PHẦN 1: MỘT SỐ QUY TẮC MANG TÍNH ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HểA CỦA CÁC QUỐC GIA SỬ DỤNG TIẾNG ANH LÀ NGÔN NGỮ MẸ ĐẺ
II. Những chủ đề thường dùng trong giao tiếp với người bản xứ
1. Nghề nghiệp:
Một trong số những câu hỏi đầu tiên mà mọi người thường hỏi nhau khi họ gặp nhau lần đầu tiên là “What do you do?” hoặc “What is your job?” (Bạn làm nghề gì?). Câu hỏi tiếp sau có thể là “Where do you work?” (Bạn làm ở đâu?) hoặc “Do you like your job?” (Bạn có thích công việc của bạn không?)
2. Trường lớp: đây là chủ đề mà học sinh thường hay hỏi nhau, ví dụ như:
+ What are you studying? (Bạn đang học môn gì?) + What class are you in? (Bạn đang học lớp nào?)
+ What do you plan to do after you finish school? (Bạn định sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp phổ thông?)
3. Ngày nghỉ cuối tuần và các hoạt động trong ngày nghỉ: Vào thứ sáu hàng tuần, mọi người thường hỏi nhau về kế hoạch cho ngày nghỉ cuối tuần
+ What are you going to do next weekend?
+ Do you have any interesting plan for this weekend?
Vào ngày thứ hai đầu tuần, mọi người thường hỏi nhau về kì nghỉ cuối tuần:
+ How was your weekend? (Kì nghỉ cuối tuần của bạn thế nào?) + Did you do anything exciting over the weekend? (Kì nghỉ cuối tuần của bạn có gì thú vị không?)
4. Chủ đề về gia đình:
Những câu hỏi về gia đình thường dành cho những người mà ta quen biết hoặc người thân và ta biết chắc là họ đã có vợ/chồng. Câu hỏi thường liên quan đến con cái của họ như: "Do you have children?" (Bạn có con không?). Nếu câu trả lời là "có" thì ta có thể đặt tiếp các câu hỏi liên quan đến con cái của họ.
+ How many children do you have? (Bạn có bao nhiêu con?) + What are their names? (Tên của chúng là gì?)
+ Are they in school? (Chúng còn đi học không?)
Tuy nhiên câu hỏi "When are you going to have children?" (Khi nào bạn sẽ có con?) lại không được chấp nhận.
5. Thời tiết
Đây là chủ đề phổ biến nhất trong tất cả các cuộc hội thoại, đặc biệt khi hai người nói chuyện với nhau không có nhiều thứ để nói về. Đây được coi là chủ đề "an toàn" nhất để bắt đầu một cuộc nói chuyện với một ai đó mà không sợ gây ra bất kì sự khó chịu hay phiền toái nào cho người nghe.
Ví dụ:
A: Nice weather we are having (Hôm nay thời tiết đẹp quá nhỉ)
B: Sure is. I hope it stays this way (Chắc chắn rồi. Tôi hi vọng thời tiết sẽ luôn như vậy.)
hoặc:
A: What awful weather we're having! (Hôm nay thời tiết xấu quá nhỉ) B: I know. When is it going to end? (Đúng vậy. Chả biết bao giờ thời tiết này chấm dứt nhỉ?)
6. Nói về bản thân mình:
Mọi người thường thích nghe người khác nói về bản thân mình miễn là người đó không chiếm hết thời gian của cuộc nói chuyện mà phải để người đối diện có cơ hội nói. Câu chuyện về bản thân thường xoay quanh nội dung công việc, trường lớp hoặc những sở thích cá nhân, v.v.
