HÀ NỘI CHỢ LỚN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hà nội chợ lớn. thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

3.1.Đỏnh giá thực trạng tình hình tài chính.

3.1.1.Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ khu vực và xu hướng suy thoái chung của toàn thế giới, nền kinh tế Việt Nam phát triển chậm lại và gặp phải một số khó khăn như quy mô đầu tư giảm, tình hình xuất nhập khẩu gặp khó khăn… Những khó khăn chung của đất nước đã tác động không nhỏ đến Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn làm thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn, chi phí nhập khẩu hàng hóa đầu vào tăng do tỉ giá ngoại tệ tăng. Ngoài những khó khăn chung, DN còn phải đương đầu với nhiều khó khăn riêng như sự cạnh tranh gay gắt của các DN cùng ngành. Nhờ năng lực quản lí và đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo và có trình độ chuyên môn cao,kĩ năng bán hàng tốt, DN đã vượt qua các khó khăn, thử thách, bảo đảm đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa lớn của các nhà đầu tư.Cụ thể trong 3 năm 2009. 2010 và 2011 tình hình tài chính chung của DN như sau :

- Trong quan hệ thanh toán với các tổ chức bên ngoài, DN đã tuân thủ các chính sách tín của mình, giảm tình trạng chiếm dụng dây dưa lẫn nhau với các doanh nghiệp khác.

- Nguồn vốn lưu động thuần tăng cho thấy khả năng thanh toán của DN được nâng cao.

- Vốn luân chuyển ròng và khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong cả 2 năm 2010 và 2011 có xu hướng phát triển tốt cho thấy DN có khả năng thanh toán nợ. tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh thì chưa được tốt với tỷ số thanh toán nhanh thấp cho thấy mức độ rủi ro của DN trong việc ứng phó với những khoản nợ đến hạn là khá cao.

- Số vòng quay hàng tồn kho cả hai năm 2010 và 2011 đều giảm là không tốt, cho thấy tốc độ gia tăng hàng tồn kho cao hơn so với tốc độ gia tăng của doanh thu. Trong năm tới DN cần tính toán lượng hàng tồn kho cho hợp lý để nâng cao hiệu quả hàng tồn kho.

- Công ty đang dần dần mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho CNV. Công ty đang thực hiện dự án tổng thể quy hoạch mặt bằng để mở rộng nhà xưởng, kho chứa để ổn định và phát triển.

- Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Cỏc phũng ban chức năng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Không có hiện tượng chồng chéo chức năng giữa các phòng ban.Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, hoạt động có khoa học. Bên cạnh đó, công tác kế toán của công ty đã hoà nhập và áp dụng các chế độ kế toán mới theo quy định của nhà nước, đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa các bộ phận. Các số liệu kế toán phản ánh được chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Các sổ sách được lập một cách có hệ thống, trung thực và sát với tình hình thực tế.

- Việc lập và gửi các báo cáo tài chính của công ty được tiến hành đúng thời hạn và đúng quy định của nhà nước. Báo cáo tài chính của công ty được lập mang tính chất khách quan, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về tình hình tài chính cho các đối tượng quan tâm. Công tác phân tích tài chính luụn sỏt thực và cập nhật.

- dụng, trả nợ đúng hạn cho các chủ nợ và các tổ chức mà DN chiếm dụng vốn. DN đã nỗ lực thu hồi công nợ, làm tăng hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. DNđó nâng cao khả năng độc lập tài chính.

3.1.2.Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn nhiều khó khăn cần giải quyết:

- Chưa lên kế hoạch đúng về lượng hàng hóa nhập kho, kế hoạch kinh doanh dẫn tới lượng tồn kho nhiều gây ứ đọng vốn của công ty.

- Vay ngắn hạn tăng lên do các khoản phải vay dài hạn đến hạn trả chuyển sang điều này cũng gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.

3.2 Một số kiến nghị

Tình hình kinh doanh của DN trong những năm qua mặc dù có lãi nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của DN, do đó DN cần có những chiến lược kinh doanh mới nhằm khai thác hết năng lực của mình.

- DN nên thường xuyên phân tích tình hình tài chính để căn cứ vào đó điều chỉnh sao cho tình hình tài chính ngày càng vững chắc và phù hợp với quy mô chung của ngành nghề kinh doanh của mình. Tình hình tài chính DN lành mạnh và cân đối sẽ tạo ra được 1 nền móng vững chắc cho DN trong hiện tại cũng như tương lai.

- DN cần có đường lối chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai công việc kịp thời, đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho cỏc phũng ban trực thuộc, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trỏch nhiệm , cú chế độ thưởng phạt rừ ràng.

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty - Tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh, làm giảm bớt rủi ro thanh toán.

- Tăng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, để mở rộng hơn chính sách thu tiền bán hàng nhằm thúc đẩy doanh thu tiêu thụ.

- Giảm tỷ trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn đọng.

- Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng, DN nên mở rộng chính sách thu tiền bán hàng 1 cách linh hoạt hơn. Kết hợp chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.

- Đẩy mạnh công tác tìm kiếm quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu, quảng bá hình ảnh DN cũng như chất lượng sản phẩm mà DN kinh doanh đến khách hàng.

- Áp dụng chính sách khuyến mại, giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn.

- Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nhà, lắp đặt, bảo hành đối với khách hàng nhằm củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng, trên cơ sở đó tạo mối quan hệ bền lâu.

- Xây dựng và đạo tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh và bán hàng ngày càng chuyên nghiệp, am hiểu sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng.

- DN cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời xu hướng cũng như so sánh về giá cả của đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra giá tốt nhất đến người tiêu dùng sao cho vẫn đảm bảo được lợi nhuận.

- Hạn chế mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể để xác định lượng hàng tồn kho hợp lý, tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.

- Trong thời gian tới, DN cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến một mức thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Tốt nhất DN nên lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lí sao cho đảm bảo thanh toán nhanh nhưng không bị ứ đọng vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn hà nội chợ lớn. thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w