NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic từ một số thực vật việt nam (Trang 29 - 32)

2.1 Nhiệm vụ của Luận văn

Các hợp chất phenolic được phân bố rộng rãi trong giới thực vật. Chúng có ở nhiều bộ phận của cây và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của con người. Các hợp chất phenolic góp phần vào chất lượng dinh dưỡng và cảm quan của rau quả về màu sắc và mùi vị. Sự tiếp nhận các hợp chất này là một yếu tố bảo vệ sức khỏe quan trọng. Các hoạt chất này làm chậm lại hoặc kìm hãm sự oxy hóa lipid khi tác dụng như các chất quét gốc tự do và do đó là các chất chống oxi hóa thiết yếu bảo vệ sự phát triển của mạch oxy hóa. Bằng chứng cho vai trò hạn chế các bệnh suy thoái thần kinh của các hợp chất phenolic đang xuất hiện. Các nghiên cứu in vivo trên động vật thực nghiệm và in vitro trên các dòng tế bào ung thư đang chứng minh là các polyphenol có thể đóng vai trò ngăn chặn ung thư và các bệnh tim mạch khi được hấp thụ hàng ngày ở lượng thích hợp.

Do có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe con người cũng như trong mối quan hệ sinh thái của thực vật với môi trường xung quanh, các hợp chất phenolic đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Cây Chẹo lá phong (Engelhardia spicata Lesch. ex Blume, Juglandaceae) là một cây gỗ cao, mọc phổ biến ở nước ta và chưa được nghiên cứu nhiều cho các mục đích ứng dụng. Lá cây này đã được phát hiện có chứa các hợp chất phenolic trong một nghiên cứu sàng lọc sắc ký các loài thực vật Việt Nam. Để bước đầu đánh giá khả năng sử dụng các hợp chất phenolic của loài cây này mục tiêu của luận văn này là nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic có trong lá cây Chẹo lá phong.

Luận văn này có các nhiệm vụ sau:

1) Xây dựng quy trình chiết và phân lập các hợp chất phenolic phân cực từ lá cây Chẹo lá phong;

2) Khảo sát sắc kí lớp mỏng các phần chiết chứa các hợp chất phenolic nhận được.

Đánh giá định tính về sự phân giải, khả năng phân tách các phần chiết và phân lập các hợp chất thành phần;

3) Xây dựng quy trình phân tách các phần chiết để phân lập các hợp chất phenolic thành phần chính trong lá cây Chẹo lá phong;

4) Xác định cấu trúc các hợp chất được phân lập.

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các phương pháp phân tích, phân tách các hỗn hợp và phân lập các hợp chất

Các phương pháp sắc ký phân tích và điều chế sau đã được sử dụng trong Luận văn này:

1) Sắc kí lớp mỏng (TLC) được sử dụng để phân tích định tính các hỗn hợp chất, định hướng và kiểm tra các quá trình phân tách và phân lập sắc kí.

2) Sắc kí cột thường (CC) được thực hiện dưới trọng lực của dung môi và được sử dụng để phân tách các phần chiết, phân lập và tinh chế các hợp chất thiên nhiên. Chất hấp phụ được dùng cho sắc ký cột là silica gel Merck (Darmstadt, CHLB Đức) theo cơ chế sắc ký hấp phụ.

3) Sắc ký cột (CC) gradient trên pha đảo polyme có kích thước lỗ cao Dianion HP-20 được sử dụng để phân tách các hợp chất phân cực trong phần chiết nước theo cơ chế sắc ký phân bố.

4) Sắc ký cột (CC) trên pha Sephadex LH-20 được sử dụng để phân tách các hợp chất phenolic theo cơ chế sắc ký loại trừ theo kích thước phân tử.

5) Ph-ơng pháp kết tinh để phân lập và tinh chế các chất rắn.

2.2.2 Các phương pháp xác định cấu trúc

Cấu trúc của các hợp chất được phân lập được xác định bằng cách kết hợp các phương pháp vật lí hiện đại:

1) Phổ khối lượng phun bụi điện tử (ESI-MS);

2) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR);

3) Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon 13 (13C-NMR) và phổ DEPT.

Chương 3

Một phần của tài liệu nghiên cứu phân lập các hợp chất phenolic từ một số thực vật việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)