III. Các quy tắc ứng xử trong giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh- hỏi và trả lời 1. Chào hỏi, giới thiệu, tự giới thiệu. (Unit 1 - lớp 6-9)
1.1. Chào hỏi:
Người Việt Nam và người Á đông có thói quen chào nhau bằng cách hỏi:
Ông ăn cơm chưa? Bác đi đâu đấy? Bà đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức chào, không phải thật sự muốn biết người được hỏi ăn cơm chưa; đi đâu; hay đang làm gì. Khi trả lời, người ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời. Trong tiếng Anh, người ta chào nhau và đáp lại bằng một câu/ từ có nghĩa giống nhau (Good morning, Hello, Hi, How do you do?, etc. )
Ví dụ: SGK lớp 6 - Unit 1 Ba: Hi, Lan Lan: Hello, Ba
"Good morning" là lời chào được dùng trong trường hợp trang trọng trong khi "hello, hi" thường được dùng trong các trường hợp thân mật giữa bạn bè, người thân. "How do you do?" là câu hỏi nhưng không phải dùng để hỏi mà được dùng trong trường hợp chào hỏi người mình mới biết lần đầu được người khác giới thiệu. Câu đáp lại trong trường hợp này cũng là ''How do you do?''
1.2. Giới thiệu:
Khi ta muốn giới thiệu một người khác với một người thứ ba, ta thường dùng một số câu thông dụng như
I’d like you to meet John (dùng trong giao tiếp trang trọng) I’d like to introduce John (dùng trong giao tiếp trang trọng)
This is our new classmate. Her name's Hoa. (Unit 1 - SGK lớp 7) (dùng trong giao tiếp than mật)
Đáp lại ta dùng:
How do you do? (dùng trong giao tiếp trang trọng) (I'm) Glad to meet you (dùng trong giao tiếp thân mật)
(It's) Nice to meet you (Unit 1 - SGK lớp 7) (dùng trong giao tiếp thân mật) (I'm) Pleased to meet you. (Unit 1- SGK lớp 9)(dùng trong giao tiếp thân mật) Trong trường hợp giới thiệu trang trọng, ta thường dùng các chức danh của người được giới thiệu cho tới khi người được giới thiệu đề nghị ta gọi bằng tên thân mật. Khi hai người được người thứ ba giới thiệu cho nhau, ta thường dùng cả tên và họ. Ví dụ:
A friend: Bob, I'd like you to meet my friend, Diane Ross. Diane, I'd like you to meet Bob Winter.
Sau đây là một số những chức danh thường được sử dụng trong khi giới thiệu và trong hội thoại:
Dr (Doctor): sử dụng trước tên của bác sĩ hoặc người có học vị tiến sĩ Prof (Professor): sử dụng trước tên của người có học hàm giáo sư.
Teacher: thường được học sinh sử dụng gọi hoặc giới thiệu giáo viên.
Tuy nhiên không dùng tên người được gọi/giới thiệu sau từ chỉ chức danh này Mrs: dùng trước tên để giới thiệu/ gọi một người phụ nữ đã lập gia đình Miss: dùng trước tên để giới thiệu/ gọi một người phụ nữ chưa lập gia đình Ms: dùng trước tên để giới thiệu/ gọi một người phụ nữ mà ta không biết đã lập gia đình hay chưa. Thông thường phụ nữ luôn thích được gọi bằng Ms.
Cho dù họ đã lập gia đình.
Mr: dùng trước tên để giới thiệu/ gọi một người đàn ông 1.3. Tự giới thiệu:
Để tự giới thiệu mình với người khác, ta thường dùng:
Hello/Hi, I’m Mary.
Hello/Hi, My name is Mary.
Let me introduce myself. I'm Nga (Unit 1- lớp 9) Đáp lại:
Hello/Hi, I’m Nga.
Hello/Hi, my name is Nga.
Cũng có khi người ta nói:
I don’t think we’ve met. I’m Mary.
Đáp lại:
How do you do. I’m Mai.
Nice to meet you. I’m Mai. (My name is Lan) Pleased to meet you. I’m Mai. (My name is Lan)
Khi biết tên nhau rồi, ta chào:
Hello/Hi Lan , đáp lại: Hello/Hi Tom Good morning , đáp lại: Good morning
Nice/Glad to meet you. Paul. đáp lại: Nice/ Glad to meet you too, Nga.
