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải tự mình luôn tu dưỡng đạo đức, phải đối xử với dân có đạo đức, phải thi hành các biện pháp mang nội dung đạo đức, phải coi dưỡng dân và giáo dân là một trong những nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu.

1.5.2. Một số hạn chế chủ yếu

Bên cạnh những giá trị chủ yếu, trong tư tưởng của Nho giáo tiên Tần cũng chứa đựng không ít những nhân tố, tính chất tiêu cực và hạn chế sau:

Thứ nhất: Trong quan niệm của các nhà Nho tiên Tần, mặc dù dân được xem là gốc, là quý nhưng điều đó về thực chất và cơ bản chỉ là phương tiện để giai cấp thống trị đạt tới mục đích chính trị, chứ không thể là mục đích tự nó và cuối cùng của nền chính trị. Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, tư tưởng về dân nói riêng, tư tưởng Đức trị nói chung ở Nho giáo tiên Tần chỉ có yếu tố dân chủ chứ chưa đi tới tư tưởng dân chủ, dân quyền.

Thứ hai: Do hạn chế lịch sử, do bị chi phối bởi lập trường giai cấp, cho nên trong quan niệm về dân của các nhà Nho tiền Tần, vẫn chỉ dừng lại ở sự thừa nhận sức mạnh của dân, ở yêu cầu và đòi hỏi nhà vua, người cầm quyền là phải quan tâm đến đời sống vật chất, đến việc giáo dục, giáo hóa dân mà chưa có được một chủ trương dân chủ rộng rãi, thực sự.

Thứ ba: Các nhà Nho tiên Tần chưa thấy được vị trí, vai trò thực sự, vai trò quyết định của dân với tính cách là chủ nhân, là người sáng tạo chân chính ra lịch sử, tức là Nho giáo tiên Tần chưa đi tới quan niệm duy vật biện chứng rằng, dân (quần chúng nhân dân) là chủ nhân, là động lực chủ yếu sáng tạo ra lịch sử.

Thứ tư: Và cũng do đứng trên lập trường của giai cấp thống trị, do bị chi phối bởi điều kiện lịch sử, bởi tư tưởng đẳng cấp và phân biệt đẳng cấp, cho nên, nhà Nho đưa ra chủ trương và yêu cầu nhà vua, người cầm quyền thực thi chủ trương “ái dân”, “thân dân” v.v cũng chủ yếu là nhằm phục vụ địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị. Hơn nữa, tuy coi dân là gốc, là quý, là "trời"

đi chăng nữa, nhưng với nhà Nho tiên Tần, dân chỉ là “tiểu nhân”, là hạng người hèn kém về đạo đức và trí tuệ. Chính thái độ miệt thị và coi thường dân như thế mà các nhà Nho tiên Tần coi họ mãi mãi là kẻ bị cai trị, bị lệ thuộc, là đối tượng cần phải giáo hóa. Và vì các nhà Nho chỉ nhìn thấy dân là những người hay làm loạn, không an phận, ngu dốt, không nghe và làm theo giáo hóa,… do vậy, nội dung và mục đích giáo dục, giáo hóa mà các nhà Nho đề xuất ra( dù có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ) nhưng không phải

chủ yếu vì dân mà chủ yếu vì yêu cầu, lợi ích và mục đích của giai cấp, đẳng cấp thống trị.

Thứ năm: Một trong những hạn chế lớn nhất đồng thời cũng là nguyên nhân của những hạn chế khác trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần (và cũng là của Nho giáo nói chung) là, mặc dù đề cao vai trò của dân, coi dân là gốc của nước, là nền tảng của xã hội, là quý trọng hơn xã tắc và nhà vua, v.v… nhưng trong quan niệm của các nhà Nho, dân không (và không bao giờ) là chủ, không có quyền làm chủ, được làm chủ. Đây là điểm khác biệt căn bản giữa Nho giáo (cũng như mọi hình thái triết học, tư tưởng trước Mác) với chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong tư tưởng về con người nói chung và trong quan niệm về dân (nhân dân, quần chúng nhân dân) nói riêng.

Và hạn chế này của Nho giáo tiên Tần, như nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, trong quan niệm về dân của Nho giáo, tuy có yêú tố dân chủ(dù chỉ ở mức độ hạn hẹp) nhưng không thể có tư tưởng dân quyền và cũng không thể phát triển thành tư tưởng dân chủ được.

Kết luận chương 1

Thụng qua sự trỡnh bày và phõn tớch ở trờn cho thấy rừ, cỏc nhà Nho tiờn Tần luôn đề cao vai trò của dân và coi “dân là gốc nước” là nền tảng xã hội, là lực lượng to lớn trong xã hội, có thể ảnh hưởng lớn đến sự thịnh - suy, hưng- vong của triều đại, quốc gia. Từ việc nhận thức như vậy, các nhà Nho luôn đòi hỏi nhà vua phải ái dân, thân dân, coi trọng dân, phải có trách nhiệm đối với dân là dưỡng dân và giáo dân.

Qua sự phân tích một số nội dung cơ bản trong tư tưởng về dân của Nho giáo tiên Tần cho thấy, trong tư tưởng ấy, có nhiều yếu tố, tính chất hợp lý, tiến bộ mà chúng ta không thể phủ nhận và hơn thế, cần phải tiếp thu, kế thừa.

Tất nhiên, cũng trong nội dung của tư tưởng ấy, sự cần thiết phải vạch chỉ ra những hạn chế, những yếu tố tiêu cực để khắc phục, loại bỏ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam (Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)