2. Nói lời tạm biệt. Unit 1 (SGK lớp 6)
Có rất nhiều cách để kết thúc hội thoại và tạm biệt một ai đó. Trong những trường hợp giao tiếp thân mật, người ta thường tạm biệt nhau bằng những lời chúc tốt đẹp cho thời gian sắp tới.
Ví dụ: Have a nive time/ day/ weekend Enjoy your weekend
Hoặc nhanh gọn hơn bằng những lời tạm biệt đơn giản Ví dụ: See you around
So long
Bye-Bye / Bye
Trong những trường hợp giao tiếp trang trọng, người ta thường dùng những câu chúc hoặc câu bày tỏ niềm vui đã được gặp bạn.
Ví dụ: Wish you a nice day/ week.
It was nice/ great meeting/seeing you.
Good-bye
Ngoài ra còn có nhiều cách khác để nói lời tạm biệt và đáp lại như:
Trong giao tiếp mang tính thân mật:
A: I’ve really got to go. B: OK. See you/See you again.
A: It was nice to see you B: Same here.
A: Great seeing you. B: Same here.
A: Bye! Lan B: Bye! Have a good day
A: Bye! Mary B: See you later.
A: Bye! Have a nice weekend. B: Thanks. You too.
A: Take care! Have a nice trip. B: Thanks. Bye!
A: See you later. B: So long. Take care.
A: See you tomorrow. B: Goodbye.
Trong giao tiếp mang tính trang trọng:
A:Well, I’m afraid I have to be going./I really must go now.
B: Thanks for coming.
A: Well, it’s getting later. B: Maybe we can talk again.
A: It was really nice talking to you. I hope we'll meet again soon.
B: I do,too. That would be nice.
3. Hỏi thăm sức khỏe (Unit 1- lớp 6)
Trong văn hóa của người phương tây, người ta thường xuyên dùng câu hỏi về sức khỏe để bắt đầu một cuộc hội thoại khi gặp nhau. Tuy nhiên, câu hỏi này được dùng thay cho một lời chào hơn là dùng để hỏi về sức khỏe thật sự của người giao tiếp cùng. Câu trả lời phổ biến trong hầu hết mọi trường hợp là
"Thanks. I'm fine/OK". Trừ trường hợp khi hai người nói chuyện với nhau là
những người bạn bè thân thiết hoặc là người thân trong gia đình lâu ngày gặp lại thực sự muốn biết thông tin về sức khỏe của nhau thì người được hỏi có thể miêu tả sơ qua về tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp này người phương tây cũng có xu hướng nói giảm nói tránh về tình hình sức khỏe của mình. Điều này xuất phát từ thói quen không muốn làm cho người khác phải thấy phiền lòng về những điều không hay nếu có.
Sau đây là một vài cách hỏi và trả lời về sức khỏe
Hỏi và trả lời về sức khỏe trong giao tiếp trang trọng
A: How are you? B: I’m fine, thank you. And you?
A: How have you been? B: I'm ok. Thanks
A: How have you been doing lately? B: I’m doing very well, thank you.
And you?
A: What are you up to these days? B: I’m in excellent health.
A: How’s it going? B: I’m pretty well, thank you.
A: How are you keeping? B: I’m full of the joys of spring B: I’m on top of the world. Thanks.
Hỏi và trả lời về sức khỏe trong giao tiếp thân mật
A: How are you? B: Fine, thanks. And you?
A: How have you been? B. Very well, thank you. And you?
A: How have you been doing lately? B: Not too bad A: I trust you are keeping well? B: So-so
A: I hope all go well with you? B: As well as can be expected, thank you. And you?
B: Great, thanks. What about you?
B: Alright. Thanks B: Pretty fair, thanks B: Bearing up
1. Hỏi thăm về thông tin cá nhân (Unit 2+3 -lớp 6; Unit 2- lớp 7)
Khi hỏi thăm nhau về thông tin cá nhân, người phương tây thường hỏi nhau về nghề nghiệp, nơi ở, nơi làm việc, sở thích cá nhân, các thành viên trong gia đình, số điện thoại, ngày sinh, v.v.
Ví dụ: Trong tiết Speaking Unit 2+3- SGK lớp 6 (trang 23+ 32), các câu hỏi và trả lời về thông tin cá nhân bao gồm tên, nơi ở, số lượng thành viên trong gia đình
1. A: What's your name?
B: My name's Nam 2. A: Where do you live?
B: I live on Tran Phu Street.
3. A: How many people are there in your family, Ba?
B: There are four people in my family.
Unit 2 - SGK lớp 7, các câu hỏi và trả lời về thông tin các nhân bao gồm ngày sinh và số điện thoại.
Mr.Tan: What's your date of birth?
Hoa: June 8th.
Mr. Tan: What's your telephone number?
Hoa: 8262019
Đây là những thông tin cá nhân mà người nói và người nghe có thể cung cấp cho nhau mà không sợ làm phiền đến đời sống riêng tư của mỗi người.
5. Đưa ra lời khen và đáp lại (Unit 8- SGK lớp 9)
Trong văn hóa phương tây, lời khen thường được dùng như một cách để mở đầu một cuộc hội thoại. Ví dụ:
A: Hi, that's a nice shirt you are wearing.
B: Hi, it's nice of you to say so.
Người phương tây thường khen nhau về những vật sở hữu như quần áo, nhà cửa, ô tô,v.v hoặc khen ngợi về những công việc ai đó đã làm. Những lời khen này nhằm để tạo thiện cảm đối với người được giao tiếp. Họ thường tránh đưa ra những lời nhận xét không hay hoặc lời chê đối với những vật sở hữu hoặc những việc làm của người đối thoại cho dù những vật hoặc việc của người đó không tốt như mong đợi.
+ Các cách khen ngợi thường dùng:
Ví dụ 1: Khen về một vật sở hữu nào đó I think your hair is very nice.
I really love/ like your hair. It’so beautiful.
What beautiful hair you have!
+ Đáp lại lời khen bao giờ ta cũng cảm ơn.
Thanks/Thank you/ Thank you. It’s nice of you to say so.
Thanks. Yours is even nicer.
Thanks. Yours is nice too.
Thanks. I had it cut yesterday.
Ví dụ 2: Khen đối với một việc ai đó vừa làm tốt (Unit 8- lớp 9, trang 99) Well done
That's a great/ an excellent...
Let me congratulate you on ...
Đáp lại lời khen: Thanks/ It's nice of you to say so/ That's very kind of you 6. Nói lời cám ơn và đáp lại
Trong văn hóa phương tây, mọi người có thói quen cám ơn nhau về bất kì việc gì mà họ nhận được từ người khác. Câu nói "Thank you" được coi là câu "cửa miệng" của người phương tây. Họ thường cám ơn người khác về một món quà, một việc ai đó làm hộ, một lời đề nghị giúp đỡ, về một lời khen hoặc lời chúc thành công, khi được hỏi về sức khỏe, khi chuẩn bị rời buổi tiệc hoặc về các dịch vụ trong nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,v.v.
Cách thức trang trọng
Expressing thanks Response
I'm very grateful for... You're very welcome
I'm so/extremely/most grateful for... You're quite welcome I'm much/extremely obliged to you
for...
Delighted to have been of service I really can't thank you enough for... I was glad to be of service
I should like to say how grateful I am for....
It was the leat I could do I should like to express my gratitude/
sincere thanks for...
You would have done the same in my place/ position.
That was nice of you. Thank you It's my pleasure It’s very kind of you to …. Thank you. I ‘m glad you like it
Cách thức thân mật
Thank you/ Thank you for... Never mind
Thanks You're welcome
Thank you very much Don't mention it
Thanks a million! It was nothing. What are friends for?
Thanks a lot for... Don't worry about it./ No big deal Forget it/ Any time
My pleasure
Don’t worry about it.
That’s OK./ That’s alright
7. Đề nghị, gợi ý hoặc mời ai cái gì/ làm việc gì và đáp lại (Unit 9,11- lớp 8) 7.1. Lời đề nghị:
Trong mối quan hệ hàng ngày với mọi người xung quanh, chúng ta thường gặp phải tình huống mà trong đó ta phải nhờ ai đó làm hộ việc gì hoặc phải xin ai một vật gì đó. Ví dụ nhờ ai đóng hộ cửa sổ, xin một tách trà hay thậm chí đề nghị người khác dừng làm một việc gì đó. Một vài cách đề nghị được thể hiện dưới dạng câu mệnh lệnh như "Open the door"; "Bring me a cup of tea, please" nhằm để yêu cầu của mình được thực hiện nhanh chóng. Thông thường, các lời đề nghị thường được làm nhẹ nhàng hơn bởi việc ta cho thêm cụm từ "if you don't mind" (nếu bạn không ngại) ở cuối mỗi câu đề nghị. Để yêu cầu ai đó làm việc gì, người ta thường dùng các câu trang trọng
Ví dụ:
a, Excuse me, sir, would you mind if I ask you to close the window?
(Xin lỗi, thưa ngài, ngài có thấy phiền nếu tôi nhờ ngài đóng giúp tôi cái cửa sổ được không ạ?)
b, I wonder if you mind closing the window? (Tôi không chắc liệu ngài có thấy phiền nếu đóng hộ tôi cửa sổ được không ạ?)
Để đáp lại những lời đề nghị, ta có thể đồng ý "Yes" (Vâng/ Được thôi/
Đồng ý) hoặc không đồng ý "No" (Không). Tuy nhiên, người ta thường đưa ra lời xin lỗi để giải thích cho câu trả lời "không".
Sau đây là một số cách tiêu biểu dùng đề đề nghi và đáp lại lời đề nghị đó Cách thức trang trọng
Do you think you could possibly do ....?
Yes, I'm more than willing to...
I wonder if you could (possibly)....? No, it wouldn't be any trouble to....
I would be grtaeful if you could.... Sure. I will be glad to...
Would you be so kind as to ....? No, of course not.
Would it be possible for you to...? I'm sorry. I can't.
Could you....? I'm sorry, that is not possible.
I have a favour to ask. Would you please...?
I'd prefer/rather you didn't
Cách thức thân mật
Will you...? Yes, sure./ Yes, of course.
Can you...? Yes, certainly.
Do you mind...? Sorry, I can't. I'm busy
Ok Sure
No problem Not at all
Piece of cake. (very informal) Please do
7.2. Lời mời:
Trong tiếng Anh giao tiếp, người ta không đưa ra lời mời ngay khi bắt đầu cuộc hội thoại mà thường dẫn dắt một vài thông tin trước khi mời. Lời mời thường có cấu trúc thành ba phần: hỏi người đó xem họ có rảnh hay không; đề cập đến sự kiện đó là gì; đưa ra lời mời tham dự. Điều này xuất phát từ lí do người mời muốn đảm bảo chăc chắn rằng sự kiện và thời gian dự định mời sẽ phù hợp với người được mời, tránh cho người được mời cảm thấy bối rối khi phải từ chối.
Ví dụ:
"What are you doing next Saturday? We're having some people over for a meal. Would you like to come?" ("Anh sẽ làm gì vào thứ Bảy tới? Chúng tôi mời một số người bạn đi ăn cùng. Bạn có muốn đi không?"
Trong tiếng Anh có rất nhiều cách để mời nhau và cách chấp nhận hay từ chối lời mời đó. Cho dù chấp nhận hay từ chối lời mời thì người được mời luôn bắt đầu bằng câu cám ơn. Khi chấp nhận lời mời người được mời sẽ hỏi thêm thông tin về thời gian, địa điểm, v.v. Nếu người được mời từ chối thì thường bày tỏ sự tiếc nuối của mình khi không tham gia cùng được và đưa ra lí do cho sự từ chối của mình.